Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Hương tầm ma

Tiểu thuyết gốc · 2635 chữ

Chương 27: Hương tầm ma

Tôi vào trong phòng, mặc lễ phục cưới lên người, tung một nửa gói bột thầy Nhẫn đưa cho rồi bước qua một lần. Xong xuôi tôi đội chiếc voan loan phượng trùm lên đầu, ngồi ở bàn trang điểm chờ đợi thời gian đến.

Phải nói bộ lễ phục cho cô dâu này tuy rườm ra, nhiều lớp quần áo mà mặc lên không khó chịu chút nào. Chất vải nhẹ, mềm, sờ vào chỉ muốn cầm mãi. Tôi chẳng biết đây là kiểu trang phục gì nữa, chỉ thấy rực rỡ, xinh đẹp, được thêu một cách tinh xảo, long trọng. Trên áo khoác dài bên ngoài được thêu hình chim công. Nghe nói, theo phong thủy, chim công chính là hình tượng của phú quý, sung túc và đặc biệt là con cháu đầy nhà. Thế nên trong phòng ngủ của những đôi vợ chồng trẻ người ta hay treo tranh đôi công hay tượng, lọ hoa hình công cũng là do vậy.

Khăn voan mỏng tang màu đỏ giúp tôi dễ dàng nhìn sự việc ở bên ngoài. Nhìn qua một lớp khăn khiến cho mọi thứ như nhuộm một thứ màu hồng đỏ. Tuy tầm nhìn hơi bị vướng nhưng ít nhất cũng không phải loại khăn khiến người ta chẳng thấy gì phía trước. Điều này cũng làm tôi an tâm hơn không ít.

Con người ta thường hay sợ bóng tối, không phải bởi vì trời tối mà bởi vì họ không thể nhìn thấy gì trong bóng tối. Nghĩa là họ sợ mất đi quyền lựa chọn và chủ động của bản thân mình. Có lẽ đó là tâm lý chung của những người sợ tiến về phía trước, sợ bóng tối, sợ ngày mai cũng là như vậy. Họ sợ điều mà họ không biết trước có thể xảy đến với mình.

Đến giờ tý (11h đêm đến 1h sáng) tôi bắt đầu bước ra làm lễ vái chào gia tiên, thắp hương và cúi lạy trước bàn thờ phụng của tổ tiên họ Nguyễn. Tôi thì thầm khấn nguyện “cầu xin tổ tiên, cầu xin ông bà nội phù hộ cho con thuận lợi tìm được bà Cúc, sau đó con sẽ tìm cách thoát khỏi nhà ông Lý. Xin tổ tiên phù hộ cho con mọi sự thuận lợi.” Vừa khấn nguyện xong có một làn gió từ ngoài cửa bay vào cuốn bạt khăn voan của tôi.

Tôi vái ba vái rồi đưa hương sang để mẹ lên cắm lên bát hương giúp rồi với tay lấy người phụ nữ dẫn mối (bà mai bà mối) đi ra cửa. Ra đến ngoài cổng, tôi phải bước lên một tấm ván, hai đầu bắc bởi hai cái ghế gỗ dài. Theo tục lệ trong làng này, khi cô dâu ra khỏi cửa phải bước lên tấm ván. Tấm ván này một đầu ở trong cửa một đầu ở ngoài cửa. Sau khi cô dâu đi hết tấm ván dài hơn hai mét đó thì người nhà phải dùng búa để đập gẫy tấm ván với ngụ ý con dâu qua cửa thì không được quay về. Tức là một khi đã lấy chồng thì phải theo chồng. Tôi thầm cười thủ tục cổ hủ này trong làng nhưng tôi vẫn bằng lòng bước lên.

Đối với tôi, mọi văn hóa, nghi lễ, thủ tục cũng do con người đặt ra. Tin thì làm theo không tin thì không làm. Mà cho dù có làm theo hay không một khi bản thân đã muốn thì cũng tìm cách để thay đổi số phận của mình. Thời nào rồi mà kết hôn xong lại không có đường quay về nhà mẹ đẻ, thời nào rồi mà con gái qua cửa lại thành con nhà người ta, người dưng nhà mình? Phụ nữ cũng là con người, con gái cũng là máu mủ là xương tủy của người mẹ mà thành, tại sao trong xã hội xưa lại lắm điều quản thúc ép uổng như thế.

Tự nhiên tôi lại nghĩ đến thân phận phụ nữ trong xã hội phong kiến, lấy chồng phải theo chồng, nếu chồng bỏ thì chỉ có nước nhảy xuống sông mà tự vẫn. Nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” cũng là vì oan khuất, vì chồng không tin mà bế tắc quyên sinh đó thôi. Thật là đáng thương. Tôi miên man suy nghĩ mà nhanh chân bước qua tấm ván dài. Đến đầu bên kia, sau khi nghe một tiếng “rắc” một cái, ván đã gẫy, tôi không được ngoảnh đầu lại, cứ thế đi về phía trước.

Nhìn qua tấm vải voan màu đỏ bước vào trong kiệu. Đoàn người rước dâu có kèn có trống, có đủ loại nhạc cụ mà tôi chưa từng được thấy. Hai bên kiệu mỗi bên có hai cô gái. Một cô y phục rực rỡ, màu hồng một cô thì mặc màu trắng toát như đưa tang. Trong giỏ một cô là cánh hồng một cô là vàng mã - loại giấy ô vuông mỏng tang bằng ba đầu ngón tay người lớn.

Nhìn cảnh này tôi cũng thấy hoảng hốt. Tôi chưa từng thấy một đám rước dâu nào kỳ dị như thế. Cô dâu nào mà thần kinh yếu cộng với việc nghe lấy lời đồn quỷ quái kia thì chắc có cho thêm tiền cũng không dám bước lên kiệu hoa này. Bóng đêm đặc quánh cùng với ánh trăng đang ngả nghiêng trên trời tuy sáng nhưng vẫn khiến cho người ta cảm thấy hình ảnh này vô cùng quỷ quái.

Tôi bước vào trong kiệu, dù không muốn nghĩ nhưng trong đầu tôi lại vang vang lên mấy lời đồn trong làng về đám song hỉ tang - tức là rước dâu ban đêm của tôi. Nghe nói đây là tục lệ hàng trăm hàng ngàn năm đi theo người dân di cư đến vùng này. Nếu cô dâu tốt số thì sẽ yên ổn nhưng mà thường thì dâu mới về nhà chồng sẽ bị bắt theo hầu hạ tổ tiên. Và những đám song hỉ tang trước đây trong vòng bảy ngày nàng dâu đều chết. Nghĩ đến mấy lời đó gai ốc tôi lần lượt nổi lên từ đầu đến chân. Giữa tiết trời nóng bức mà tôi thấy như có gió lạnh ùa về.

“Khởi kiệu!”

Lần đầu tiên được ngồi trong kiệu, cảm giác giống như ngồi trên con ngựa đu quay ở khu vui chơi ấy. Cảm giác chao đảo này tôi chẳng thích tí nào. Đúng là đi bằng chân của mình vẫn thích hơn là đi bằng chân của người khác. Thứ âm nhạc kỳ quặc lúc vui lúc buồn đan xen nhau bắt đầu tấu lên. Tôi hé qua khe cửa sổ của kiệu ra ngoài, hai bên đường cách một đoạn lại có đèn lồng treo cũng gọi là có ánh sáng. Cánh hoa hồng cùng với vàng mã bay đầy trời rơi xuống đường, dưới ánh trăng mờ ảo, trông cứ như trong mấy bộ phim ma kinh dị.

Không biết những người bên ngoài thế nào còn tôi thì phải rút con dao bấm mẹ đưa cho nắm trong tay mới cảm thấy an lòng. Tôi đóng khe hở lại, nắm lấy cổ tay trái, nơi có chiếc vòng của bà nội để tiếp thêm sức mạnh. Không biết bông sen trên vòng tay làm bằng gì mà khi nắm vào tôi lại cảm thấy có luồng hơi ấm chạy quanh người, cảm giác bình tĩnh trở lại.

Không hiểu sao lúc này tôi lại có cảm giác như rất nhiều ánh mắt nhìn vào tôi, tiếng kèn nhạc quá to át hết thính giác khiến tôi chẳng cả nghe nổi một thứ âm thanh nào khác. Nhìn qua cửa sổ thấy ánh lửa bị nhuộm đỏ như máu nhảy nhót theo nhịp điệu kỳ dị của đàn nhạc, tôi hé rèm cửa ra nhìn một lần nữa. Hai bên đường vẫn không có lấy một bóng người mà treo đầy thứ đèn trắng đèn đỏ, chữ hỉ chữ tang đủ cả. Một cơn gió lạnh thổi rào rào cuốn theo đám cánh hoa vàng mã thành cái lốc xoáy tròn nhỏ nhỏ. Cơn gió này khiến tôi rợn hết cả người, bao nhiêu bình tĩnh vừa mới lấy lại được lại biến mất.

Tôi hạ rèm lấy tay đè lại ngực, hít thở thật sâu cố gắng trấn tĩnh, sắp đến nghĩa trang rồi. Kiệu đến nghĩa trang, không khí lạnh hơn hẳn so với bên ngoài. Không biết có yếu tố tâm linh nào không hay chỉ đơn giản vì nơi này không có người ở nên lạnh lẽo rợn người. Kèn nhạc đã dừng, người bên ngoài hạ kiệu xuống, tôi theo thủ tục phải bước ra bên ngoài vái mộ.

Bàn tay trắng trẻo của người dẫn mối đưa ra, tôi đưa tay ra nắm lấy, bước ra khỏi kiệu. Trước mặt tôi là mộ phần của bà nội, giữa đêm khuya khoắt hương khói mịt mờ. Chút mùi trầm hương trong không khí giống như hòn than trong ngày tuyết, làm cho người ta cảm thấy ấm lên không ít. Tôi đánh mắt sang bên phải, nhìn sang kiệu bên kia thấy vẫn im lìm, trước kiệu chỉ có một người ở đợ đứng nghiêm chỉnh.

Tôi cầm lấy ba nén hương đã châm lửa, khấn vái rồi chuẩn bị để vào kiệu thì có một mùi hương lạ bay qua. Vì được theo thầy Nhẫn khá lâu lại luyện tập nhận biết hương thảo dược nhiều nên mũi tôi khá tinh nhạy. Tôi vội che mũi lại, nhưng hai người kia không kịp che nên nằm lăn ra đất ngất đi rồi. Tôi bỏ luôn khăn voan xuống, nhìn tình hình này e là có người lại muốn gây khó dễ cho tôi.

Mùi hương cỏ tầm ma này có khả năng tạo ra ảo giác, khiến người ta mê trầm. Nó giống như một dạng chất kích thích của ma túy. Nếu sử dụng hàm lượng lớn trong thời gian dài sẽ dễ gây ra bệnh tâm thần, vô cùng đáng sợ. Sau khi nhận biết được mùi hương này tôi cảm thấy tự tin hơn một chút vì loại bột của thầy Nhẫn mà tôi mang theo người có thể chống được. Có loại bột độc quyền của thầy Nhẫn, ở trong làng này tôi gần như bách độc bất xâm.

Tuy là tỉnh táo nhưng tôi giả bộ thở không thông rồi lằm lăn ra đất bất tỉnh nhân sự. Một lúc lâu sau vẫn không có tiếng động gì, tôi vẫn nằm tư thế áp tai xuống đất nghe ngóng. Không biết qua bao lâu, tôi mới nghe tiếng người nói:

“Tao đã bảo mày cho ít thôi, cho nhiều chúng nó lăn hết ra đấy rồi còn làm ăn gì. Công toi của tao. Mày nên đổi tên thành ông nội tao đi chứ Tí với tẹo mẹ gì nữa. Việc gì vào tay mày cũng hỏng…”

“Dạ! Dạ con … Hay con ra xiên cho ả ta một cái cho chết nhé.” - Giọng thằng Tí nịnh nọt vang lên. Đây chính là cái thằng mà tìm tôi ở trên vách núi ngày hôm đó.

“Đừng, mày dừng lại cho tao. Chết do tự tử vì ảo giác khác với chết vì người khác giết. Mày không biết ông Lý là nhân vật nghiệm thi đỉnh cao à. Mà cũng đúng thôi, tay nghề nghiệm thi của ông hàng chục năm nay không dùng nên mày đéo biết cái gì hết cả.”

“Thế bây giờ con phải làm gì? Hay là ra bịt mũi cho ả ta tắc thở, rồi bảo là quỷ bắt. Chết ở bãi tham ma thế này, lại tung lời đồn ngày trước ra thì mọi người ai chả tin.”

Đép!

“Mày mà cũng có lúc thông minh thế nhỉ. Đấy, mày ra làm đi.”

“Nhưng con chưa giết người bao giờ.”

“Thế mày định để tao làm chắc? Ai nghĩ ra người đó làm. Tao cũng đã giết người bao giờ đâu.”

“Hay là thôi đi, nghe nói quỷ chết ngạt ám người mà linh thiêng lắm, con sợ quỷ lắm. Cô ta lại còn mặc áo đỏ chết đi chắc chắn là thành quỷ.”

“Sợ cái gì, có thầy Mỹ cao tay mày sợ cái gì.”

Giọng thằng Tí run run lên. Tiếng người càng ngày càng gần. Tôi còn đang suy tính không biết làm gì thì có tiếng mèo kêu lên “méo méo” hai tiếng. Thằng Tí kia chắc sợ tè ra quần quỳ thụp xuống úp mặt trên đất. Bó hương nghi ngút khói trước một của bà bỗng nhiên bùng cháy. Tôi vẫn đang mở một khe mắt chỉ nhìn được một khe nhỏ nhưng thấy hai người kia mặt tái mét như tờ giấy. Dù được ánh lửa đỏ chiếu vào cũng nhìn được rõ ràng mặt bọn họ bạch ra cắt không còn giọt máu.

Tôi không biết tại sao hương lại bùng cháy, là do bà bảo vệ tôi hay do may mắn mà trùng hợp nữa. Mất một vài phút im lặng, tên to béo kia đá vào đít thằng Tí rít lên.

“Nhanh lên. Mày đi làm nhanh lên không có người quay lại bây giờ. Để nó bước vào cổng thì tao với mày chết. Không nghĩ nhiều nữa.”

Thằng Tí không tình nguyện quay lại ôm lấy chân tên béo.

“Con sợ lắm, con sợ lắm, ông đừng như thế, con thật sự rất sợ. Ông không biết là quỷ về ám bà rồi đâu. Bà không hôm nào được ngủ ngon, đêm nào cũng dậy. Con không giết người đâu.”

Thằng Tí ôm lấy chân tên to béo khiến hắn cứng ngắc một chỗ không động đậy được. Tên này tức giận đấm vào lưng Tí nhưng nó vẫn không bỏ ra.

“Thôi được rồi mày không làm thì ông đây làm. Cút sang một bên.”

Thằng Tí buông tay ra, người đàn ông kia bước về phía tôi, tôi bấm sẵn con dao trong tay, chuẩn bị tự mình cứu lấy mình. Rõ ràng bố tôi dặn có anh Thể anh Thế canh ở đâu đó trong này nhưng tôi nhìn mãi chẳng thấy bóng dáng ai. Người đến còn cách ba mét, trái tim tôi cứ đập thình thịch liên hồi. Trong đầu tôi tưởng tượng ra bao nhiêu hình ảnh, mồ hôi tay rịn ra cái chuôi dao bấm. Tôi lầm bầm trong đầu mong bà phù hội, lại giục hai anh Thể ra mà mãi không thấy.

Đúng lúc người đàn ông béo như lợn kia đến cách tôi còn đúng một mét, tôi đang phân vân không biết nên đâm vào đâu chỉ khiến hắn ta bị thương mà không làm hại đến tính mạng hắn thì một bóng đen nhảy ra.

“Cút!”

Lời tác giả: Chúc các bạn đọc truyện vui vẻ!

Nếu yêu thích đừng ngại để lại bình luận dưới các chương truyện của mình nha. FB mình là Dạ Nguyệt Thanh Khâu, rất hân hạnh được kết bạn! https://www.facebook.com/tranthom1995/

Nhóm đọc truyện của mình trên fb: https://www.facebook.com/groups/1066847937217483/

Cảm ơn bạn đã yêu thích bộ truyện của mình! Đây là stk của mình. Đừng ngại ủng hộ mình nha, bao nhiêu cũng nhận ạ hihi.

Stk: 0731000861915

Tên tk: Tran Thi Thom

Ngân hàng vietcombank

Bạn đang đọc truyện của Dạ Nguyệt Thanh Khâu, chúc các bạn đọc truyện vui vẻ!)

Cảm ơn mọi người đã dành thời gian để đọc truyện của mình! Rất vui được kết bạn ạ.

Bạn đang đọc Chồng Tôi Là Tên Thiểu Năng Láu Cá sáng tác bởi danguyetthanhkhau
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi danguyetthanhkhau
Thời gian
Lượt đọc 1

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.