Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Gặp Phạm Phú Thứ

Tiểu thuyết gốc · 2129 chữ

Cũng như phủ Sơn Tây được Tôn Thất Thuyết quản lý, Hải An được Phạm Phú Thứ quản lý phát triển khá mạnh mẽ, giữa một Bắc Kỳ đang chìm trong lầm than. Đây có thể xem là tầm nhìn của người từng chứng kiến được sự phát triển của châu Âu. Quan trong nhất ông ứng dụng những cái phù hợp cho quốc gia này.

Lúc này, xe ngựa của Ưng Lịch đang đi trên đường. Mọi người thấy xe của hoàng tộc đều không ai nói ai, tự mình tránh sang một bên. Dù việc chống lũ đang rất gấp nhưng việc này liên quan tới sinh kế sau này của người dân Bắc Kỳ. Do đó, Lịch đành tạm bỏ sáu ngàn lính của hắn đang bận cứu hộ để đi nói chuyện bàn bạc với Phạm Phú Thứ.

Phải nói là nếu là lực lượng khác của nhà Nguyễn thì việc chủ tướng bỏ đi kiểu này sẽ làm toàn quân đại loạn. Tuy nhiên, quân của hắn được tổ chức theo kiểu quân đội nhân dân Việt Nam thời hiện đại, các đại đội độc lập không có chỉ huy thì vẫn vận hành được. Thêm vào đó, đây cũng là cơ hội để bọn chúng tự mình vận động. Bố cục mà Nguyễn Phúc Ưng Lịch hay Minh bày ra quá lớn. Hắn sau có khi phải tới tận châu Âu, châu Mỹ hay Trung Đông. Do đó, người dưới trướng đều phải có thể tự mình hoạt động thì mới làm tốt được.

- Chuyện của Cao Thắng người sắp xếp tới đâu rồi.

Ưng Lịch lên tiếng hỏi người hầu.

- Bẩm cậu, thằng nhóc này đúng là có tài năng hơn người. Chữ của cậu nó học thuộc hết rồi à. Hiện đang học giáo trình do cậu viết. Mà nghe nói là hắn còn biết không ít chữ thánh hiền.

- Tốt. Vậy còn thông tin về Phạm Phú Thứ thì sao?

Lịch hỏi. Những gì hắn biết cũng chỉ là dựa vào lịch sử, cũng chả biết bao nhiêu phần trong đó là thật. Do đó, tự tìm hiểu vẫn tốt hơn.

- Bẩm cậu, người này đang được xem xét thăng lên chức tổng đốc. Tính cách người này được nhiều đồng liêu nhận xét là hơi thất thường. Con không biết có ổn không?

Một tên người hầu nói.

- Không sao. Người tài luôn như vậy mà.

Hắn nói.

Kể ra thì ông già họ Phạm này làm việc có thể nói là tương đối quái đản, kể cả nếu so với tiêu chuẩn của người hiện đại như Ưng Lịch. Quan trường của người này cũng có thể nói là giống như con sóng, hết thăng chức rồi giáng chức cũng vì cách làm việc không giống ai của ông. Tuy nhiên, lòng trung thành với triều đình và lòng yêu nước thì không ai nghi ngờ.

Lúc Tự Đức vừa mới lên ngôi chưa ấm mông thì lão đã dám chỉ trích đương kim hoàng thượng. Cũng không biết hoàng đế nhân từ hay lão may mắn mà chỉ giáng xuống làm lính huyện. Sau đó, lão lại được thăng chức trở lại. Sau đó, chính là lão cùng với Phan Thanh Giản đi sứ sang phương Tây.

Nói thật lòng, người như Phạm Phú Thứ, nếu được trọng dụng đúng mức thì ông còn có thể làm được nhiều hơn nữa, thậm chí là tiến hành cách tân toàn bộ Đại Nam. Cùng đi qua Tây, nếu như Phan Thanh Giản trở nên sợ hãi trước sức mạnh của Pháp thì họ Phạm vẫn quyết bảo vệ chủ quyền dân tộc tới cùng. Nếu Nguyễn Trường Tộ nói về cải cách toàn diện, đụng hẳn lợi ích của giai cấp thống trị thì lão Thứ chỉ làm những thứ đơn giản mà có hiệu quả tức thì như mở bệnh viện, dạy chữ…

Nói một cách đơn giản, nếu so với Nguyễn Tường Tộ, Phạm Phú Thứ đang được Ưng Lịch kính trọng hơn rất nhiều. Khoảng năm, sáu năm nữa là lão qua đơi rồi. Do đó, Lịch phải củng cố quan hệ càng sớm, càng tốt.

- Vậy là đây là thần đồng phủ Kiên Quốc Công sao? Giáo Chi ta thật vinh hạnh.

Trong lúc hắn tới trước phủ, một người đàn ông bước ra. Đó là một người có dáng vẻ hơn gầy trong bộ quan phục rộng thùng thình. Cái đầu khá nhỏ với đôi mắt to nhưng chứa cái nhìn xa xăm. Ông tự gọi mình là Giáo Chi, cũng chính là tên tự của Phạm Phú Thứ.

Cả hai sau đó đi vào trong phòng khách của phủ tống đốc để uống trà. Để tiện cho việc trò chuyện, lão Phạm gọi hết người hầu ra ngoài.

- Theo những gì già đây đoán thì cậu Lịch đang muốn cách tân Đại Nam. Thứ ta nói thẳng, Thầy Lân cũng đã từng đề xuất vô số tấu chương lên hoàng thượng nhưng đều vô dụng. – Lão vừa uống xong ngụm trà thì đã lên tiếng. – Kể ra cũng không trách được bệ hạ. Tất cả vì sự ngu ngốc của tên Đoàn Hữu Trưng và đồng bọn.

Thầy Lân không ai khác chính là Nguyễn Trường Tộ, một trong số ngọn cờ đầu của phái cách tân. Tuy nhiên, có nhiều thứ mọi người không biết đó chính là đề xuất cách tân đã diễn ra từ gần mười năm trước, lúc liên quân Pháp- Tây Bán Nha xâm lược Đại Nam. Lúc đó, Tự Đức chưa tỏ thái độ về bên nào thì Đoàn Hữu Trưng lại phát động binh biến, định đưa con của Hồng Bảo lên ngôi. Cuộc binh biến thất bại, không chỉ gia tộc những kẻ tham gia mà bản thân phái cách tân cũng bị ghẻ lạnh một thời gian. Tới lúc gần đây, một số đề xuất cách tân mới manh nha quay trở lại.

Chuyện binh biến đó thì hắn không quan tâm mà có quan tâm thì cũng không được nói sâu vào vấn đề này.

“Muốn thăm dò sao? Không dễ thế đâu”

Ưng Lịch nghĩ thầm.

Nguyễn Công Thứ nói về vụ phản loạn đó là muốn điều tra xem hắn hay nói đúng hơn là cha Kiên Quốc Công nhà hắn đang có ý đồ gì. Hiện tại, thực lực của Ưng Lịch còn quá mỏng. Hắn không thể để mấy không đâu làm hại bản thân. Do đó, gã quyết định phân tích điểm sai lầm của Nguyễn Tường Tộ:

- Đa số cải cách của Thầy Lân đều diễn ra trên quy mô quá rộng lớn, đụng chạm lợi ích của thế tộc trong khi triều đình lại không đủ khả năng khống chế các biến số. Vốn cải cách phải diễn ra từ từ dưới sự giám sát chặt chẽ nhưng ngài ấy cùng nhiều đại thần phái cách tân lại muốn làm cái một thì đúng là không được.

Đa số người thời hiện đại đều nhìn nhận nguyên nhân mất nước là không chịu cải cách. Tuy nhiên, nên nhớ là Miến Điện cũng từng cải cách quy mô lớn nhưng vẫn không được. Có một thực tế là các quốc gia phong kiến châu Âu chuyển mình thành các nước tư bản của phải mất vài thế kỷ, vô số cuộc cách mạng mới làm được. Hiện tại, gần như chỉ có Nhật Bản là đủ khả năng làm chuyện đó trong vòng chục năm nhưng đó cũng là nhờ thời kỳ hòa bình, tư bản phát triển vào thời Mạc Phủ. Nói một cách đơn giản thì cần phải tiến hành cải cách từ từ, trong vòng chục năm mới có hiệu quả. Đây là một quá trình vô cùng phức tạp, cần được giám sát chặt chẽ chứ không phải là phép thuật biến hóa chỉ trong một đêm.

- Đúng là tương giao!

Chuyện này làm Tổng đốc họ Phạm có hơi ngỡ ngàng bởi đây cũng chính là những điều lão nghĩ. Dân bây giờ không đủ no thì cái cần làm là giải quyết điều đó trước mà đa số các đại thần cải cách toàn nói mấy điều đao to búa lớn. Họ có thể chuyện đó thành công nhưng hoàng thượng cần cái gì đó thực tế một chút. Cũng vì vậy mà lão mới xúc tiến mở nhà thương.

Quan trong hơn cả, những hành vi của Ưng Lịch gần đây làm nhiều người ngạc nhiên, kẻ thì tán thưởng. Tuy nhiên, một số cũng lo ngại Kiên Quốc Công dùng con trai mình làm bình phong để trở thành Hồng Bảo thứ hai. Một cuộc binh biến nữa của người mang tư tưởng cách tân chỉ làm một thứ tệ hơn mà thôi. Dù vậy, việc Lịch không quan tâm tới chuyện này mà chỉ tập trung phân tích đề xuất của phái cách tân làm cho Phạm Phú Thứ cảm thấy đây đúng là người mình cần gặp.

- Vậy thứ ngài muốn nói gì? – Lão Phạm hỏi. – Nếu được thì Giáo Chi ta sẵn lòng giúp sức.

- Nguồn lực kinh tế của Đại Nam còn quá kém. Nếu giờ mà mở cửa thì sẽ bị các doanh nghiệp phương Tây nuốt chửng ngay. – Hắn nói. – Do đó, ta đề xuất mở mở hợp tác xã và 2 công ty sản xuất xi măng cùng thuốc berberin ở miền Bắc

- Lão phu đọc vô số sách vở, sách Tây Dương cũng đọc qua nhưng chưa từng nghe tới “hợp tác xã”. Công ty và thứ gọi là xi măng thì có nghe qua nhưng mà thuốc “Bơ – Bơ – rin” là cái gì?

Tổng đốc đại nhân hỏi.

- Vậy ta giải thích hợp tác xã trước nhỉ?

Ưng Lịch lên tiếng.

Nói chung thì Lịch không điên mà làm hợp tác xã kiểu Liên Xô với Việt Nam thời bao cấp. Tuy chúng từng có hiệu quả trong chiến tranh nhưng để phát triển kinh tế lâu dài thì không ổn lắm. Nói một cách đơn giản, hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã. Đây là hợp tác xã kiểu mới, khác hoàn toàn với hợp tác xã kiểu cũ.

- Cũng được. Ta nghĩ thuyết phục nông hộ cũng không khó lắm. – Lão Thứ nói. – Mà ngài tính mở hai công ty nữa sau? Có chắc là bán được không?

- Tôi nghĩ là không khó. Tuy Đại Nam là một nước nghèo nhưng quan lại, quý tộc, địa chủ vẫn khá giàu đấy thôi. Bọn họ sẽ là nguồn hàng lớn của chúng ta.

Ưng Lịch lên tiếng.

- Mà cậu vẫn chưa giải thích Bơ.. gì đó là thứ gì?

- Đây là thứ chuyên trị bệnh liên quan đến đường ruột. Thuốc Nam hay thuốc Tàu quá tốn thời gian. Thuốc Tây thì quá đắt lại không có nguồn hàng ổn định. Khi trị các bệnh về mắt hay đường ruột thì thứ này khá hiệu quả. Thị trường bao gồm Đại Thanh, Nhật Bản và Triều Tiên.

Thằng nhóc mang linh hồn người lớn lên tiếng.

- Mà cậu không sợ có cạnh tranh à?

Lão Thứ hỏi.

- Như vậy thì mọi người đều nhận thức buôn bán có lợi, kinh tế cũng từ đó phát triển. Còn kẻ nào dám dùng trò bẩn thì phải hỏi xem mũi giáo của ta có sắc không.

Con Kiên Quốc Công nói vô cùng sảng khoái.

Đúng vậy, đây chính là mục địch của hắn, tạo ra một xu hướng không thể thay đổi của Đại Nam. Chỉ có như vậy thì khi cải cách, quốc gia này mới đủ lực để phát triển. Với lại, hắn là người của hơn trăm năm sau, muốn cạnh tranh thì các tập đoàn tư bản phương Tây mới có cơ hội mỏng manh chứ mấy tay lái buôn yếu ớt ở Đại Nam thì còn khuya.

Ngoài ra, thái độ của hắn đã tạo sự kính trọng với vị quan này. Tuy chịu ảnh hưởng của tư tưởng cách tân như lão Thứ dù sao cũng theo Nho Giáo. Việc lịch không quan tâm tới tiền tài cho thấy đây là biểu hiện của người quân tử. Đây đúng là thứ mà Đại Nam cần.

Bạn đang đọc Đại Đế châu Á sáng tác bởi tyrantX
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi tyrantX
Thời gian
Lượt thích 8
Lượt đọc 176

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.