Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Quảng cáo xe

Tiểu thuyết gốc · 1991 chữ

Ưng Phong đã mất được hơn 1 tuần rồi. Bà Nhàn khóc thương con trai đến khô đỏ cả hai mắt. Nếu không phải vì còn đứa con duy nhất là Ưng Lịch thì có lẽ bà cũng đã nhảy sông mà đi theo Ưng Phong rồi. Trong lịch sử, khi vua Hàm Nghi bị giặc Pháp bắt đi đày, bà cũng đau buồn quá mà mất sớm ở cái tuổi chưa đến năm mươi. Minh và Kiên Quốc Công cũng hết lời an ủi bà bớt đau buồn. Mọi công việc dự tính về sản xuất xe đạp của Minh tạm thời phải dừng lại để lo đám tang cho Ưng Phong đã.

Hết tuần để tang anh, khi chiếc khăn trắng trên đầu Minh được gỡ xuống, hắn lại lao đầu vào công việc. Minh thưa với cha:

-Thưa cha! Con muốn mở một xưởng sản xuất xe đạp. Mong cha giúp đỡ cho con.

-Nói cho ta kế hoạch của con xem nào!

-Thưa cha con sẽ sản xuất hai loại xe: loại đơn giản không có xích và bàn đạp sẽ dành cho dân dùng đi lại loại phức tạp là xe đạp có hệ thống xích sẽ dành cho quan và nhà giàu sử dụng ạ.

-Nhưng con sẽ giới thiệu chúng như thế nào?

-Xin cha giúp con, cha hãy làm như thế này....

Ba ngày sau, khi trời mới tờ mờ sáng Kiên Quốc công thong dong lái chiếc xe đạp mình đi vào chờ buổi chầu sớm, các quan ai cũng thấy lạ bèn hỏi ông đây là cái gì. Kiên Quốc công bình tĩnh đáp:

- Đây là chiếc xe đạp con trai ta mới chế cho ta, đi lại trên xe này thoải mái hơn đi ngựa nhiều. Ngồi yên ngựa vừa xóc vừa nẩy mà còn khó cưỡi nữa.

Tan buổi chầu Kiên Quốc công cùng hai tên lính hầu mang theo hai chiếc xe đạp được làm cầu kỳ, sơn son thếp vàng vào dâng lên thái hậu và vua Tự Đức. Ông thậm chí còn tự mình biểu diễn cách đi xe đạp vào dạy cho thái hậu Từ Dụ cùng Vua Tự Đức. Chiếc xe mà ông đi thì mời các quan ngồi thử. Mấy vị đại thần ban đầu còn lấy làm lạ nhưng 1 lúc sau khi thấy tên lính hầu chạy xe bon bon thì các ông lại tranh nhau muốn thử cưỡi lên chiếc xe đạp ấy. Hễ có vị nào thành công trong việc điều khiển chiếc xe thì các quan còn lại ai cũng lấy làm ghen tị; thậm chí các ông còn giật râu, túm tóc tranh nhau để được ngồi xe. Rốt cuộc đến buổi chiều tất cả các quan với mỹ mãn ra về về ai cũng hỏi xem khi nào Quốc công muốn bán lại chiếc xe đấy sẽ ra đủ 100 quan tiền mua lại. Kiên Quốc Công thì mừng thầm trong bụng, ông làm đúng theo lời thằng con dặn; sau một phen bàn bạc với Tự Đức đã có được hợp đồng cung cấp cho cho triều đình một vạn chiếc xe như ông cưỡi với giá 40 quan một chiếc. Những chiếc xe này sẽ được triều đình dùng vào công việc dịch trạm và liên lạc thông tin. Giá 1 chiếc xe này chỉ bằng giá 1 con ngựa mà độ tiện dụng thì cao gấp mấy lần:

- Chiếc xe đạp không cần ăn uống gì cả, chỉ cần thỉnh thoảng lau dầu, bôi mỡ vào xích cho trơn và đỡ gỉ sét mà thôi

- Ngồi xe đạp cũng êm và đỡ xóc nảy hơn đi ngựa .

-Khả năng thồ hàng, chuyển đồ của xe đạp thì ăn đứt so với đám ngựa thồ.

-Tập cưỡi ngựa cần vài tháng chứ cưỡi xe đạp chỉ cần 3 buổi học là cùng.

Kiên Quốc công và Tự Đức ai cũng hí hửng nhặt được món hời. Tự Đức thì nghĩ mà cái xe tốt như thế mà chỉ có giá ngang với một con ngựa, hắn có thể giảm bớt tiền mua ngựa của bọn thổ ty Vân Nam rồi.Còn Kiên Quốc công thì nghĩ cái giá làm ra một cái xe có vài quan tiền mà bán được đến bốn mươi quan tiền cho triều đình. Nhỡ như thế nào nếu Tự Đức mà biết thì chắc hắn mất đầu vì cái tội khi quân mất. Mang theo tâm trạng vui sướng Kiên Quốc công đi thăm hai thằng con trai của ông được cho cho làm con nuôi Tự Đức. Hai đứa bé bé vui mừng khi gặp được cha ruột kể ra bao nhiêu điều chúng trải qua trong cung. Ưng Kỷ nhận bao nhiêu ghẻ lạnh coi thường thì Ưng Đăng lại được Tự Đức cưng chiều sủng ái bấy nhiêu. Ưng Kỷ chỉ muốn được theo cha ruột trở về phủ Quốc Công, sống những ngày tháng vô lo vô nghĩ. Ứa nước mắt vì thương đứa con cả đần đụt, ông an ủi nó đừng buồn, thỉnh thoảng ông hay mẹ nó sẽ vào cung thăm nó. Bao nhiêu vui mừng lúc nãy thì bây giờ mất sạch, ông chỉ thấy căm giận cái hoàng cung đầy âm khí này đầy đọa con trai của ông (Tự Đức bị yếu sinh lý do di chứng bệnh đậu mùa nhưng để giấu việc này, ông ta rất tích cực tuyển phi, trong cung có đến mấy trăm cung tần mỹ nữ). Kiên Quốc công ra cửa cung dắt xe và dẫn theo hai tên lính hầu đi về . Trước lúc đi ông còn mời các các quan đại thần mấy hôm sau sang nhà mình ăn tiệc mừng công ty xe đạp của Ưng Lịch khai trương.

Ở nhà Ưng Lịch cũng rất tất bật hắn phải sửa sang lại cái hoàn cảnh vệ sinh của phủ Quốc công. Cái nhà xí hôi rùng mình bị hắn lấp đi và ra lệnh cho đám người hầu làm mấy cái nhà xí mới theo kiểu hiện đại. Hắn sai thằng Bình cùng với mấy thằng người ở đến lò gốm nặn ra vài cái bồn cầu ngồi xổm để lắp vào những cái nhà vệ sinh này. Ai đi vệ sinh thì xách theo 1 xô nước lớn để dội. Giấy chùi hoặc lá chùi thì vứt vào 1 cái thùng trong nhà vệ sinh, cứ hàng ngày thì 1 thằng hầu sẽ đi dọn thùng ấy.

Ngoài việc làm nhà vệ sinh mới, hắn còn bố trí thêm một hệ thống bể lọc nước và làm thêm 3 chiếc bơm nước bằng tay. 3 chiếc bơm này được làm bằng đồng thau, hoạt động theo nguyên lý bơm pít tông. Nước được bơm lên sẽ chảy vào bể chứa, từ bể chứa chảy sang bể lọc rồi chảy vào bể nước hằng ngày sử dụng. Bể chứa và bể nước sử dụng, mỗi cái có dung tích khoảng 30 mét khối ( cao 1,5 mét, dài 4 mét, rộng năm mét). Các bể nối với nhau bằng hệ thống ống đồng. Riêng tiền mua đồng đúc ống và làm bơm nước đã tốn đến ba trăm quan tiền. Hắn phải năn nỉ thuyết phục mãi thì Hồng Cai mới chịu xuất tiền cho hắn làm cái hệ thống lọc nước này. Về vật liệu lọc nước, hắn chuẩn bị như sau: Sỏi, cát vàng, cát đen, than gỗ. Hắn bố trí chúng thành 5 lớp:

Lớp 1: Lớp sỏi đỡ dưới cùng trải đều 1 lớp 10cm dưới đáy bể có đường kính trung bình 5-7mm.

Lớp 2: Trên lớp sỏi đỡ, đổ lên một lớp cát vàng với độ dày tầm 70-80cm.

Lớp 3: Trên lớp cát vàng, rải một lớp than gỗ dày 30 cm.

Lớp 4: Sau 3 lớp than củi, sỏi đỡ và cát vàng, tiếp tục đổ lên bể lớp cát đen có chiều dày khoảng 10cm. Cần chú ý rằng lớp cát đen ở trên lớp cát vàng ở dưới. Nếu nhầm lẫn giữa vị trí của 2 loại cát này,sẽ phải xúc lên và làm lại, rất mất thời gian.

Lớp 5: Nước bể chứa lọc qua bể lọc. Sau khi hoàn thành các bước này, bể sẽ tự động lọc nước.

Mất hơn 1 tuần mọi việc mới được làm xong. Từ nay trong phủ, mọi người phải giữ gìn vệ sinh chung, kể cả người hầu kẻ hạ. Trước khi ăn phải rửa tay, sau khi đi vệ sinh phải rửa tay... Nước rửa thì ra chỗ máy bơm mà bơm lên, chỉ nấu nướng bằng nước mưa hoặc nước trong bể nước đã được lọc. Ưng Lịch cố gắng áp dụng hết mọi tiêu chuẩn vệ sinh thế kỷ 20 vào ít nhất là trong phủ Quốc Công này.

4 giờ chiều, Kiên Quốc Công cùng 2 tên lính hầu về phủ, khuôn mặt ông có chút hơi buồn rầu. Thấy cha mình như vậy Ưng Lịch tò mò chạy đến hỏi:

-Thưa cha! Công việc hôm nay có gì bất lợi chăng? Sao cha lại ưu tư đến vậy.

-Không con ạ. Mọi việc đều thuận lợi cả. Chẳng qua hôm nay ta có đi thăm Ưng Kỷ và Ưng Đăng thôi.

Nói rồi ông kể ra về hoàn cảnh đáng thương của Ưng Kỷ trong cung. Ưng Lịch thì nghĩ thầm: “nếu sau này cha mà biết ông Ưng Kỷ này bán nước hại em như thế nào thì thì cha có muốn bóp chết ông ấy ngay bây giờ không". Tuy nhiên Ưng Lịch vẫn an ủi ông và nói rằng sau này anh ấy lớn sẽ đỡ hơn thôi. Hai cha con tiếp tục bàn về việc ba ngày sau đó sẽ tiếp đón các quan như thế nào. Ưng Lịch lại nói muốn thuê thêm nhân công ở xóm nghèo và các làng xung quanh kinh đô để làm việc trong xưởng sản xuất xe đạp. Bàn bạc kĩ lưỡng hơn 3 tiếng đồng hồ hai người mới chịu đi ăn cơm.Sáng hôm sau thằng Mới đi xuống mấy khu xóm nghèo và dán cáo thị về việc Phủ Quốc công thuê nhân công làm việc, bao ăn bao ở mỗi tháng có thêm 1 quan tiền lương nhưng nếu kẻ nào tiết lộ về công việc là gì sẽ bị chém cả nhà. Tuy điều kiện như vậy thế nhưng vẫn có hơn một ngàn người đến xin làm việc cho xưởng xe đạp. Biết được việc này Ưng Lịch phải xem lại và loại bớt ra một số thành phần bất hảo, ưu tiên chỉ tuyển những kẻ có gia đình vợ con mà cuối cùng vẫn tuyển nhận hơn sáu trăm người cho xưởng xe đạp. Về công việc trong xưởng xe ưng lịch chia ra làm các tổ sản xuất riêng biệt mỗi tổ sản xuất một chi tiết của chiếc xe sau đó đến tổ cuối cùng lắp ráp lại. Các tổ sản xuất được quản lý theo hình thức khoán sản phẩm tổ nào không đạt được chỉ tiêu thì sẽ bị phạt. Người nào làm cả tổ bị phạt quá 3 lần trong 1 tháng thì sẽ bị đuổi việc.. Nguồn nguyên liệu cho xưởng xe đạp thì hắn cho người lên núi đốn cây rồi vận chuyển bằng xe mang về về hoặc là cho xuống thuyền xuôi dòng sông Hương chở về. Ưng Lịch lại làm thêm một loại xe có kết cấu cũng giống xe đạp nhưng bỏ bàn đạp và bộ xích đi chỉ để lại hai cái bánh xe; thân xe cùng tay lái. Chiếc xe này này vẫn giữ nguyên được tải trọng so với xe đạp; nó còn gọn nhẹ và tiện lợi hơn xe bò để chở đồ nhiều. Chiếc xe này hắn sẽ bán với giá 2 quan tiền.

Bạn đang đọc Đại Đế châu Á sáng tác bởi tyrantX
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi tyrantX
Thời gian
Lượt thích 12
Lượt đọc 204

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.