Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Nước cờ thứ nhất

Phiên bản Dịch · 3278 chữ

Trong màn đêm tĩnh mịch nhưng đầy rẫy sóng ngầm của kinh thành Phú Xuân , vị hoàng đế vĩ đại của Tây Sơn triều đã trút đi hơi thở cuối cùng , mang theo biết bao ước mơ hoài bão còn dang dở mà chưa thực hiện . Không khí tang thương bao trùm khắp nơi trong cung điện , tiếng khóc than bi thương thống thiết như lay động được cả đất trời . Hoàng hậu Bùi Thị Nhạn cố nén lấy nỗi xót xa đau đớn mà nhìn phu quân của mình lần cuối , tự tay che lên trên mặt ngài tấm vải lụa trắng khăn tang rồi sai người truyền gọi các quan đại thần vào cung, nhanh chóng lo việc tang sự cho tiên đế, tuân theo di mệnh sớm ngày đưa thái tử kế vị ngai vàng mà lên ngôi cửu ngũ chí tôn.

Trên đại điện lúc này đã tập hợp đầy đủ lục vị đại thần được Quang Trung hoàng đế tin tưởng giao phó trước đó gồm nhị vị Phụ chính đại thần như Đại tổng quản Trần Quang Diệu , Trung thư lệnh Trần Văn Kỷ ; Thái úy Phạm Công Hưng , Binh bộ thượng thư Ngô Thì Nhậm và Lễ bộ thượng thư Phan Huy Ích. Tin tức Quang Trung băng hà là một cú sốc tinh thần vô cùng to lớn đối với quan lại Tây Sơn , cho dù là lục vị đại thần như họ cũng không thể tiếp nhận hiện thực đớn đau này một cách nhanh chóng được . Triều Tây Sơn đã như rắn mất đầu , ấu chúa vẫn còn nhỏ tuổi , trẻ người non dạ khó mà cáng đáng cơ nghiệp ông cha . Gánh nặng nỗi giang san xã tắc đang đè lấy trên vai của mỗi người bọn họ , mỗi quyết định của họ từ nay đều như những nước cờ trên bàn cờ thiên hạ , chỉ cần sai lầm một nước chính là tự thân đào hố chôn mình .

Các vị đại thần ở đây không ai không biết buổi triệu kiến đêm nay của Bùi Thị Nhạn chính là lo việc tang sự ổn thỏa cho tiên hoàng , tuân theo di mệnh đưa ấu chúa lên ngai kế vị thì còn có tâm tư lôi kéo các vị đại thần , nhanh chân mà củng cố địa vị Bùi gia . Xưa nay chuyện hậu cung can dự triều chính không hề hiếm có , Bùi Thị Nhạn lại là một trong Ngũ phụng thư , bản lĩnh và tâm kế đều là sâu không lường được. Đối với người phụ nữ quyền thế như vậy dù là họ già đời đến mấy cũng phải cố kị đến mấy phần , bằng không chết như thế nào khó mà đoán định.

Sách sử chỉ viết Bùi Đắc Tuyên chuyên quyền độc đoán nhưng ít ai biết rằng y có được quyền lực như vậy còn không phải nhờ đến Bùi gia chống lưng , đặc biệt là Bùi Thái hậu âm thầm sau lưng ủng hộ che dấu tội trạng , mưu hại trung thần . Chỉ đến khi biết được Đắc Tuyên có ý truất ngôi soán vị , Bùi Thái hậu mới vỡ lẽ mà bắt tay với đám Văn Kỷ diệt đi Đắc Tuyên , Bùi gia cũng theo đó mà thoát nạn diệt tộc . Có thể nói nhà Tây Sơn suy vong có một phần không nhỏ của Bùi Thị Nhạn gây nên , vậy mà sử sách lại ít khi đề cập tới . Truyện thâm cung bí sử vì vậy mà luôn ẩn chứa những góc khuất sâu xa là lẽ tự nhiên.

Sau một hồi thượng nghị luận bàn , Bùi Thị Nhạn cùng sáu vị đại thần cuối cũng đưa ra quyết định an táng cho tiên hoàng tại Đan Dương điện ngay trong kinh thành Phú Xuân để thuận cho việc khói nhang tông miếu .Mặt khác nhanh chóng cho người đóng chặt cấm cung không cho ai ra vào bên trong , lấy cớ bệ hạ lâm bệnh mà yên lòng thiên hạ , lại sai người cấp tốc truyền tin cho đám Quang Thùy không được trở lại kinh thành, thắt chặt phòng ngự đề phòng đám Lê gia dư nghiệt tro tàn lại cháy, thừa cơ náo loạn lấy Bắc Hà . Bùi Thị Nhạn cũng sai sứ thần bí mật theo đường biển đến Bắc Hà rồi theo đường bộ tiến sang Đại Thanh báo lên tang sự để tỏ lấy chữ "trung' , tránh cho Thanh triều sinh nghi mà mưu đồ mang quân đánh phá Đại Việt lần nữa .

Đoàn sứ thần do Nguyễn Viết Trực , Nguyễn Văn Thái chẳng mấy chốc đã đến Đại Thanh báo lên Càn Long hoàng đế tang sự của tiên hoàng Quang Trung , lại nói trước khi mất ngài dặn táng ở nơi Tây hồ đất Long Thành, muốn tỏ ý chữ "trung" với Đại Thanh thiên triều . Hòa Thân được hai vị sứ thần hối lộ từ trước cũng đứng ra nói giúp lời hay ý đẹp , Càn Long càng nghe càng bùi tai, bèn cho chiếu chỉ phong làm "Trung Thuần vương", 300 lạng bạc để lo việc tang sự, thậm chí ông ta còn đích thân làm thơ viếng tặng rồi sai sứ theo hai vị sứ thần về Đại Việt phúng viếng tiên hoàng Quang Trung ở mộ giả Linh Đường , thể hiện ra bộ mặt của nước lớn cũng như tình hòa hiếu hai bên.

Bấy giờ Võ Văn Dũng còn đang đi sứ nhà Thanh chưa về , hay tin tiên hoàng băng hà liền ngất lịm đi , khi tỉnh dậy trong đau đớn cùng nỗi tiếc thương vô hạn, ông đã làm bài thơ để tưởng nhớ tiên hoàng rằng :

"Bố y phấn tích ngũ niên trung.

Kim cổ thi vi sự bất đồng

Thiên vị ngô hoàng tăng nhất kỷ.

Bất ư Đường, Tống thuyết anh hùng"

có nghĩa là:

"Năm năm dấy nghiệp tự thôn nông

Thời trước thời sau khó sánh cùng

Trời để vua ta thêm chục tuổi

Anh hào Đường , Tống hết khoe hùng "

Nơi Bắc Cung năm ấy có một vị hoàng hậu đương tuổi xuân rực rỡ, sống trong hạnh phúc bên đấng trượng phu của mình , chàng ngâm thơ, ta đàn hát , khung cảnh thật tươi vui náo nhiệt , thơ mộng đến nhường nào . Ấy vậy mà giờ đây cảnh còn người mất , nàng từ một người phụ nữ hạnh phúc nhất trên thế gian này nay đã trở thành một người góa phụ. Bắc Cung giờ đã một mảnh đìu hiu quạnh quoẽ , nàng lại thân cô thế cô , sống ở nơi này đã không còn ý nghĩa gì nữa , chẳng thà xin ra sống nơi tông miếu , " thờ chồng nuôi con" trong quãng đời còn lại, hơn là ở chốn cung đình đầy rẫy thị phi đau đớn này .

Tháng tám năm Nhâm Tý (1792) , Bùi Thị Nhạn theo di chiếu của tiên đế đưa Quang Toản lên ngôi kế vị , lấy hiệu là Cảnh Thịnh hoàng đế . Theo đó Bùi Thị Nhạn được sắc phong làm Hoàng Thái hậu , chính thức nắm trong tay tam cung lục viện , củng cố vị thế của bản thân và gia tộc của mình . Ngô Thì Nhậm được Bùi Thị Nhạn cử đi sứ nhà Thanh xin sắc phong của Càn Long đế , nào ngờ chưa ra khỏi cửa thì ở Yên Kinh Càn Long đã biết chuyện từ trước , bèn sai án sát Quảng Tây là Thành Lâm đem chiếu chỉ đến Bắc thành sắc phong làm An Nam quốc vương. Thái hậu hay tin bèn truyền người giả làm Quang Toản đi nhận sắc phong , Thành Lâm tuy biết mà không nói gì , hổ chết thì để lại da , uy danh của Quang Trung còn đó , vả lại đây là việc tiểu tiết, không nên vì thế mà tổn thương đến hoà khí đôi bên .

Quang Toản lên ngôi liền quyết định tôn Quang Trung làm Tây Sơn thái tổ hoàng đế , lấy Thụy hiệu là Vũ hoàng đế , bài vị thờ tự trong tông miếu cùng liệt tổ liệt tông nhà Tây Sơn , mặt khác ra chiếu lệnh đại xá thiên hạ trong vòng một năm , mọi cải cách mà tiên đế trước đó thi hành đều được tiếp tục đẩy mạnh . Quang Toản ngồi chễm chệ trên ngai vàng không khỏi cảm khái , đây chính là cảm giác đứng trên vạn người , một lời nói ra nắm quyền sinh sát , thật là đỉnh cao của nhân sinh. Nhưng hắn còn chưa hưởng thụ trọn vẹn niềm vui ấy thì ngày lên chầu đầu tiên đã đến . Quang Toản được các cung nữ mặc áo long bào , đầu đội long mão uy nghiêm mà chỉnh tề , thần thái tuy còn non nớt nhưng đã ra dáng quân vương một nước, khiến cho hai vị phu chính đại thần không khỏi âm thầm tán thưởng trong lòng . Lão thái giám già Tùng Bách đã từng theo hầu hạ tiên đế mấy năm , nay vẫn được tin dùng cho làm tổng quản thái giám , đi theo hầu hạ cho tân đế Cảnh Thịnh. Lão nheo mắt nhìn về phương Đông rồi hắng giọng :

" Giờ chầu đã đến , bách quan vào điện thiết triều ".

Bách quan theo đó lần lượt tiến vào trong đại điện , phía sau mấy hàng dài chật kín cả sân chầu , đồng loạt quỳ xuống tung hô :

" Ngô hoàng vạn tuế , vạn tuế , vạn vạn tuế ".

Thanh âm hai tiếng " vạn tuế " vang vọng khắp đất trời , tưởng chừng có thể lay chuyển cả núi non sông nước . Buổi chầu diễn ra trong không khí hết sức trang nghiêm , Quang Toản một bên vừa nghe tấu chương các quan bẩm báo , một bên vừa nhìn chằm chằm đám người Đắc Tuyên, nhất cử nhất động của bọn chúng đều lọt vào trong tầm mắt của hắn . Quả nhiên sau khi nghe các quan tấu trình xong xuôi , Bùi Thị Nhạn mới từ trong nơi rèm trướng nói vọng ra :

" Các vị ái khanh , bổn cung được tiên đế tin cậy mà giao cho trọng trách cùng bệ hạ thượng triều chấp chính, chỉ là hậu cung còn nhiều công việc phải làm,theo lẽ nên đành lui về hậu cung chưởng quản , lại nghĩ đến hai vị phụ chính ngày đêm lao tâm khỏi tứ vì giang sơn xã tắc khiến bổn cung không khỏi áy náy trong lòng . Vậy theo ý bổn cung bệ hạ nên lập ra một chức thái sư để sẻ san gánh nặng với hai vị phụ chính đại thần . Không biết các vị ái khanh nghĩ như thế nào ?".

Đám quan lại Bùi gia được Bùi thái hậu mở lời liền thi nhau tán thành cao kiến của Bùi thái hậu , kẻ tung người hứng thanh thế to lớn , đa số các quan lại khác cũng đều ngấm ngầm đồng ý , dù sao bây giờ Bùi gia thanh thế to lớn , còn có Trần Quang Diệu vị con rể quyền chức cao quý này chống lưng, ngay cả Thái úy Phạm Công Hưng còn âm thầm ủng hộ thì họ lấy gì mà chống lại cho đặng . Chỉ còn một số ít vị đại thần như Trần Văn Kỷ , Nguyễn Thế Tử , Lê Văn Lợi , Trần Viết Kết là kịch liệt phản đối việc lập ra chức thái sư đảm đương chính sự . Quang Toản ngồi trên ngai cao cười khẩy một tiếng , thái hậu đúng là phí nhiều tâm tư đưa Đắc Tuyên lên làm thái sư, tiên hạ thủ vi cường , đáng tiếc hắn đã đi trước một bước .

Quang Toản liền ra hiệu cho lão thái giám Tùng Bách , đoạn nói với bá quan văn võ :

" Lời của Thái hậu dạy trẫm rất phải , trẫm còn trẻ người non dạ , hai vị phụ chính trọng trách nặng nề , vậy chi bằng lập ra chức vụ thái sư để phần nào giảm đi gánh nặng giang san . Tùng Bách tổng quản còn không mau tuyên chỉ ".

Lão thái giám "vâng " một tiếng rồi lấy trong ngực áo ra một tờ thánh chỉ sơn son thiếp vàng đọc :

" Thừa thiên hưng vận , hoàng đế chiếu viết .Trẫm được tiên hoàng yêu mến mà truyền lại ngôi vua , kế thừa ý chí của tiên hoàng, nhưng ngặt nỗi trẫm còn nhỏ tuổi , khó mà đảm đương hết chuyện triều đường , cũng may nhờ có hai vị phụ chính ngày đêm lao tâm khổ tứ , cúc cung tận tụy vì giang san xã tắc quên mình phò tá , trẫm vì lẽ ấy cảm kích vô cùng . Nay trẫm phong binh bộ thượng thư Ngô Thì Nhậm làm chức thái sư đương triều san sẽ gánh nặng đường xa cùng hai vị phụ chính đại thần , mong các khanh dốc sức đồng lòng cùng trẫm gìn giữ giang sơn , mở mang bờ cõi, để làm dạng ranh Tây Sơn hào kiệt , để uy danh Đại Việt còn vang mãi đến muôn đời . Khâm thử".

"Vi thần tạ chủ long ân.Ngô hoàng vạn tuế , vạn tuế , vạn vạn tuế".

Dưới ánh mắt ngỡ ngàng của Bùi thái hậu và đám người Bùi gia , Ngô Thì Nhậm không kiêu không ngạo một đường lạy tạ thánh chỉ , trở thành vị thái sư đương triều đầu tiên của nhà Tây Sơn . Trần Văn Kỷ càng là tròn mắt , Ngô Thì Nhậm xưa nay không tranh quyền thế , ẩn thế lánh đời , cớ sao nay lại tranh ghế thái sư với Bùi gia ? . Trần Văn Kỷ khó hiểu , Trần Quang Diệu càng là một mảnh mờ mịt , các quan lại khác cũng đều hai mắt nhìn nhau không hiểu , duy chỉ có Thái úy Phạm Công Hưng là hờ hững , dường như ông đã biết mọi chuyện từ trước . Quang Toản âm thầm cười lạnh trong lòng , chiếu chỉ đã ban ra không thể thu hồi lại, Bùi gia đã không còn nắm tiên cơ được nữa. Hắn biết Bùi gia chắc chắn sẽ không để yên chuyện này , bàn cờ thiên hạ mới chỉ khai màn , mọi thứ còn chưa sáng tỏ , hươu chết tay ai có trời mới biết .

Tan triều khi trở về phủ viện, Ngô Thì Nhậm hồi tưởng lại cuộc gặp gỡ đêm hôm trước với Quang Toản mà không khỏi cảm khái trong lòng . Nguyên lai là vào đêm hôm trước, Quang Toản đã bí mật đến gặp mặt Ngô Thì Nhậm, nơi thư phòng của Ngô Thì Nhậm cả đêm đều thắp sáng đèn, hai người họ nói chuyện gì đều không ai biết cả , chỉ biết rằng sáng hôm sau khi Quang Toản trở ra , Ngô Thì Nhậm đã vội vàng viết một bức mật thư rồi sai người tức tốc gửi về Ngô gia ở Bắc thành . Ngô gia cùng hoàng thượng giờ đây đã buộc chung một thuyền , cùng Phạm gia kết minh thành hậu phương Quang Toản đối chọi với Bùi gia . Quang Toản đã đưa ra một điều kiện không thể khước từ khiến Ngô Thì Nhậm tâm phục khẩu phục , tình nguyện để Ngô gia đến đỡ Quang Toản chấn chỉnh triều cương , đối phó với Bùi gia đang lộng quyền lộng thế từng ngày.

Trên dòng sông Hương tươi đẹp đầy thơ mộng nơi Xứ Huế, một lão ngư đang ngồi trên chiếc bè nho nhỏ, ung dung buông chiếc cần câu không mồi xuống mặt nước , thư thái ngắm nhìn trời đất bao la rộng lớn . Bỗng từ xa một chiếc thuyền con cũng đang lướt tới , có tiếng trẻ con lanh lảnh từ trong thuyền vọng ra :

" Khương Thái Công khi xưa dùng lưỡi câu thẳng mà tìm được minh chủ, giúp Chu vương khai triều lập quốc , truyền đời đến tận 800 năm . Tiên sinh ở đây cũng dùng lưỡi câu này, phải chăng là giống Thái Công đâu ?"

Nguyễn Thiếp nhìn đứa trẻ trong thuyền đi ra không khỏi hoảng hốt , đứa trẻ này tướng mạo phi phàm , là mệnh trung chú định, thiên sinh đế vương , lại trông tuổi mới chỉ chín,mười, ắt hẳn chính là tân đế của nhà Tây Sơn rồi . guyễn Thiếp vội thi lễ với Quang Toản :

"Lão thần cung thỉnh hoàng thượng thánh an, Ngô hoàng vạn tuế , vạn tuế , vạn vạn tuế".

Quang Toản thấy vậy liền tiến đến đỡ lấy Nguyễn Thiếp lên thuyền , nhẹ giọng:

" ơ kìa , Phu tử là bậc trưởng bối , là danh nho của trời Nam ta, trẫm nào dám thất lễ với ngài . Phu tử đường xa lặn lội tới nơi kinh kỳ , trẫm lại không đón tiếp từ xa , còn mong Phu tử tử thứ lỗi cho trẫm "

"Bệ hạ đã quá lời rồi , vi thần tài hèn sức mọn , nào dám so với các bậc tiền nhân . Bệ hạ xin chớ nghe lời thiên hạ đàm tiếu làm chi "

" Phu tử quả là khiêm tốn , đức độ và tài năng của ngài ở trời Nam ta ai mà không biết , ngài so với Thái Công , Bá Ôn năm xưa không hề kém cạnh là bao . Nào nào , Phu tử hãy cùng trẫm vào trong khoang thuyền , trẫm có chuyện cần thỉnh giáo Phu tử "

Nguyễn Thiếp được Quang Toản mời vào trong thuyền , hai người đều là thưởng trà đàm luận, trò chuyện rất hợp ý với nhau . Nguyễn Thiếp vừa thưởng trà vừa âm thầm đánh giá vị đế vương trước mặt , tuổi còn nhỏ mà tài trí hơn người, am hiểu lễ nghĩa , tuy còn non nớt nhưng phong phạm bậc đế vương đã có , quả là chân mệnh đế vương . Nguyễn Thiếp nảy ra ý muốn thử Quang Toản , bèn hỏi

:

" Bệ hạ , đạo trị quốc phải lấy dân làm gốc . Không biết bệ hạ nghĩ như thế nào "

" Trẫm nghĩ điều đó là rất đúng . Dân là dân nước , nước là nước dân , đẩy thuyền là dân , lật thuyền là dân , dân là gốc gác , dân là rễ trụ . Có được lòng dân mới có được cả thiên hạ ".

Nguyễn Thiếp nghe được câu trả lời đó thì rất hài lòng , Quang Toản nhân đó mà nắm lấy cơ hội mời ông ở lại làm quan , tiếp tục vì Tây Sơn triều mà cống hiến . Nguyễn Thiếp bị những lời lẽ chân tình của Quang Toản thuyết phục liền đồng ý trở lại Sùng Chính viện làm quan , trợ giúp Quang Toản ổn định sĩ phu đất Bắc . Quang Toản mừng thầm trong lòng, nước cờ đầu tiên liền xem như thành công viên mãn.

Bạn đang đọc Đại Việt đế quốc Tây Sơn truyện của Tiểu long tinh nghịch
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi AKaZaKi
Phiên bản Dịch
Thời gian
Cập nhật
Lượt thích 4
Lượt đọc 75

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.