Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Vươn lên từ tro tàn

Tiểu thuyết gốc · 1842 chữ

Quyển I: Nó là Hoàng Anh Kiệt

Chương 61: Vươn lên từ tro tàn

Nỗi căm thù khi nhìn thấy sự tàn ác của bọn cướp biển kéo dài được một ngày thì kết thúc. Không phải vì dân làng sợ hãi, hoặc vị tha, mà vì cái đói và khổ. Làng Hồng Bàng gần như đã tan thành tro bụi, ờ vì nhà dân thời này thường lớp rơm rạ trên mái cho tiện với cả chống nóng, các chuồng trại cũng làm bằng gỗ thường dễ cháy, nên khi Ebisu cho một mồi lửa, thì mọi thứ cháy vượt mức kiểm soát. Kể cả tới ngôi nhà tốt nhất làng của bá hộ Đào cũng đã thành than ở vài góc. Đồng ruộng, vườn tược bị phá hoại, gia súc gia cầm đều gần như mất trắng. Không còn bất kỳ thứ gì có thể tận dụng lại, người dân Hồng Bàng hôm nay sẽ sống trong cảnh màn trời chiếu đất.

- Vậy là mất hết rồi!

- Trời ơi, từ nay biết phải sống thế nào đây!

- Bọn cướp biển ác ôn.

Nghe những lời than vãn bên ngoài đường làng, Kiệt cũng buồn, nhưng cậu biết rằng mình không thể loạn, loạn thì toi. Và quan trọng hơn là bản thân cậu có bài học nhất định, quay lại một chút lịch sử Việt Nam, thì vào năm 1945, nạn đói Ất Dậu xảy ra, làm 2 triệu người chết đói, là nguồn cơn trực tiếp dẫn tới Cách Mạng Tháng Tám. Nhưng dù CMT8 thành công, nạn đói vẫn diễn ra, và những người đứng đầu đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã làm hết sức để ngăn chặn nạn đói hoành hành. Và những bậc vĩ nhân ấy đã thành công, nước Việt Nam non trẻ đã khắc phục được nạn đói, và xây dựng được cả nền nông nghiệp chuẩn bị cho cuộc chiến với thực dân Pháp đang quay lại lăm le xâm lược. So với những điều đó, thứ mà Kiệt cùng dân Hồng Bàng phải đối mặt bây giờ đã có là gì.

Duyệt lại kiến thức một lần, so sánh giữa hiện tại và công cuộc chống nạn đói năm 1945 , Kiệt quy hoạch lại hai hướng chính: khẩn cấp và lâu dài. Khẩn cấp thì là: cứu đói, dựng lại nhà cửa, chống bệnh tật. Lâu dài là xây dựng làng Hồng Bàng theo hướng phát triển mới, không chỉ giàu mà còn phải mạnh. Kẻ giàu mà không mạnh như con lợn, béo lên thì bị thịt. Trận đốt phá ngày hôm nay của lũ cướp biển đã làm công sức trong 4 năm vừa rồi thành công cốc.

Trong vòng hai tháng đầu tiên, Kiệt tập trung giải quyết các vấn đề khẩn cấp: lương thực thực phẩm, nhà cửa và chống bệnh tật.

Dân dĩ thực vi tiên, nên lương thực thực phẩm phải ưu tiên trước. Dù đã chôn giấu cẩn thận thóc gạo ở nhiều nơi, song đồng ruộng vốn đang lên đòng đã bị đốt hết, ít nhất trong 6 tháng tới họ phải nhập khẩn cấp từ các làng xung quanh, rồi đi mua thêm.Vấn đề mua bán lương thực, vận động quyên góp thì không khó, tình cảnh này trừ phi muốn bị cả làng phỉ nhổ hay đi luôn khỏi làng, chứ không thì bất cứ ai cũng phải quyên hết khả năng, dù có là người luôn muốn đầu tư sâu xa như Kiệt, keo kiệt như bá hộ Đào, chi li như họ Đỗ. Lương thực, thực phẩm được mua và dần được vận chuyển về làng, và thay vì phân cho từng nhà, Kiệt đề nghị lập bếp ăn tập thể, tất cả cùng ăn chung xuất cơm, đồng cam cộng khổ. Trước nay người dân tuy có khá lên, nhưng sự so bì vẫn có, nay đứng trước những mất mát lớn lao như nhau, Kiệt muốn tạo cơ hội để đoàn kết lại. Rồi không chỉ mua, mọi người cố gắng kiếm thêm rau rừng rau dại để ăn độn thêm. Ngoài ra, chuồng trại không có, mà lũ gia súc gia cầm thỉnh thoảng chạy lung tung trước mặt, nên mọi người nhất trí là mỗi bữa lại bắt vài con đem thịt, mỗi người được một lạng thịt để ăn giữ sức. Chỉ trừ những con trâu con bò, còn lại lợn và gà, vịt, ngang ngỗng đều thịt cả. Những bữa cơm tập thể kì quái quả là một ký ức khó quên của dân Hồng Bàng.

Tạo được sự đoàn kết tạm thời rồi, mọi người mới có thể cùng nhau xây dựng lại làng. Người ta bảo làm ruộng thì ra làm nhà thì tốn, và làm nhà cho hàng trăm hộ dân, hơn một ngàn người thì sẽ thế nào đây. Tuy vậy, thời tiết này thì việc mưa gió thất thường, không có nhà ở là không được. Nếu như không có sự đoàn kết kia, thì người giàu người nghèo sẽ tìm cách tự lo cho bản thân trước, kẻ thì dựng lều tạm bợ, người thuê thợ về xây nhà to hơn trước, còn giờ tất cả chung tay làm việc thì khác. Những ngôi nhà được chung tay dựng lên, người nghèo góp sức, người giàu góp của, người thợ chỉ huy. Nhà mới không lớn nhưng chắc chắn, được dựng thật nhanh, đảm bảo che mưa che nắng tốt Còn sau này, khi đã khá hơn rồi , chúng được nâng cấp dần. Những căn nhà ở được ưu tiên cho người già, phụ nữ và trẻ em, đàn ông thanh niên ngủ trong lều bạt, vì họ có thể chịu được khổ hơn các đối tượng kia. Những ngôi nhà được xây dựng lại trên nền đất cũ, nhưng được quy hoạch rõ ràng hơn, tạo điều kiện để có thêm một số công trình tiện ích có thể được xây sau này: mương dẫn nước, nhà vệ sinh, hố ga,… Trước đây nhà cửa đã xây xong, mọi người mà muốn làm thứ này thì phải cẩn thận để không làm hỏng nhà, nhưng nay đã giải phóng mặt bằng quá phẳng, dựng lại từ đầu, Kiệt ngại gì mà không quy hoạch hết.

Công việc khẩn cấp cuối cùng là phòng bệnh, thuốc thời này khá hạn chế, nên chỉ còn cách giữ gìn vệ sinh. Mất đi nhà cửa, kho bãi, chuồng trại,… thì bát đũa, nồi niêu xoong chảo nấu ăn sẽ phơi lộ thiên, ẩm mốc chuột bọ dễ dàng đi qua, cần phải thường xuyên rửa trước khi ăn. Rồi người ở chung trong nhà tập thể dễ lây bệnh cho nhau nếu vẫn giữ thói quen ăn ở mất vệ sinh, nên phải thường xuyên tắm rửa, rửa tay,… Có đội ngu chuyên đi nhắc nhở mấy việc này.

Nhờ những biện pháp khẩn cấp được triển khai, sau hai tháng, cơ bản là làng Hồng Bàng đã tạm ổn định và có thể tính tới chuyện lâu dài. Lúc làng Hồng Bàng vừa bị đốt được ít lâu Kiệt đã yêu cầu phải đưa quan lại huyện Sơn Hải tới làm chứng, lập biên bản các kiểu, để họ đều chứng kiến sự tàn phá mà làng Hồng Bàng phải chịu. Khung cảnh tan hoang của làng Hồng Bàng làm nhiều người kinh sợ, và đến cả Huyện lệnh Triều Văn Cốc tham lam như vậy cũng phải đề nghị miễn thuế trong năm nay để làng Hồng Bàng ổn định lại cuộc sống. Dân Hồng Bàng cảm tạ các quan, miễn thuế năm nay cũng giúp họ thở một hơi, tránh bị mệt chết.

Dù mọi người đã cố gắng, sự tàn phá nặng nề mà bọn cướp biển kia mang tới chưa thể bù đắp lại ngay được. Tiền của gom góp được không thấm vào đâu so với những thứ phải chi ra sắp tới cho việc xây dựng lại làng- kế hoạch lâu dài: tiền giống, tiền thức ăn cho mọi người, tiền mua nguyên vật liệu. Mọi thứ lại phải vào tay Kiệt. Nó cắn răng đem bán một số phát minh để lấy tiền tươi thóc thật lo cho trước mắt, thứ hai nữa là đem trao các kỹ thuật mới nhất của làng. Các kỹ thuật và phát minh này nếu kinh doanh lâu dài, tiền sẽ thu được nhiều, lại có thể khiến làng Hồng Bàng lan tỏa sức ảnh hưởng vượt ra khỏi huyện Sơn Hải, nhưng giờ chúng chỉ mang lại một phần tiền mà thôi.

Tiền về từng đợt, các công trình lâu dài cũng làm theo từng phân khúc.

Hệ thống thủy lợi để phục vụ sản xuất nông nghiệp được cải tiến khẩn cấp, hàng ngàn mét đường dẫn nước được đào thêm, cơi nới để đưa nước tới khu sản xuất: ruộng vườn, chuồng trại, ao cá…, Ở những khu vực cần thiết lập trạm bơm trung chuyển do thế đất cao: chuồng trại, ruộng bậc thang,… những máy bơm có kích thước lớn được đặt, giúp nước được bơm lên thoải mái.

Chuẩn bị nước tưới tiêu rồi, mọi người quay sang lo phân bón. Lũ giun trong trận lửa cũng ít bị ảnh hưởng, do bọn nó sống dưới đất, nên giờ thì chúng vẫn đủ để tiếp tục sinh sôi nảy nở. Sau khi làng bị đốt, những đám tro từ vụ cháy được thu gom, trộn lại với đất từ chỗ nuôi giun để làm phân bón. Không thể phủ nhận rằng, tro kết hợp đất mà lũ giun sinh sống là một loại phân tốt, nhưng cả làng đều tự nhủ là họ không bao giờ mong muốn phải dùng lại thứ phân bón này lần nào nữa.

Với nước, phân, cần, giống đều chuẩn bị tốt, dân làng Hồng Bàng có một vụ thu hoạch rất khá. Họ trồng những loại rau ngắn ngày, thu hoạch sớm để có thể bổ sung vào bữa cơm thay cho những thứ rau dại đắng nghét khi trước. Còn lúa gạo thì còn phải chờ thời vụ thích hợp. Nhờ những phương thức kiếm tiền khẩn cấp mà Kiệt đề nghị, lượng tiền mặt họ có khá nhiều, đủ để mua thóc gạo dùng tới khi thóc lúa được gieo trồng và thu hoạch. Chưa làm ruộng để trồng lúa song công tác chuẩn bị để làng quay lại vị trí là ngôi làng xuất khẩu gạo không ngừng được thực hiện để không phí đi đống tro tàn đến từ mọi ngôi nhà trong làng mà cả làng đã bón xuống đất.

Những việc làm trên là cơ sở cho việc làm một nửa sức như khi trước mà thu hoạch vẫn gấp đôi. Sở dĩ cần vậy, là vì làng sắp quân sự hóa, mất nhiều sức người, nên phải đem trí lực bù vào.

Bạn đang đọc Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite sáng tác bởi phamtranquangdung96
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi phamtranquangdung96
Thời gian
Cập nhật
Lượt thích 1
Lượt đọc 89

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.