Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)
Tiểu thuyết gốc · 2338 chữ

Trời đất trêu người tiên giáng kiếp, thế gian gánh chịu hoạ ngập đầu!

Cuối đông, vốn nên xuân ý ngập tràn, én lượn tầng không, tuy nhiên, chẳng hiểu vì sao nửa tháng nay tuyết trút xuống liên miên không ngớt, bất kể đêm ngày, Phiêu Thuỷ thành mênh mông trắng xoá.

Rừng đào ngoài mười dặm vừa hé nụ đâm chồi bị ép đến thu liễm. Mặt đất trãi tấm chăn bông dày cộm, đường xá biến mất tăm, trai tráng ra ngoài đều trang bị chỉnh tề giày da áo ấm.

Ấy vậy mà, xa xa, một ông lão già nua gầy yếu, khoác độc bộ trường bào đen sậm, sờn cũ, chân xỏ giày cỏ thô sơ, đầu đội nón tre rách rưới, ăn mặc phong phanh đi giữa màn phong tuyết liên thiên, cước bộ thong dong nhàn nhả tựa hồ dạo mát vườn hoa.

Quanh thân ông ta nhàn nhạt bốc lên nhiệt khí ấm áp, từng bước hạ xuống tuyết lạnh tránh lui. Chủng ngọc vươn trên áo “xuỳ xuỳ” mấy tiếng liền bốc hơi, hoà vào không khí.

Vừa đi ông lão vừa cao giọng ngâm.

“Tang Can nam hạ bạch vân đa,

Thuỷ viễn sơn trường miết nhãn qua.

Vạn lý lợi danh khu bạch phát,

Nhất thiên phong tuyết độ Hoàng Hà.

Mỗi liên cố thái duy cuồng tại,

Dục mịch tân hoan nại lão hà.

Nhương tận khổ hàn tam duyệt nguyệt,

Lĩnh đầu lạc đắc khán mai hoa.”

(“Từ Châu đạo trung” của Nguyễn Du)

“Trời đông buốt giá, khí hàn nhiễm thân dễ sinh bệnh. Lão gia gia, ghé uống chén trà cho ấm bụng rồi hẳn đi.” Một đứa bé trai chừng năm sáu tuổi, mặc quần áo rẻ tiền may bằng vải bố vui vẻ vẫy tay mời chào.

Dưới bóng liễu già dựng lên toà khách sạn, biển gỗ sơ sài khắc hai chữ Hoa Minh.

Cũ kỷ, rách nát!

Ông lão âm thầm đánh giá.

Theo khoảng cách với toà khách sạn thu hẹp, khoảng trống giữa đầu lông mày ông lão giảm đi thấy rõ.

Mùi gỗ mục thoang thoảng đưa hương, đinh gỉ sét thành màu đống nát, cửa sổ lỏng lẻo tựa hồ rơi rụng bất cứ lúc nào khó ngăn cản gió lạnh lùa qua, vang lên từng tiếng “kẻo kẹt” lạnh sóng lưng, chung quy một câu: Thảm không chịu nổi!

Ông lão e ngại nhìn bé trai, nửa đùa nửa thật, bảo. “Bạn nhỏ, khách sạn này sắp thành tinh rồi. Khả năng rất cao ta vừa bước vào cửa lớn liền đóng chặt, tiêu hoá bộ xương già này không?”

“Kiếm nứt trăm đường đồng nghĩa từng kinh qua trăm trận. Thuyền mục trăm ván là thuyền tới tiên sơn. Khách sạn nhà truyền thừa mấy chục đời, đến nay vẫn chưa từng xảy ra chút nào sai sót.” Bé trai đảm bảo mười phần. Ngón tay nhỏ chỉ về gốc liễu già bên cạnh. “Tổ tiên từng nói, khi nào cây liễu kia chưa ngã thì khách sạn tuyệt đối không lung lay.”

“Lão gia, mời!” Bé trai cung kính cúi người, tay phải ôm bụng, tay trái hướng trong quán mở ra.

Ông lão bị khuôn mặt nhỏ nhắn ra vẻ dương dương tự đắc chọc cho cười phá lên, thuận theo lời nói đi vào.

Chỉ là, đi ngang qua gốc liễu vẫn không quên liếc mắt dò xét.

Gốc cây này chẳng biết trồng từ năm nào tháng nào, trãi qua bao nhiêu niên kỷ, thân cây phi thường cao lớn, đỉnh vươn tít tắp, cành lá um tùm, rũ rượi buông xuống như thiếu nữ xoã tóc, cái bóng ôm trọn toà khách sạn hai tầng.

“Càng nhiều hơn mấy phần yêu khí!”

Trong bụng nghĩ vậy nhưng ngoài mặt ông lão vẫn tươi cười. “Bạn nhỏ, cho ta một ấm Thiếu Quan Âm.”

Bé trai xấu hổ gãi đầu, cười hì hì. “Thật ngại quá, quán nhỏ làm ăn nhỏ, không bán nổi danh trà! Lão gia gia, xin hạ xuống khẩu vị.”

Ông lão vuốt râu, ngẫm nghĩ chốc lát rồi đáp. “Nghe danh trà đắng phương nam hương thơm ngào ngạt, vị tinh khiết như sương mai, muốn thưởng thức từ lâu. Ngươi có?”

“Có, có!” Bé trai gật đầu lia lịa, nhanh nhẹn dẫn đường.

Chân vừa nhập quán, ông lão liền bị mùi hương liệu nồng nặc xộc thẳng vào mũi, bên tai nghe thấy tiếng than đá liên tục nổ giòn “lách ta lách tách”, rất êm tai. Quét mắt tìm kiếm thì thấy mấy chục cái bình lưu hương đang cháy đỏ, lan toả mùi vị ấm áp chẳng kém mùa xuân, đối lập trời vực với vạn dặm hàn anh ngoài sân.

Thoắt cái, cậu bé đã dẫn ông lão đến chỗ một cái bàn nhỏ sớm ngồi sẵn ba người đàn ông cao lớn. Ngượng ngùng nói. “Trời đông giá rét, mọi người đều cần chung trà chén rượu xua đi lạnh lẽo. Phiền ngài ngồi tạm.”

“Không sao, không sao. Lữ khách lỡ đường đều là bạn. Hơn nữa, ta thưởng trà của ra, họ uống rượu của họ, không ai can dự đến ai.” Nói rồi, ông lão phất áo, điềm nhiên ngồi xuống cái ghế còn thừa.

Cậu bé vui vẻ cười tươi, thoắt cái biến mất giữa rừng người, nói là đi chuẩn bị trà. Ông lão cũng buồn để ý, lần nữa quan sát xung quanh, chân mày dần dần hạ xuống.

Nếu lấy vẻ ngoài đổ nát làm chuẩn thì không gian trong quán không tính quá tệ, trên lầu dưới sảnh cộng lại chứa đựng cả trăm người vẫn còn rộng rãi chán. Bày trí gọn gàng, bàn ghế tươm tất, hơn nữa chu đáo đốt thật nhiều bình lưu hương khiến khách ghé qua tăng thêm mấy phần hảo cảm.

Chỉ quái lạ ở chỗ, suốt dọc đường này cô liêu quạnh quẽ, những thôn xóm trong phạm vi ba dặm cửa chốt then cài, không thấy bóng người. Vậy mà, quán nhỏ này đông đúc như mở hội, văn nhân võ phu, ngư long hỗn tạp ngồi đủ mặt.

Là bị mùi rượu hương trà câu dẫn tới hay còn nguyên nhân khác?

Ông lão đang bận nghi hoặc thì chợt nghe có người cao giọng.

“Thiên địa sơ phân, hồng hoang sơ phán, đại đạo hỗn loạn, vạn pháp tranh phong, liệt hoả phần thiên, hàn băng tích địa, phong quyển như cương, lôi vân vần vũ, thế gian tịch mịch mấy vạn năm. Mãi đến ngày kia, Thái Dương Tinh Quân lăng không xuất thế kéo theo vạn đạo kim quang soi chiếu bát hoang. Phối hợp Thái Âm Tinh Quân ôn nhu nguyệt lượng, dưỡng dục ra hạt giống sinh mệnh đầu tiên. Thiên linh bách chủng đạt đến rực rỡ như ngày nay có liên hệ mật thiết với Nhật Nguyệt song thần!”

Lên tiếng là thư sinh áo trắng giữa phòng. Sắc mặt y nhợt nhạt như giấy nến, dùng lời văn dẫn ra đoạn truyền thuyết sáng thế thần kỳ, thi thoảng dừng lại nhấp môi chén trà thấm giọng.

Khách trong quán thân phận bất đồng, tam giáo cửu lưu, vậy mà toàn bộ bị giọng văn thư sinh kia cuốn hút, mười phần chăm chú lắng nghe, hai mắt tròn xoe không khác mấy thời còn trẻ nghe gia gia kể chuyện. Ai nấy tự tưởng tượng ra tràng cảnh hùng vỹ kinh động trong từng con chữ, có gật gù, có khiếp sợ, có ngưỡng mộ, đủ loại tâm tình phô bày trên nét mặt.

Duy nhất ở góc tây phòng, một bộ bàn ghế, một bộ ấm chén, một cậu thiếu niên hoàn toàn lạc lõng với mọi người. Hắn là đang nằm gục mặt, ngáy ngủ “khò khò”.

Lúc lâu sau, thư sinh kết truyện, thiếu niên mới uể oải vươn vai, nheo mắt nhíu mày, trưng ra nét mắt ngốc trệ thường thấy của người về từ cõi mộng, quét nhanh nước dãi trắng nơi khoé miệng.

Trông y như thế, lại chẳng ai biết rằng từ khi thư sinh bắt đầu kể hắn chưa từng nghe sót nửa lời, thậm chí còn ghi nhớ toàn bộ vào trong bụng, có thể lặp lại không thiếu chữ nào.

Hắn vơ lấy chén trà đã nguội ngắt, một hơi ực sạch rồi ngầng đầu ngắm ánh tà dương vàng rực tận cuối chân trời, lãnh đạm cất tiếng. “Dám hỏi một ngày Nhật Nguyệt vô quang, tinh thần rơi rụng, thế gian này sẽ biến thành cái bộ dáng gì?”

Một lần dẫn động toàn trường chú mục, trăm cặp mắt đổ dồn về phía thiếu niên.

Thiếu niên ngồi tại góc khuất ngay dưới chân cầu thang, cánh cửa bên cạnh chỉ hé mở một bên, chút nắng chiều len lỏi vào khó mà soi rõ khuôn mặt, hình thành một vùng sáng tối đan xen, để chúng nhân thấy nửa bộ trường bào rực rỡ như lửa cháy, nửa khuôn mặt tuyệt đại phong hoa cùng một ánh mắt khinh thường thiên hạ.

Sắc mặt tên thư sinh vốn nhợt nhạt bị thiếu niên hỏi tới càng lộ ra trắng toát, thần thái khó xử, ấp úng, nói. “Vấn đề này, vốn không nên hỏi!”

Môi đỏ vẽ một đường cong, thiếu niên bá đạo lấn tới. “Vẫn muốn lĩnh giáo!”

“Ây nha!” Thư sinh tặc lưỡi.

Góc phía bắc, một gã đàn ông bước đến đối diện thư sinh.

Kẻ này cao lớn khôi ngô cả người giống như cự nhân, vượt trội người khác cả cái đầu, quanh thân sơ sài quấn ngang một bộ da heo rừng, bắp thịt săn chắc lồ lộ từng mảng. Hắn cùng thư sinh vóc người nhỏ bé so sánh thật như người lớn cùng đứa trẻ lên năm.

Gã cao lớn không kìm được tính hiếu kỳ, tay trái như cái quạt vỗ bàn, tay phải vỗ vỗ túi vải bên eo, lớn tiếng nói. “Quỷ mặt trắng, nhanh kể, chỗ tiền này, cho ngươi.” Nói xong, y không động tác thừa ném túi tiền đến.

“Đúng vậy, nhanh kể đi, cái này cho ngươi.”

“Ta cũng cho.”

“Ta…ta…ta cho ba đồng.”

Cùng với tiếng người nhao nhao thúc ép tiếng tiền đồng “loảng xoảng” kêu không ngừng, đủ loại túi vải thi nhau ném tới, bọn hị đã bị thư sinh kia câu hồn rồi.

Thư sinh vẫn còn lự thì trên vai chợt truyền đến nhiệt lượng. Quay đầu nhìn lại mới thấy sau lưng từ khi nào đã nhiều hơn một ông lão râu tóc bạc phơ, hắc bào u ám mang theo phong cách cổ xưa. Ông ta chính là chủ khách sạn này, gọi Hoa lão đầu.

Nụ cười xảo trá thường trực trên khuôn mặt Hoa lão kéo dãn, trách khứ nói. “Tiên sinh ở dưới mi mắt lão phu công nhiên kéo khách. Mọi người chăm chú nghe ngươi kể chuyện, suốt mấy canh giờ một giọt trà chưa uống, nửa bát mì chưa kêu. Thiệt hại này quán nhỏ không chịu nổi.”

Lời nói đầy khổ tâm, đôi mắt già nua ẩn hiện lệ quan lóng lánh.

Bờ môi khô mĩm chặt, Hoa lão chỉ về đống tiền trên bàn, ủ rũ nói. “Khẩu âm tiên sinh không phải người Hoài Phong quốc mà giống như khách từ Trung thổ xa xôi. Lão phu hữu ý nhắc nhở, quanh vùng này ba mươi dặm không phải rừng sâu nước độc thì cũng có sơn tặc chực chờ. Ngươi như này văn nho yếu đuối độc thân hành tẩu, thật không an toàn!”

“Chi bằng, số bạc này lão phu lấy phân nửa, trước trả phí trọ vài ngày, sau giúp ngươi mướn mấy vị võ giả đi theo hộ tống.”

Lời nói chưa dứt, ma trảo đã thật nhanh vươn dài, hốt lấy một khoảng lớn cho vào trong áo.

Nét mặt thư sinh thoáng qua tia giận dữ, song càng nhanh giấu giếm, thật thà gật đầu, bảo. “Lão bản thật có tài, tại hạ nghe nói phong cảnh ba thành nam huyện Hoài Phong quốc mê đắm lòng người, nên mới lặn lội đường xa. Mấy năm này thân thể suy kiệt không ít. Nếu được, cầu ông chủ giúp ta mua mấy vị thuốc bổ cùng với mấy con ngựa tốt.”

“Không vấn đề, không vấn đề!” Hoa lão cười càng thêm tươi, thuận tay nhận lấy bạc thư sinh đưa tới.

Trên lầu, một kiếm khách bộ dáng dày dặn gió sương trông thấy cảnh ấy khinh thường mắng hai từ “Vô sỉ”.

Toàn trường mấy trăm người, trung bình mỗi người năm đồng, con số kia đã lớn ngoài sức tưởng tượng, bao trọn toà khách sạn cũ kỷ chốn sơn cùng thuỷ tận này mười bữa nửa tháng vẫn còn dư. Ấy vậy mà lão cáo già kia khua môi múa mép vài lời liền dễ dàng dạt đi phân nửa, công phu sư tử ngoạm luyện đến trình độ đăng phong tạo cực.

Nhiều người tâm tồn chính khí, muốn tiến lên thay thư sinh đòi công đạo. Bất quá, sực nhớ đến lời đồn, vài năm trước sơn tặc tràn vào, sinh sự với Hoa lão kia. Kết quả, ngày hôm sau trên sông vớt được mười ba cổ thi thể không đầu, trùng khớp với sô lượng sơn tặc. Từ đấy, rất nhiều phong thanh liên quan đến Hoa lão đầu, không ai nguyện trêu chọc lão.

Hơn nữa, mọi người thấy thư sinh vui vẻ gật đầu, nộ ý nhất thời tiêu biến.

Không nỡ khiến y mất vui, cũng không muốn lo chuyện bao đồng rồi biến thành xác chết không đầu. Bọn họ càng quan tâm câu chuyện thư sinh sắp kể phía sau.

Thư sinh thấy mọi người đã ổn định, ho lấy giọng rồi bắt đầu kể.

Bạn đang đọc Phong Thần Thuyết sáng tác bởi Honthuyet

Truyện Phong Thần Thuyết tại TruyenYY đã đến chương cuối. Hãy nhấn vào nút Theo Dõi để được nhận thông báo khi có chương mới nhé! Chúc đạo hữu có những giây phút vui vẻ tại YY Giới.

Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi Honthuyet
Thời gian
Cập nhật
Lượt đọc 3

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.