Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Kim Tàm Cổ

Phiên bản Dịch · 1283 chữ

Chương 2: Kim Tàm Cổ

Mẹ nhận lấy hành lý của tôi, nói bà ngoại không ở đây, đã trở về Đôn Trại rồi.

Bà nói bà ngoại muốn được chết ở Đôn Trại, nơi bà đã sống 86 năm cả đời người, ở đó có giếng nước ngọt, có hương thơm của lúa, không khí tràn đầy mùi dầu hoa của cây cải.

Mẹ tôi có hai em gái và một em trai, bà là con cả. Ông ngoại tôi mất sớm, vì chiến tranh nên bỏ mạng. Bà ngoại không rành việc bếp núc nên mẹ vốn là con cả liền mệt nhọc hơn. Sau kho hai người dì yên bề gia thất, cậu nhỏ cũng trưởng thành, mẹ mới theo ba chuyển tới trấn trên làm ăn.

Mấy năm trước cậu nhỏ phát tài đã chuyển lên thành phố sống.

Bà ngoại không chịu đi, một thân một mình sống ở Đôn Trại. Tinh thần bà ngoại lúc này vẫn rất tốt, hơn nữa có người trong thôn giúp đỡ chăm sóc nên không cần lo. Không nghĩ vậy mà bà bị bệnh, hơn nữa còn là căn bệnh nan y, ung thư dạ dày.

Ngày hôm sau tôi và mẹ thức sớm để tới Đôn Trại.

Trước kia đường lên núi đều là bùn nhão dù năm 2004 đã được sửa sang không ít, tôi bao một chiếc xe nhỏ để đi. Một đường long đong mệt nhọc không cần nói, hơn nửa tiếng cuối cùng chúng tôi cũng tới Đôn Trại. Chưaơ vào tôi đỡ thấy cây đa già cực lớn, tháp trốn, sân to cùng ngôi chùa ở cuối thôn.

Tôi có cầm theo một ít quà, nhanh chóng đi cùng mẹ vào trong. Đường là đường đất, khi thời tiết hanh khô sẽ có bui bay, không ngừng có người chào mẹ tôi, bà ấy cũng ủ rũ đáp tạ, tâm sự nặng nề.

Tôi lần nữa gặp được bà ngoại, khi ấy bà đã tới bước cuối cùng của đời người.

Trong nhà có rất nhiều người, ngoại trừ dì nhỏ ở Tân Cương không về kịp thì phần lớn thân thích đều ở đây, tôi gặp được dì hai, cậu nhỏ và vài anh em họ, còn có vài người hàng xóm nữa. Bà ngoại nằm trong phòng ngủ, thời điểm tôi vào liền ngửi được mùi người già. Đáy lòng tôi có chút chua chát, bà ngoại vốn ưa thích sạch sẽ, có điều hiện tại bà đã lớn tuổi.

Mẹ tôi nói:

- Mẹ, Lục Tả về rồi.

Một lão thái thái đắp chăn màu vàng có mái tóc trắng như tuyết, làn da đầy vết đồi mồi như cây tùng, khuôn mặt bà vàng sậm, hai mắt vô thân, khóe miệng còn chảy nước dãi, thần trí hẳn không còn minh mẫn nữa. Đây chính là bà ngoại tôi, bà đang hấp hối.

Lúc này, tôi chạy tới bên cạnh cầm lấy bàn tay gầy guộc của bà ngoại, thế nhưng mà chẳng có chút phản ứng nào, phải một lúc sau bà mới liếc nhìn tôi một cái, sau đó nhắm mắt ngủ mất.

Mẹ nói:

- Bà ngoại không nhận ra con.

Nói xong mẹ lắc đầu thở dài.

Tôi chờ hai hôm ở Đôn Trại, trong lúc này bà ngoại vẫn luôn trong tình trạng ngơ ngác, thờ thẫn. Hiện giờ mọi người đang thảo luận không biết có nên chuyển bà ngoại lên bệnh viện thành phố không, có điều nói mãi vẫn chưa thống nhất. Cậu nhỏ muốn tôn trọng ý kiến bà ngoại, không muốn tốn thời gian lẫn tiền bạc cho việc đi lại vô ích… điều kiện nhàn ông ấy không được tốt, lúc điều trị cho bà ngoại đã chi rất nhiều.

Lúc này, chị dâu đang chiếu cố bà ngoại bỗng chạy tới gọi chúng tôi vào, nói bà ngoại đã tỉnh lại.

- Con là Lục Tả?

Mắt bà ngoại đã mờ nhưng vẫn nằm trên giường nhìn về phía tôi, thấy tôi nhẹ gật đầu bà lại hỏi:

- Con sinh năm nào?

Mẹ tôi nghe vậy mới đáp:

- A Tả sinh năm 86, năm nay 21 tuổi.

Bà ngoại gật đầu một cách khó khăn, lại hỏi:

- Tháng nào?

- 20 tháng 8, âm lích là 15/7.

Tôi đáp.

Lúc này đột nhiên mắt ngoại sáng rực lên, sau đó ho khan vài tiếng, cảm thấy dường như bà mắc đàm nên tôi giúp bà vô vỗ lưng, sau mấy phút bà ngoại mới phun ra một ngụm máu đen. Tiếp đến bà ngoại ngẩn đầu nói:

- Sư công, rốt cuộc người cũng tới.

Đột nhiên tinh thần bà ngoại tốt hơn nhiều, bà có thể xuống giường kêu cậu nhỏ tới mảng đất trống đào một cái bình lên, miệng bình được đậy lại bằng giấy thấm dầu, kèm theo bình là hộp gỗ đựng quyển sách thật dày được đóng bằng chỉ vàng ở gáy sách.

Bà ngoại đẩy dì lớn ra, run rẩy đi tới chỗ bàn trà để cái bình. Bà lầu bầu vài tiếng Miêu, trong tay run rẩy vung lên. Sau mười phút bỗng nhiên mở giấy dầu ra.

Bên trong bình đen xì, một con sau màu vàng chậm chạp bò ra.

Con sâu mập ú đầy thịt, to bằng ngón cái của người trưởng thành, con mắt thoái hóa thành một điểm đen, phía dưới là hai mươi cái chân to mộng, trên lưng có đôi cánh mỏng như tờ giấy. Khi tôi nhìn tới điểm đen ở vị trí đôi mắt kia, chẳng cảm giác được nó phì nộn đáng yêu chỗ nào, chỉ có cảm giác quỷ dị khác thường.

Bà ngoại vẫn đang đọc tiếng Miêu, vì chưa học qua nên tôi nghe không hiểu lắm.

Có điều bà đột nhiên chỉ tay về hướng tôi, con sâu mập lúc này hóa thành một đường chỉ màu vàng, trong tiếng kinh hô của mọi người xung quanh mà chui tọt vào miệng tôi.

Cổ họng cảm nhận được sự mát lạnh khác thường, con sâu cứ thế chui tọt vào dạ dày.

Mùi tanh hôi khó chịu cuộn trào tới trong thực quản khiến hô hấp tôi thoáng chốc trở nên khó khăn, phảng phất như lá phổi từng bước bị xâm chiếm, trong tâm trí như thiếu một cái gì đó nhưng trong cơ thể lại dư ra một thứ. Theo mùi tanh hôi bốc lên, cảm giác buồn nôn kinh khủng khiến suy nghĩ tôi không cách nào hoạt động được, da đầu chẳng biết vì sao tê dại, cứ thế mà hôn mê.

Bà ngoại đã mất, mất vào ngày tiếp theo.

Khi bà đi rất an tường, trước khi mất còn kéo tay tôi nói rất nhiều điều, thứ hôm qua bà cho tôi ăn là Kim Tàm Cổ, vạn cổ chi vương, giúp tôi kéo dài tuổi thọ, thân thể tráng kiện, còn có rất nhiều tác dụng khác. Có điều vì cổ bị nhốt trong hộp quá lâu nên có độc, mỗi 15 hàng tháng vào lúc 0 giờ độc tố sẽ phát tác kheiesn toàn thân tôi đau đớn vô cùng. Nếu muốn giải độc phải tìm cỏ Ải Loa Tử mà ăn.

Bà ngoại còn nói Kim Tàm Cổ vẫn sống cộng sinh trong thân thể tôi, trong vòng một năm nếu tôi không hàng phục được nó sẽ chết chắc.

- Nếu con không muốn Kim Tàm Cổ thì xuống bầu bạn với bà đi.

Trừ Kim Tàm Cổ ra, bà ngoại còn để lại cho tôi một cuốn sách chép tay cũ kỹ, có tên Trấn Áp Sơn Loan Thập Nhị Pháp Môn.

Bạn đang đọc Vu Cổ Huyền Bí của Nam Linh Khoa Phật
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi khôngănkhôngvui
Phiên bản Dịch
Thời gian
Lượt thích 1
Lượt đọc 22

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.