Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Cổ Độc Phát Tác

Phiên bản Dịch · 1216 chữ

Chương 3: Cổ Độc Phát Tác

Trấn Áp Sơn Loan Thập Nhị Pháp Môn có tổng cộng 12 phần gồm đàn chấm, giảng đạo, vu y, dục cổ, phù lục, cấm chú, xem bói, cầu mưa, giải mộng, khu dịch, tự thần, cố thể . Toàn thư được viết bằng chữ phồn thể, ở giữa xen kẽ rất nhiều ghi chú, bản đồ cùng kinh nghiệm, độ dày chừng nửa ngón tay, phía sau mỗi chương có ghi lại những cảm tưởng của người viết.

Bởi vì là chữ phồn thể lại viết tay nên chữ đã bị mờ đi không ít, hơn nữa còn có vài chương bị thiếu trang nên khá khó hiểu.

Thời điểm làm đám tang cho bà ngoại, trông mẹ luôn lo lắng bất an, có điều khi ấy tôi không quá để ý, ngoại trừ lúc nhàn rỗi nhàm chán lật xem thì đa phần đều bận bịu lo cho tang sự. Dường như tôi sắp quên mất chuyện về Kim Tàm Cổ. Vào ngày thứ ba tang sự đã xong, tôi chuẩn bị đồ đạc để trở về Đông Quan, có điều mẹ lại muốn tôi ở lại thêm hai ngày.

  • Vì sao?

Tôi hỏi, lúc này mẹ mới nói ngày mai là mùng một, bà muốn biết những lời bà ngoại nói có thật không.

Mặt mày bà ủ rũ:

- Bà ngoại chưa bao giờ nói sai sự thật. Ai, hồi đó bà ngoại muốn mẹ tiếp nhận thứ đó, có điều mẹ sợ sâu nên kiên quyết không chịu, về sau bà ngoại cũng không nhắc tới nữa. Sao bây giờ lại chuyển lên con rồi? Ai, sớm biết mẹ đã không kêu con về.

Khi ấy tôi chỉ cười mẹ nhát quá, không hề để ý nhưng vẫn đồng ý ở lại vài ngày, nhân tiện hẹn bạn cũ gặp mặt.

Ngày tiếp theo tôi hẹn một người bạn tới nhà họ uống rượu, đêm đã khuya nhưng mẫu thân vẫn chưa đi ngủ.

Mẹ vẫn trách tôi không nghe lời bà, không chịu ở nhà đợi. Thấy sắc bà trắng bệch, cắn môi nên sợ mẹ ngã bệnh. Khi tôi về đã là 11 giờ, mẹ nói không sao, cả ba và mẹ đều ngồi trong phòng khác, thần tình nghiêm túc đợi tôi tới 12 giờ đêm.

Lúc ấy, tôi phát hiện tại xà nhà ở cửa chính treo hai mảnh vãi đỏ, mấy chậu cây và ngưỡng cửa cũng được rải gạo, đông một đống tây một đống, không theo chút quy luật nào. Thấy tâm tình ba mẹ nặng nề tôi cũng chẳng dễ chịu, mẹ thấy tôi không tin nên kể một ít chuyện cũ:

- Miêu tộc chia thành Sinh Miêu và Thục Miêu, Sinh Miêu là người Miêu thuần, Thục Miêu là người Miêu bị Hán háo, trộn lẫn văn hóa ngoại lai, không ở trại, tế tự hay tham gia miêu tiết, thậm chí còn không nói tiếng Miêu nữa. Cả đời bà ngoại ở lại Đôn Trại, vốn là trại của người Sinh Miêu. Lúc trước tộc trưởng là người có quyền uy lớn hơn cả trời. Người duy nhất tộc trưởng sợ chính là bà ngoại tôi. Lúc còn trẻ bà ấy là mỹ nhân khó gặp, vô số người thèm muốn, về sau chẳng biết gặp phải biến cố gì lại vào Miêu trại trong núi học vui thuật.

Bà đồng chỉ là một cách gọi trong Miêu trại dành cho cả nam lẫn nữ, mà bà đồng bà ngoại theo học là nam nhân.

Người Miêu rất giỏi nuôi cổ, nhất là người Miêu ở Thập Vạn Đại Sơn. Thời gian trước núi to còn chưa khai phá, ít người lui tới, rắn độc, con rết, thằn lằn, con giun, cóc đầy khắp núi, khi nhiều quá mọi người sẽ geiets bớt. Sư phụ của bà ngoại là một cao thủ nuôi của, trước giải phẩm có uy danh rất lớn ở khắp Tương tây. Thế nhưng sau khi chết lại bro xác ở một nơi hảo lảnh không ai biết, xác chết bị chó hoang tới tha đi, trên xác vô số giờ bọ trắng nhởn.

Về sau bà ngoại kế thừa trở thành bà đồng cả Miêu trại.

Vào năm 1950 khi Tương Tây hoành hành nạn thổ phỉ, một đầu lĩnh đi ngang qua Đôn Trại, xem trọng cô nương nào đó nên muốn cướp về. Về sau càng nhiều thổ phỉ tới hơn, bọn họ tàn ác đánh cướp khắp nơi. Khi ấy bà ngoại chỉ hướng về phía bọn cướp thì thầm vài câu rồi thôi. Về sau một liên lạc viên của quân giải phóng nói cho bọn họ biết, đám thổ phí chiếm cứ Thanh Sơn Giới đã chết sạch, chết vì bệnh hiểm nghèo, khi chết xác tuôn ra mấy trăm con sau, sau khi hỏa táng trái tim của họ bị lủng lỗ chỗ, trông chẳng khác nào tổ ong.

. . .

Mẹ cứ thế đứt quãng kể rất nhiều chuyện xưa liên quan tới bà ngoại. Những chuyện đó được ông ngoại nghe từ chỗ một người gia trong trại kể, sau đó truyền lại cho mẹ. Lúc này tôi mới biết, nguyên lai cái nhìn phong kiến mê tín tôi dành cho ba ngoại thật sự là là một thời kỳ phong quang vô hạn khi còn trẻ của bà. Mãi cho đến những năm 70, 80, khi cách mạng xuống thôn. Liên hệ giữa Miêu trại và ngoại giới dần thưa hơn, từ đó bà ngoại mới như lánh đời, chỉ tế tự, bái thần, xem bệnh, đoán mệnh, độ cuối đời trong Miêu trại.

- Thời điểm con rời quê đi hai chúng tôi đều cản, kết quả bà ngoại lại giúp con đoán mệnh, bà nói con là người thiện lương nhưng ngọc muốn sáng cần phải mài dũa, vì thế phải ra ngoài chịu khổ một chút thì cuộc sống sau này mới tốt hơn. Bởi vậy mới nói, con được như ngày hôm nay một phần cũng nhờ vào bà ngoại cả.

Mẹ nói xong tôi chỉ cười cười chứ không hỏi tiếp. Mấy năm nay tôi cũng tìm hiểu một chút về bói toán, thứ này thật giả khó phân, có thể nói thuộc phạm trù của tâm lý học.

Lúc này đồng hồ đã điểm 12 giờ, âm thanh keng keng keng vang lên. Mẹ đột nhiên ngừng nói, bà và cha sợ hãi nhìn về phía tôi.

Lúc này tôi cảm thấy hiểu, vì thế nhìn tự soi mình vào tủ lính pha lê. Gương mặt khi áy của tôi khô vàng như lá, đáng sợ tới dọa người, một đường đen xuất hiện trên trán. Khi tôi trừng mắt hết hồn thì một cơn đau đớn phát ra từ phía bụng trái phía trên, một đợt lại một đợt không ngừng quặn đau, mãnh liệt như thủy triều…

Tôi thấy hình như mẹ đang nói gì đó với mình, có điều hiện tại đau tới mức chẳng nghe được gì. Tôi biết được cảm giác sống không bằng chết, có điều vẫn tỉnh táo vô cùng, chẳng hề hôn mê.

Sau đó tôi cảm nhận được có thứ gì đúng di chuyển trong bụng mình.

A…A… đau, đau quá!

Bạn đang đọc Vu Cổ Huyền Bí của Nam Linh Khoa Phật
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi khôngănkhôngvui
Phiên bản Dịch
Thời gian
Lượt đọc 11

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.