Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

THẦN KHÚC

Tiểu thuyết gốc · 2368 chữ

Chương 29 : THẦN KHÚC

Năm Koumyo thứ 2063, chế độ Nhiếp chính của thời hoàng tử Shotoku được tái lập. Fujiwara no Yoshifusa làm Sesshou (Nhiếp chính) cho cháu mình là Tenno Suiwa. Khi Tenno lớn, chức Sesshou được đổi thành Kanpaku (Quan Bạch). Hầu như không có sự khác biệt giữa hai chức vụ này. Từ đó về sau, chỉ có người của gia tộc Fujiwara mới có thể giữ hai chức vụ này, kể cả khi triều đại Fujiwara đã sụp đổ và các Shogun lên nắm quyền lực. Vì thế, gia tộc Fujiwara còn được gọi là Sekkan-ge (Nhiếp Quan gia).

Triều đại Fujiwara kéo dài đến năm Koumyo thứ 2361, phát triển ngày càng cường thịnh, và đã sụp đổ bởi sự cường thịnh của mình. Khi đó, gia chủ là Fujiwara no Tadazane đã về hưu, nhường chức Sesshou cho con trai trưởng là Fujiwara no Tadamichi. Con trai thứ là Fujiwara no Yorinaga được phong làm Naidaijin, nhưng không phục, âm mưu đoạt quyền.

Năm Koumyo thứ 2328, Tenno Toba truyền ngôi cho con là Tenno Sutoku, để lên làm Daijo-Tenno (Thái Chính Thiên Hoàng, tức Thái Thượng Hoàng). Năm Koumyo thứ 2346, Tenno Sutoku bị buộc phải thoái vị, nhường ngôi cho em trai là Tenno Konoe. Theo truyền thống Daijo-Tenno Toba phải nghỉ hưu, trao quyền lại cho Daijo-Tenno Sutoku. Thế nhưng, Daijo-Tenno Toba vẫn tiếp tục nắm quyền và Daijo-Tenno Sutoku không có quyền hạn gì. Mâu thuẫn xuất hiện giữa hai vị Daijo-Tenno.

Mâu thuẫn triệt để bùng phát khi Tenno Konoe qua đời vào năm Koumyo thứ 2360. Daijo-Tenno Sutoku hy vọng con trai mình sẽ kế vị. Nhưng Daijo-Tenno Toba lại đưa con trai của ông (em trai của Sutoku) lên ngôi, trở thành Tenno Go-Shirakawa. Triều đình hỗn loạn khi Fujiwara no Tadamichi ủng hộ Daijo-Tenno Toba và Tenno Go-Shirakawa, trong khi Fujiwara no Yorinaga ủng hộ Daijo-Tenno Sutoku. Sang năm sau, Daijo-Tenno Toba qua đời, mâu thuẫn biến thành xung đột vũ trang. Song phương triệu tập những người ủng hộ kéo về Kyoto. Hogen no Ran (Bảo Nguyên chi loạn) bắt đầu.

Lúc này, hai gia tộc bushi là Minamoto và Taira đều là gia thần của gia tộc Fujiwara. Do lệnh từ chủ gia, hai gia tộc này cũng bị chia thành hai phe. Gia chủ của Minamoto là Minamoto no Tameyoshi và tiền gia chủ của Taira là Taira no Tadamasa đều ủng hộ Fujiwara no Yorinaga. Trong khi con trưởng của Minamoto no Tameyoshi là Minamoto no Yoshitomo và gia chủ của Taira là Taira no Kiyomori lại ủng hộ Fujiwara no Tadamichi. Quân đội song phương đối trận tại Kyoto.

Về phía quân Fujiwara no Yorinaga, Minamoto no Tametomo (con trai thứ của Minamoto no Tameyoshi) đề nghị tổ chức một cuộc tập kích vào cung điện của Tenno Go-Shirakawa, nhưng bị Fujiwara no Yorinaga phủ quyết. Trong khi đó, bên phía đối thủ của họ, Minamoto no Yoshitomo cũng có đề nghị tương tự và được Fujiwara no Tadamichi chấp thuận. Đến tối, Taira no Kiyomori và Minamoto no Yoshitomo suất lĩnh 600 kibushi (kỵ vũ sĩ) bất ngờ tấn công vào cung điện của Daijo-Tenno Sutoku. Minamoto no Tametomo sử dụng đội kyubushi (cung vũ sĩ) tinh nhuệ, dựa vào cung thành, đã đẩy lùi được các cuộc tấn công của đối phương.

Cuộc chiến tiếp diễn xung quanh hoàng cung. Song phương điều động đại lượng quân đội vào tham chiến. Giao tranh cực kỳ ác liệt. Minamoto no Yoshitomo đề nghị phóng hỏa thiêu hoàng cung và được chấp thuận. Quân của Fujiwara no Yorinaga đại bại, còn bản thân Fujiwara no Yorinaga tử trận.

Kết quả, Daijo-Tenno Sutoku bị lưu đày đến Sanuki ở đảo Shikoku; Minamoto no Tameyoshi và Taira no Tadamasa bị xử tử; Minamoto no Tametomo trốn thoát, mai danh ẩn tính. Tenno Go-Shirakawa nhường ngôi cho con là Tenno Nijo để trở thành Daijo-Tenno; Minamoto no Yoshitomo trở thành gia chủ của Minamoto.

Cũng qua cuộc chiến này, gia tộc Fujiwara bị tổn thất nặng nề, không còn đủ sức khống chế các gia tộc phụ thuộc nữa. Các thành viên còn lại trong gia tộc Fujiwara vì cừu oán mà thù địch lẫn nhau, rồi bị người ngoài khích bác xúi giục, tự lập phân gia, khiến gia tộc Fujiwara lừng lẫy bị tan rã thành nhiều gia tộc nhỏ, và sau nhiều phen thăng trầm, chỉ còn sót lại năm gia tộc : Konoe, Takatsukasa, Kujo, Nijo và Ichijo. Trong khi đó, hai gia tộc Minamoto và Taira có lực lượng hùng hậu, bắt đầu độc lập và dần dần tranh giành sức ảnh hưởng đối với triều đình của gia tộc Fujiwara. Cục diện ba gia tộc dần hình thành, chế độ kuge (công gia) sụp đổ, chuyển dần sang chế độ buge (vũ gia).

Đến Heiji no Ran (Bình Trì chi loạn) vào năm Koumyo thứ 2365, gia tộc Taira đánh bại liên minh Fujiwara – Minamoto, đồng thời cũng kết thúc sự thống trị của gia tộc Fujiwara. Sau sự sụp đổ đó, các phân gia tập trung vào hoạt động nghệ thuật, xuất hiện rất nhiều danh nhân, tác gia, nghệ thuật gia như Fujiwara no Shunzei hay Fujiwara no Teika. Tuy nhiên, những gia tộc có nguồn gốc từ gia tộc Fujiwara đều được xem là mang huyết thống cao quý; danh hiệu Sekkan-ge vĩnh viễn thuộc về họ. Các gia tộc bushi cầm quyền sau này tối đa chỉ có thể giữ chức Daijodaijin (Thái chính đại thần) hoặc Shogun (Tướng quân). Ngoài ra, sự thông hôn giữa họ với Hoàng tộc vẫn tiếp diễn đến tận bây giờ.

...

Tác phẩm kết thúc bằng sự miêu tả thoáng qua cuộc sống khó khăn của các gia tộc có nguồn gốc từ gia tộc Fujiwara trong thời kỳ Chiến Quốc và các hoạt động đáng thất vọng của bọn họ như bán quan chức (chỉ có danh nghĩa, không có quyền lực) cho giới buge, làm thơ văn ca tụng các lãnh chúa địa phương để kiếm tài trợ, gả con gái để lấy của hồi môn, ...

Narumi đã ‘bế quan’ một tuần để hoàn thành tác phẩm. Toàn văn hơn 15 vạn chữ, được chia thành hai phần : Daiko-kigen (Thái cổ kỷ nguyên) là thời kỳ trước Sarutahiro Okami, có 12 chương; và Koumyo-kigen (Quang minh kỷ nguyên) là thời kỳ sau Sarutahiro Okami, có 40 chương. Các nhân vật anh hùng được cậu khắc họa bằng bút pháp tiểu thuyết, hoặc cực kỳ dũng cảm, hoặc bi tráng vô cùng. Cậu đã có không ít kinh nghiệm viết văn, tác phẩm có thể thiếu tính nghệ thuật, nhưng bắt buộc phải thu hút độc giả, và quan trọng hơn, phải có tính tham khảo. Tiểu thuyết lịch sử kia mà ! Bọn Mitchell Bard đã phải mất rất nhiều công sức giúp cậu thu thập tư liệu, văn hiến.

Cuối cùng, cậu ‘sáng tác’ một bản gia phả, cũng với bút pháp ‘bảy thực ba hư’. Từ Fujiwara no Tadazane về trước là chép đúng theo tư liệu lịch sử và văn hiến, còn sau đó thì cậu ‘sáng tác’ thêm, lý do là : Fujiwara no Tadazane thất vọng trước hai người con quyền cao chức trọng của mình, nên đã truyền ngôi vị gia chủ cho một người con khác, Fujiwara no Tadamoto, sau đó truyền qua nhiều đời đến Fujiwara no Narumi. Cậu sinh vào năm 1958(1) và có mẹ là người Mỹ. Dân chúng Mỹ hy vọng cậu là người của bọn họ, và cậu thấy cũng nên như vậy. Đối với người Mỹ, có mẹ là người Mỹ cũng được xem là người Mỹ, như Tổng thống Barack Obama sau này. Đương nhiên, lai lịch người mẹ được cậu ‘tạo’ ra không rõ ràng, rất khó xác minh, vì đó là thời kỳ nhạy cảm sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Chỉ có điều, tưởng tượng của con người là vô hạn. Những gì sau đó đã diễn ra ngoài cả sự tưởng tượng của cậu.

Xong đâu đấy, cậu cho gửi tác phẩm sang tòa soạn báo La Paz. Bọn Bob Wayne đọc xong, mới hiểu tại sao cậu cho trả lại tấm thiếp kia. Tác phẩm được đăng chung với tiểu thuyết ‘The Light’s son’, nhờ đó cũng sẽ có được cả chục triệu độc giả, góp phần đề cao địa vị của cậu trong lòng dân chúng năm châu. Kể từ lúc này, cậu không còn là bình dân không thân không thế nữa.

...

Giáng Sinh năm 1992.

Từ trưa ngày 24/12, phía trước các rạp chiếu phim ở Mỹ và nhiều nơi khác trên thế giới đã tụ tập rất đông người, xếp thành các hàng dài, đa số các phòng vé đã bán hết sạch, những người đến trễ đã phải đặt trước vé của ba ngày sau. Bộ phim ‘High School Musical 2’ do đại tác gia Fujiwara no Narumi thủ vai chính như một quả bom tấn làm náo động cả thị trường phim trong dịp lễ Giáng Sinh năm nay. Một số bộ phim bom tấn thật sự khác đã phải chấp nhận nhường bước, dời ngày ra mắt.

Tình trạng thế này chỉ xuất hiện mỗi khi bộ phim nổi tiếng ‘The Star War’ công chiếu. Nhưng thanh thế lần này có lẽ còn hơn hẳn. Ở siêu thị, nhà hàng, trường học, đường phố, công viên, ... đâu đâu cũng nghe có người thảo luận về ‘High School Musical 2’, về đại tác gia, về những bài hát, về thời trang trong phim, ... Đặc biệt, các mẫu đồng phục của trường Trung học Fujiwara bán rất chạy. Khi đi trên đường, mọi người có thể phát hiện có nhiều thanh thiếu niên mặc những bộ đồng phục trẻ trung và đẹp mắt đó, trên thắt lưng còn đeo một chiếc máy Fantasy Player, headphone xanh xanh đỏ đỏ xinh xắn.

Cũng như lần trước, các nhà bình luận phim tìm ra đủ mọi vấn đề để phê bình. Nhưng càng bị phê bình, bộ phim càng ăn khách. Những tờ báo đăng tải tin tức về bộ phim được mọi người tranh nhau tìm mua. Còn những tờ báo đăng bài phê bình của các nhà bình luận phim thì bán ế thấy rõ. Vì thế rất ít tờ báo chịu đăng bài của bọn họ, khiến cho thu nhập của bọn họ giảm mạnh. Bọn họ càng có lý do thù địch Narumi và hãng MGM. Chỉ có điều, cả Narumi và MGM đều không mấy quan tâm về vấn đề đó.

Bộ phim công chiếu suất đầu tiên vào lúc 2 giờ chiều giờ địa phương. Vì đang thực hiện kế hoạch ‘mỗi tuần một bộ phim’, để giảm bớt phiền phức, hãng MGM không tổ chức công chiếu cùng thời điểm trên toàn thế giới. Dù vậy, mỗi suất chiếu hầu như không còn một ghế trống. Nhờ các nhân vật trong phim đều là nam thanh nữ tú, anh tuấn xinh đẹp, thanh tân thoát tục, cùng với những bài hát dễ nghe dễ nhớ, những điệu múa đẹp cuốn hút, giới trị quan tích cực, chủ đề đầy ý nghĩa giáo dục, khích lệ thanh thiếu niên kiên trì mộng tưởng của mình, lại thêm danh tiếng của Narumi, khiến cho suất chiếu đầu tiên đã có đến hơn 10 triệu lượt khán giả. Tổng doanh thu phòng vé ngày đầu tiên lên đến 203,8 triệu USD, phá kỷ lục từ trước đến nay.

Đây là một bộ phim thành công vang dội.

Chỉ có điều, đối với đa số khán giả khi rời khỏi rạp, chủ đề bàn luận nhiều nhất của bọn họ không phải là nội dung phim hay nhân vật chính, mà là một nhân vật phụ có ngoại hình xấu và thời gian diễn xuất không nhiều : Mr. Shore. Nhân vật này đã từng xuất hiện trong phần trước, và chỉ khiến khán giả cảm thấy đáng thương. Nhưng lần này thì ...

“Sama is Etou style

Etou style

A girl who is warm and humanly during the day

A classy girl who know how to enjoy the freedom of a cup of coffee

A girl whose heart gets hotter when night comes

A girl with that kind of twist

I’m a guy

A guy who is as warm as you during the day

A guy who one-shots his coffee before it even cools down

A guy whose heart bursts when night comes

That kind of guy

Beautiful, loveable

Yes you, hey, yes you, hey

Beautiful, loveable

Yes you, hey, yes you, hey

Now let’s go until the end

Sama is Etou style, Etou style

Sama is Etou style, Etou style

Sama is Etou style ...”

Cái gã thanh niên vừa mập vừa lùn, đeo kính đen, nhảy điệu nhảy ngựa, hình tượng hài hước kia đã triệt để chinh phục khán giả. Nếu như trước đây, có người nói cái gã muốn hình tượng không có hình tượng, muốn giọng hát không có giọng hát, cuộc thi âm nhạc nào cũng không qua được vòng sơ tuyển, mà có thể trở thành siêu sao thì mọi người đều cảm thấy không có khả năng. Thế nhưng, lần này lại khác, thế giới quan của mọi người đã bị đảo lộn. Chỉ sau một ngày mà gã kia đã nổi tiếng khắp thế giới, có đến hàng triệu fan hâm mộ. Vô số khán giả quay lại rạp chiếu phim chỉ để xem gã ta biểu diễn lần nữa. Bài hát ‘Etou style’ đã đóng góp đáng kể vào sự thành công của bộ phim.

Tiếp theo đó, giới truyền thông đua nhau đưa tìn về bài hát ‘Etou style’ và Mr. Shore. Có tờ báo còn thống kê đầy đủ hơn trăm cuộc thi âm nhạc mà Mr. Shore đã từng tham gia (đương nhiên là không qua được vòng sơ tuyển), điều mà ngay cả Ronald Shore cũng không nhớ hết nổi. Phải công nhận : “Nhà báo thật là tài !”.

...

Bạn đang đọc Ảo Mộng Nhân Sinh sáng tác bởi ThiếtQuanÂm
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi ThiếtQuanÂm
Thời gian
Lượt thích 1
Lượt đọc 3

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.