Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

GẶP GỠ TỐNG THỐNG MỸ TƯƠNG LAI BILL CLINTON

Tiểu thuyết gốc · 2565 chữ

Chương 7 : GẶP GỠ TỐNG THỐNG MỸ TƯƠNG LAI BILL CLINTON

Lại nói, khi ông Clinton nhìn thấy Narumi, thấy thần thái cử chỉ của cậu quý phái lịch lãm, liền nảy ra một quyết định, quay sang người trợ lý, khẽ hỏi :

- Cậu ta là ai vậy ?

Viên trợ lý nhìn về phía Narumi, rồi tra tìm danh sách khách mời, lát sau mới nói :

- Cậu ta tên là Fujiwara no Narumi.

- Người Nhật.

- Người Mỹ gốc Nhật. Cậu ta đến từ Arizona.

Ông Clinton thoáng trầm ngâm, rồi chợt đi về phía Narumi. Những người xung quanh đều rất ngạc nhiên, và cả Narumi cũng rất ngạc nhiên. Ông Clinton đến trước Narumi, giơ tay phải ra nói :

- Chào cậu Narumi.

Bắt tay bằng tay phải chứng tỏ sự tôn trọng đối phương. Narumi khẽ mỉm cười, cũng giơ tay phải ra bắt tay ông Clinton :

- Chào anh.

- Cám ơn cậu đã đến dự bữa tiệc của tôi. Cậu cũng ủng hộ quan điểm tranh cử của tôi chứ ?

- Ân ! Quan điểm của tôi là ... ai làm Tổng thống không quan trọng, miễn sao người đó có thể cứu lấy nền kinh tế đang suy thoái của chúng ta. Hiện tại nước Mỹ đang cần một vị Tổng thống giỏi về vấn đề kinh tế.

Ông Clinton thoáng ngạc nhiên, lại nhìn Narumi một lượt, rồi tươi cười bảo :

- Tổng thống Bush mà nghe cậu nói thế chắc hẳn sẽ rất giận dữ.

Câu trả lời này rất hợp ý ông Clinton. Narumi cũng mỉm cười nói :

- A a ! Tối đa ông ấy bất mãn chút thôi.

- Ha ha ha ...

Sau đó, ông Clinton giới thiệu Narumi với những người có địa vị trong bữa tiệc. Bọn họ cũng tươi cười nói chuyện với cậu. Mặc dù chỉ là chào hỏi xã giao, chưa biết có mấy người nhớ được cậu, nhưng ít ra cậu với bọn họ đã gặp mặt nhau, sau này có gì cũng sẽ dễ nói chuyện hơn.

Sau bữa tiệc, Narumi lại quyết định ở lại Mỹ một thời gian nữa. Cậu bắt đầu quan tâm đến tình hình kinh tế Mỹ. Tình hình đã có thay đổi nên kế hoạch ban đầu của cậu cũng sẽ có chút thay đổi. Lúc trước, cậu là người không thân không thế, nên lo sợ trước sự bất ổn của nước Mỹ. Nhưng nay đã khác. Cậu vừa quen biết Bill Clinton, người sẽ là Tổng thống Mỹ vào năm sau. Sắp tới cậu sẽ có tiền, rất nhiều tiền. Chỉ cần cậu có danh tiếng, cậu sẽ trở thành nhân vật thượng lưu. Nước Mỹ là thiên đường của giới thượng lưu. Lúc đó không còn gì đáng lo nữa.

Vấn đề quan trọng nhất lúc này là : "Làm sao để có danh tiếng ?"

Narumi chợt nghĩ đến những tác phẩm cậu đã ‘sáng tác’ trong những lúc rảnh rỗi từ những gì cậu nhớ được. Và giờ đây lại xuất hiện thêm vấn đề mới : "Làm sao để đăng nó, để thu hút độc giả ?". Cậu là người mới, không có tiếng tăm gì nên rất khó để xuất bản tác phẩm. "Nếu như có một tờ báo thì hay biết mấy ?", cậu nghĩ đến việc mua một tờ báo cho riêng mình. Thế nhưng, California là một tiểu bang thịnh vượng với nền kinh tế số một nước Mỹ (New York đứng thứ hai). Các tờ báo ở đây đều là báo lớn, cậu không có khả năng mua lại. Những tờ báo có ảnh hưởng, dù có tiền cũng chưa chắc mua được. Cậu đành nhìn ra xung quanh.

Nước Mỹ có những vùng giàu có, nhưng cũng có không ít nơi nghèo nàn. Chẳng hạn như ... La Paz. Nơi phồn hoa nhất California là Hollywood thuộc Los Angeles. Vùng Đại Los Angeles nằm bên bờ tây dòng sông Colorado. Bên kia sông là hạt La Paz thuộc tiểu bang Arizona. Khi mới thành lập Lãnh thổ Arizona, thành phố La Paz nằm bên bờ sông là thành phố lớn nhất và từng được coi là thủ phủ của lãnh thổ trong thời nội chiến (Đạo luật của Hạ viện tuyên bố thủ phủ là thành phố Tucson, nhưng nơi đó do Liên Minh Miền Nam kiểm soát, đến năm 1867 Tucson mới trở thành thủ phủ chính thức). Đến năm 1875, nguồn tài nguyên bị khai thác đến mức cạn kiệt, dân cư bỏ đi và thành phố suy tàn.

Hiện tại, hạt La Paz là vùng đất rộng người thưa, diện tích khu vực 11.691 km2, nhưng dân số chỉ có 19.715 người, trong đó có 19,6% dân số sống dưới mức nghèo khổ (theo chuẩn nghèo quốc tế là 1 USD/ngày). Thủ phủ của hạt La Paz là thị trấn nhỏ Parker với 3.083 dân. Toàn hạt có 5 thị trấn trên 1.000 dân, 10 thị trấn trên 100 dân, 2 thị trấn chỉ có vài chục người và 9 thị trấn bị bỏ hoang, thường được gọi là thị trấn ma (ghost town). Dù vậy, nơi đó vẫn có đầy đủ những gì mà một hạt cần phải có, gồm cả một tờ báo nhỏ và một đài truyền hình cũng nhỏ. Gọi là nhỏ vì lượng phát hành và lượng thuê bao chỉ hơn nghìn, miễn cưỡng tồn tại được nhờ sự trợ cấp nhỏ giọt của chính quyền, bởi nó là thể diện của địa phương. Nếu như cậu mua lại và đầu tư phát triển nó, hẳn sẽ được chính quyền địa phương ủng hộ. Ngoài ra, cậu còn có thể mua đất, trở thành địa chủ. Nơi đó đất rộng người thưa, giá đất hẳn sẽ không cao, lại có nhiều thị trấn không người, cậu hoàn toàn có thể mua lại một thị trấn mà làm thị trưởng, trở thành người có địa vị. Danh tiếng, địa vị, tiền bạc. Nếu cậu hội đủ thì cuộc sống sau này sẽ rất thoải mái.

Quyết định vậy đi !

...

Vòng chung kết Euro 1992 được tổ chức ở Thụy Điển từ ngày 10 đến ngày 26 tháng 6 năm 1992. Đây là giải vô địch bóng đá châu Âu lần thứ 9, được tổ chức 4 năm một lần bởi Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA). Các đội tuyển bóng đá quốc gia thi đấu vòng sơ loại, tuyển ra tám đội tham gia vòng chung kết. Tám đội bóng được chia thành hai bảng. Bảng 1 gồm : Anh, Pháp, Thụy Điển và Đan Mạch. Bảng 2 gồm : Hà Lan, Đức, Scotland và SNG (tức đội tuyển Liên Xô trước đây). Trong số đó, Anh, Pháp, Hà Lan và Đức là những đội mạnh. Hà Lan là đương kim vô địch (đoạt cúp năm 1988), Pháp đoạt cúp năm 1984, Đức đoạt cúp năm 1980, Anh tuy chưa từng đoạt cúp nhưng vẫn được xem là một đội mạnh. Đan Mạch bị đánh giá là đội yếu nhất, đã từng bị loại từ vòng sơ loại, lẽ ra không thể tham dự giải, nhưng đã may mắn được vé vớt vì đội Nam Tư không thể tham gia (do Liên bang Nam Tư đã tan rã, các quốc gia mới đang có chiến tranh với nhau).

Ở Bảng 2, diễn biến các trận đấu vòng bảng vẫn bình thường, kết quả đúng như dự đoán ban đầu của các cơ cấu và người hâm mộ, không có gì bất ngờ. Hai đội mạnh là Hà Lan và Đức chiếm hai vị trí đầu bảng và nhì bảng, đi tiếp vào vòng sau. Hai đội yếu hơn là Scotland và SNG bị loại. Chỉ có ở Bảng 1 là gây ra bất ngờ lớn đối với người hâm mộ, hai đội mạnh là Anh và Pháp đều bị loại, còn hai đội yếu hơn là Thụy Điển và Đan Mạch lần lượt chiếm hai vị trí đầu bảng và nhì bảng, lọt vào vòng bán kết. Những người chơi cá cược thua to và các hãng cờ bạc ‘tạm thời’ thắng lớn.

Ở vòng bán kết, Đức thắng Thụy Điển tương đối dễ dàng, nhưng Hà Lan và Đan Mạch đã hòa nhau trong cả hiệp chính và hiệp phụ, rồi Hà Lan đã để thua trong loạt sút luân lưu. Đến trận chung kết, Đan Mạch đã gây bất ngờ lớn khi thắng Đức với tỷ số tuyệt đối 2 – 0. Nằm ngoài sự dự đoán của những người hâm mộ, đội được đánh giá yếu nhất giải là Đan Mạch đã giành được ngôi vô địch. Người Đan Mạch tưng bừng mừng chiến thắng. Và Narumi cũng vậy.

Tuy nhiên, cách ăn mừng chiến thắng của cậu khá đặc thù.

Sau khi xem xong trận chung kết, Narumi ghé vào một quán cà phê gần sân vận động, vừa yên tĩnh uống nước vừa ngắm cảnh náo nhiệt bên ngoài khung cửa kính. Cậu chỉ thích 'xem' náo nhiệt chứ không muốn 'tham gia' náo nhiệt. Thụy Điển và Đan Mạch đều thuộc khu vực Bắc Âu, chỉ cách nhau qua một eo biển hẹp, và được nối với nhau bằng những chuyến phà (cầu Öresund nối liền thủ đô Copenhagen của Đan Mạch và thành phố Malmö của Thụy Điển bắt đầu được xây dựng vào năm 1995, hoàn thành vào năm 1999). Vì vậy, đã có rất nhiều người Đan Mạch sang Thụy Điển xem đội tuyển bóng đá quốc gia thi đấu, và lúc này đang có rất nhiều người Đan Mạch đang reo hò ầm ĩ, cùng nhau ăn mừng chiến thắng trên đường phố, đặc biệt đông đúc ở những quán bar, quán rượu. Các quán cà phê thì cũng vậy, nhưng yên tĩnh hơn nhiều. Narumi thích yên tĩnh, nên cậu ở đây.

Lại có khách vào quán. Đó là một cặp chị em đang nắm tay nhau vừa đi vừa nói chuyện vui vẻ. Trong quán không có bàn nào trống cả. Chỉ riêng có bàn của Narumi là chỉ có một mình cậu, vì vậy mà hai người họ đã đến chỗ cậu. Cả hai em đều nhỏ tuổi, người chị khoảng 15 tuổi, còn cậu em chỉ độ 12, 13 tuổi, đều trông rất dễ thương. Ân ! Trong mắt Narumi, đa phần trẻ em đều trông dễ thương. Người chị lễ phép nói :

- Xin lỗi anh, hết bàn trống rồi, anh cho chúng em ngồi chung với nhé.

Narumi mỉm cười bảo :

- Không sao đâu ! Cứ tự nhiên đi !

Vì Narumi thích trẻ em nên mọi người nhanh chóng làm quen với nhau. Người chị tên là Victoria, một cái tên khá quen thuộc ở phương Tây, còn cậu em tên là Philip, cũng tương tự vậy.

Sau một đêm náo nhiệt, Narumi rời Thụy Điển, tiến hành cải trang, lúc là nam, lúc là nữ, sử dụng các thân phận khác nhau, bằng thời gian nhanh nhất đi lĩnh giải thắng cược. Toàn bộ số tiền thắng cược đều được chuyển trực tiếp vào các tài khoản ở ngân hàng Thụy Sĩ. Vì có quá nhiều vé thắng cược và số tiền cũng lớn nên cậu cho chuyển khoản để được đơn giản và nhanh gọn. Sau đó, cậu lại cho chuyển tiền sang tài khoản chính có tên ‘Fujiwara no Narumi’.

Xong đâu đấy, cậu quay về Nhật Bản, không quan tâm đến sự náo động bên trong các công ty cờ bạc ở châu Âu. Trừ đi số tiền phải trả cho cậu, thật ra thì bọn họ vẫn có lời, chỉ là lời ít hơn mọi khi mà thôi. Nếu như bọn họ muốn biết ai thắng cược, cho người đi điều tra thì kết quả sẽ là người Mỹ gốc Hoa, trong khi cậu ở Nhật Bản. Chỉ cần các ngân hàng Thụy Sĩ giữ đúng nguyên tắc, không công bố thông tin khách hàng, thì không ai biết cậu là người thắng cược. Cậu phải cẩn thận như thế vì số tiền quá lớn, cậu sợ gây ra sự chú ý của các băng nhóm xã hội đen.

Vậy cậu đã thắng được bao nhiêu tiền ?

Cậu đặt cược tổng cộng 8,5 triệu USD, vừa đúng số chẵn, còn số tiền lẻ còn lại cậu sử dụng cho các chi phí khác như đi lại, làm hộ chiếu, mở tài khoản ngân hàng, ... Sau khi thắng cược, trừ các chi phí cần thiết, cậu còn lại 861,36 triệu USD. Dù chưa đến 1 tỷ USD, nhưng vẫn là một số tiền rất lớn. Thấy tỷ giá yên – USD giảm liên tục, hồi tháng 3 là 132,75 yên ăn 1 USD, nhưng đến tháng 7 chỉ còn lại 125.66 yên ăn 1 USD, sau này sẽ còn giảm xuống đến cận 100 yên ăn 1 USD, cậu lại đổi hết USD sang tiền yên. Chỉ cần tỷ giá giảm xuống 1 yên, cậu có thể lời được 861 triệu yên, một số tiền rất khả quan.

...

Thị trấn Tsugikagejima.

Narumi thức dậy, vệ sinh cá nhân xong, ăn sáng, rồi đi nhanh đến phòng khám tư của mình, đương nhiên trước đó không quên hóa trang kỹ lưỡng vì hôm nay sẽ gặp lại ‘người quen’. Nghĩ đến ‘người quen’, cậu liền lấy ra chiếc điện thoại cũ vẫn được cất giữ cẩn thận, gửi một mẫu tin nhắn cho ông thị trưởng Kurowa, sau đó ném bỏ xuống biển.

Vì sắp đến kỳ bầu cử thị trưởng, người dân trên đảo đều bận rộn, không ít người tập trung trước tòa thị chính biểu tình phản đối thị trưởng đương nhiệm, nên đường phố vắng vẻ hơn mọi ngày, cũng không ai đến phòng khám chơi với Narumi, chỉ có mấy em bé sinh bệnh đến khám. Cũng may đều là bệnh nhẹ, không phiền phức gì mấy.

Narumi rất thích trẻ em, đặc biệt là những em bé dễ thương, hoạt bát. Đổi lại, những em bé trên đảo cũng rất thích cậu, nhờ thế mà không đến nỗi sợ đi khám bệnh. Thậm chí, nhiều em bé còn có thể tự đến phòng khám một mình, không cần cha mẹ đi theo. Thêm vào việc cậu là bác sĩ duy nhất trên đảo, nên cậu cũng là một trong những người có uy tín ở đây.

Narumi sau khi tiễn khách ra về, đang đứng trước cửa phòng khám, chợt nghe có tiếng gọi :

- Cô Narumi khỏe ạ ?

Cậu nhìn xuống, thấy một bé trai đang chào cậu, liền mỉm cười xoa đầu bé, nói :

- Natsuki ngoan ghê ! Thế nào rồi ? Hôm nay mẹ cháu đã khỏi bệnh hẳn chưa ?

- Rồi ạ ! Mẹ cháu gửi lời cảm ơn cô đấy !

- Thế à ?

Hai người đang vui vẻ nói chuyện thì đột nhiên nghe có tiếng gọi từ phía sau :

- Xin lỗi ! Chị gì ơi ?

Nói rồi lon ton chạy đi. Narumi vội gọi với theo :

- Chạy cẩn thận đó Natsuki.

Đoạn cậu mới quay lại hướng gia đình thám tử Mori, tươi cười hỏi :

- Xin chào ! Chư vị là du khách lên đảo du ngoạn phải không ?

Bạn đang đọc Ảo Mộng Nhân Sinh sáng tác bởi ThiếtQuanÂm
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi ThiếtQuanÂm
Thời gian
Cập nhật
Lượt thích 1
Lượt đọc 8

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.