Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Châm cứu cho cậu cả

Tiểu thuyết gốc · 2922 chữ

(Lưu ý, tên một số loại thuốc và công dụng là do em bịa ra. Không tin là thật và nếu có trùng thì không dùng như thế ạ.)

Có lẽ những cú sốc đầu đời và sự kìm kẹp của bà Huế thời gian đó đã khiến cậu thu mình vào chiếc vỏ. Đấy phải chăng là bệnh tự kỷ, trầm uất ngày nay sao. Tôi sờ mái tóc dài chảy xuôi trên vai cậu rơi xuống bồn thuốc ngâm mình. Thứ nước đen đặc này có lẽ cũng không đen như tuổi thơ của cậu. Hơi thuốc bốc lên nghi ngút, mắt tôi cay xè lên vì tinh dầu liêu xạ làm tôi nhoi nhói trong mũi. Tôi ngoảnh mặt đi, hít một hơi thật sâu. Từ nay, tôi sẽ làm người bảo vệ cậu, cho cậu cảm giác an toàn. Nghe nói chỉ cần thực hiện lại những thói quen ngày xưa của mẹ cậu thì thần kinh cậu sẽ nhận được kích thích.

Có những người sống thực vật là do chết não, còn có những người sống thực vật là do họ lựa chọn chạy trốn thực tại. Bởi sự tàn khốc và đớn đau của đời đã dìm ép họ đến bờ vực thẳm, giờ đây chỉ có trong những cơn mơ họ mới được sống trong cuộc đời mà họ muốn. Nhìn cậu thanh an nằm trên giường, nhắm nghiền mắt, lẽ nào trong thế giới của cậu đang là một cuộc sống như cậu mong ước? Tôi có nên dùng mọi cách để đưa cậu về thực tại khốc liệt này không?

Tôi miên man suy nghĩ, buông cậu ra khỏi lồng ngực, đứng mà xoa nắn tay vai cho cậu, tưới nước thuốc lên vai cậu. Trong đầu tôi bỗng nhiên lóe ra ánh sáng. Trong quyển sách của thầy Nhẫn biên soạn đưa cho tôi, trong đó có ghi một bài về cách kích thích cho người bất tỉnh. Đó là kết hợp ngâm nước thuốc và châm cứu để lưu thông khí huyết. Dùng ngũ tạng để điều trị ngũ quan, dùng chính để ép tà. Trong sách có ghi “ngoại nhân là điều kiện biến hóa, nội nhân là căn cứ gốc rễ của sự biến hóa, ngoại nhân thông qua nội nhân để phát huy tác hại cho cơ thể”. Quá trình bệnh tật của cơ thể người thực tế là quá trình đấu tranh giữa hai mặt luôn luôn mâu thuẫn. Sức đề kháng của cơ thể hay còn gọi là chính khí (yếu tố nội nhân) với nhân tố gây bệnh (tà khí), yếu tố ngoại nhân.”

Vậy giờ là lúc phải nâng chính khí lên. Chỉ cần thúc đẩy cho cậu Đức những ký ức vui vẻ, tương lai tươi sáng tốt đẹp, cậu sẽ tỉnh lại. Bố từng nói dù gì tôi cũng là vợ của cậu, có duyên có nợ, tôi cũng phải làm gì cho cậu. Chẳng cần biết kết quả ra sao, tôi phải cố gắng trước đã.

Vết bầm trên mặt cậu đã tan đi nhiều, không biết do dầu gù hương hay là do nước thuốc này nữa. Tôi chỉnh trang lại một chút, chỉ cần che nhẹ đi khuyết điểm là không còn thấy màu tim tím trên gương mặt anh tuấn ngời ngời của cậu nữa. Đang làm, mấy sợi tóc ướt của cậu cứ làm tôi thấy là lạ, trong đầu tôi nghĩ không biết nếu cậu để tóc ngắn thì sẽ thế nào?

Tôi gọi anh Tích và mọi người vào đưa cậu lên khỏi thùng nước thuốc. Đang lúc đi ra ngoài thì thấy thầy Nhẫn và thằng bé Kiến đi vào. Bên cạnh hai người là anh Luận - người hầu thân cận của cậu Đức. Anh Tích chạy ra, tôi mới hỏi:

“Kia là… ai vậy, hình như là trước tôi thấy anh ấy giúp bên người cậu Đức mà nhỉ?”

Thực ra lúc này tôi vẫn chưa biết tên anh Luận.

“Thưa mợ, anh Luận chuyên việc hái thuốc, chăm sóc và đưa đón thầy Nhẫn đến châm cứu cho cậu. Anh Luận không làm một việc gì khác cũng không ai có quyền sai khiến anh làm việc gì khác. Ông chủ đã có lệnh cả nhà này anh ấy chỉ nghe lời ông chủ mà thôi. Bà Huế cũng không được quyền sai khiến anh ấy làm gì khác.” - Anh Tích đang giải thích thì thầy Nhẫn và mọi người cũng tiến lại gần.

Tôi nhún người làm một lễ, lễ phép chào:

“Con chào sư phụ.”

Mọi người ở hiện trường, trừ bé Kiến và thầy Nhẫn ra thì mọi người há hốc miệng. Đến ông Lý vừa đi đến hành lang nghe thấy tôi chào vậy cũng bất ngờ dừng bước, cái gậy batoong đầu rồng rơi xuống đất đánh “cạch” một cái. Thế nhưng ông cũng rất nhanh lấy lại thần thái.

“Thầy Nhẫn đến rồi đấy à, mau pha trà Bát Tiên mời thầy.” - Ông Lý Quan cầm lại chiếc gậy từ tay người hầu, bước đến niềm nở chào đón thầy Nhẫn.

“Tôi đến châm cứu cho cậu cả, không phiền nhọc lòng.” - Thầy Nhẫn gương mặt đang cười với tôi quay ra nhìn ông Lý lại có chút gì đó lạnh lùng. Tôi không hiểu chuyện gì xảy ra nữa. Mới vừa rồi thầy còn đang cười định bắt chuyện với tôi.

“Ông có ơn với gia đình tôi, chỉ tiếp đãi xuề xòa sao mà phải phép!”

“Tôi chẳng ơn nghĩa gì với họ Lý, chỉ có cô Kim Diệp cứu tôi, nên tôi không thể không cứu cậu cả. Ông đừng nhầm tưởng. Tôi phải châm cứu cho cậu, đừng làm tốn thời gian. Ông Lý đứng ở ngoài đi.” - Thầy Nhẫn không nhân nhượng cũng chẳng để cho ông Lý chút mặt mũi nào, cứ thẳng thừng mà nói.

Nhìn nét mặt ông Lý như thường, tôi mạnh dạn đoán rằng có lẽ tình trạng này thường xuyên xảy ra, chuyện đã quen rồi nên chẳng thấy ai tỏ vẻ gì bất thường cả. Cứ như thể chuyện đương nhiên là phải vậy.

“Kim Yến, Kiến, mau vào đây với ta.” - Thầy Nhẫn vẫy vẫy tay gọi tôi đang đứng thất thần ở đó.

Cánh cửa đóng lại, ông Lý Quan đứng bên ngoài, cánh cửa khép lại cũng đóng chặt không còn để tầm mắt ngóng chờ của ông hướng về con trai mình nữa. Trong ánh mắt ấy có áy náy ăn năn, có hi vọng mong chờ, có yêu thương hết mực cũng có bất lực không cam lòng.

* Trong phòng *

“Từ ngày vào đây, con có ổn không?” - Thầy Nhẫn rút kim châm trong bao da nâu bóng ra.

“Dạ, mọi chuyện vẫn tốt ạ. Nhưng mà có lẽ một thời gian nữa con mới đến học tiếp được ạ.” - Tôi chăm chú đứng bên cạnh thầy Nhẫn nhìn thao tác của thầy.

“Ừ! Chuyện này con từng nói rồi, ta biết” - Thầy Nhẫn nói xong, tập trung chuyên chú.

“Hai đứa ra đây, nói ta nghe xem nếu châm cứu cho người bất tỉnh lâu năm và cho người mới hôn mê thì nên châm vào huyệt nào?”

“Trên cơ thể người có tổng cộng 365 huyệt đạo khác nhau, trong đó có 108 đại huyệt và 257 tiểu huyệt. Theo thuyết kinh lạc, huyệt được chia làm 3 loại chính là huyệt nằm trên đường kinh, huyệt nằm ngoài đường kinh và huyệt nằm ở chỗ đau.

Trên đầu có ấn đường, toàn trúc, thái dương, thiên trụ, suất cốc, bách hội, nghinh hương, phong trì, phong thụ, lạc khước, thông thiên, ngọc chẩm, thừa quang. Nếu đã là có ảnh hưởng đến thần kinh nên mới trở thành người thực vật thì nên châm cứu vùng đầu não. Thì nên,...” - Tôi ngập ngừng không dám nói tiếp.

Bản thân chỉ mới học qua da lông, chưa hề có tý kiến thức thực tế nào, mọi suy luận chỉ dựa trên lý thuyết sách vở. Học y là trị bệnh cứu người, chỉ cần sai một ly chắc chắn là dễ gây tai họa. Bản thân không tinh thông thì còn không biết là cứu người hay là hại người. Thầy Nhẫn bắt mạch cho cậu Đức xong, đầu gật gù, lại bảo hai đứa tôi vào bắt mạch cho cậu rồi chẩn đoán. Nghe tôi nói xong, thầy Nhẫn vuốt chòm râu bạc như cước.

“Con châm thử đi!” - Thầy Nhẫn thản nhiên nói.

Tôi vừa mới cầm tay cậu Đức lên nghe vậy giật mình thả tay cậu rơi đến bộp một cái xuống giường. Nghe thôi cũng thấy đau rồi. Thế nhưng có lẽ cơn đau của cậu cũng không bằng sự chấn kinh của tôi trong lòng. Thầy Nhẫn bảo tôi châm thử đi. Dưới sự khích lệ của thầy Nhẫn, tôi cũng cố gắng cầm lấy châm châm cứu lên. Nhìn chiếc kim nhỏ xíu ở trong tay, tôi không kìm được, run run lên, đầu kim theo đó mà rung động.

Tôi hít một hơi sâu, suy tính trước sau, đối ứng phần não bộ được học trong chương trình học đồng thời đối ứng với các huyệt vị tương xứng với vùng đó, nhắm mắt đưa kim. Có thầy Nhẫn ở đây, chắc chắn thầy sẽ không để tôi giết người đâu.

Tôi run run đưa kim về phía đầu, chuẩn bị cắm xuống huyệt thông thiên thì thầy Nhẫn chặn tay tôi lại. Động tác này của thầy làm tôi thả lỏng xuống, không căng thẳng nữa. Thầy hỏi:

“Tại sao con lại chọn huyệt này?”

“Tại vì đây là vùng trung tâm não, con nghĩ huyệt này giúp lưu thông và kích thích não bộ. Sau khi kích thích huyệt này mới châm tiếp vào các vùng vận động tri giác ngũ giác, ngũ tạng.” - Tôi thiếu tự tin, ngập ngừng nói ra lý luận kết hợp đông tây y, cổ kim của mình.

(Lưu ý, mọi nội dung trong truyện là do tác giả dùng để viết, không có thật, không có tính ứng dụng, vui lòng không tin theo. Cảm ơn các bạn đã đọc truyện của Dạ Nguyệt Thanh Khâu. hihi)

Bình thường thầy Nhẫn hay mắng tôi, lại hay cầm cây thước to bản gõ gõ cốc cốc vào tay, ban đầu tôi cũng sợ lắm nhưng thầy gõ không đau mà chỉ có tiếng lớn dọa tinh thần thôi, lâu dần tôi không sợ nữa. Hôm nay, thầy không nhăn nhó khó tính một chút nào mà lại còn cười với tôi.

“Châm đi!” - Thầy buông tay tôi ra, nói.

Tôi giật bắn người lên. Thầy lại để cho tôi châm thật. Mặc dù các huyệt này tôi xác định trên mô hình người đất ở nhà thầy Nhẫn rất nhiều lần, cũng được bố chỉ dạy nhiều. Nhưng đến giờ khi phải thực sự cầm kim cắm xuống, lòng tôi không bình tĩnh được. Mặc dù bên ngoài tôi đã cố tỏ vẻ trấn định mà những giọt mồ hôi trên trán tôi nhỏ xuống đã đủ tố cáo sự giả tạo này của tôi.

Tôi nhắm mắt lại, nhớ lại lý thuyết, độ sâu của kim, vị trí đâm. Tôi dò dẫm đầu ngón tay lên da đầu cậu, lý thuyết và thực hành vốn là khác xa nhau. Bởi vì khi thực hành, con người sẽ ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có cả cảm xúc. Không phải ai học lý thuyết giỏi cũng có thể làm giỏi, nhưng để thực hành tốt và có cơ sở thì việc đầu tiên là phải có nền tảng lý thuyết. Đương nhiên có rất nhiều người thực hành mà giỏi, lý thuyết lại không tốt. Thế nhưng đó là trường hợp khác, và đương nhiên những người này cũng không xuất hiện trong ngành y đương thời.

Liên quan đến tính mệnh và sức khỏe con người, sinh viên phải học bao nhiêu năm ra, lại phải thực hành bao nhiêu năm trời mới được ra thăm khám kê đơn, đâu phải chuyện chơi. Tôi mới học có bao lâu, lý thuyết có khi còn chưa hiểu hết, mà thầy đã cho tôi thực hành. Dù rằng cậu Đức là người thực vật, nhưng chỉ cần cậu ngưng thở, tôi cũng ám ảnh cả đời. Vẫn là nằm đó, còn hơi thở, còn ấm áp cũng là còn sinh mệnh. Hơi thở tắt đi, mồ yên mả đẹp đến mấy, thân thể lạnh lẽo cũng thành thây ma.

Tôi vẫn chăm chú, sờ lên đầu cậu, án theo vị trí đâm xuống. Tiếp theo, từng kim từng kim đâm thêm sáu huyệt ứng với các vị trí kích thích thần kinh vận động khác, cắm xuống. Thầy Nhẫn nhìn tôi, gật đầu, sau đó Kiến đưa cho tôi một chiếc khăn lau mồ hôi. Hóa ra, từng giọt mồ hôi to như hạt đậu rơi xuống hàng mày, cần cổ của tôi ướt hết. Lúc này thầy Nhẫn mới nói:

“Con suy luận tuy không đúng theo y học cổ truyền, thế nhưng mà vị trí thì lại rất chính xác. Ta sẽ giải thích một lượt cho con…” - Thầy chỉ vào các vị trí huyệt đạo trên đầu của cậu Đức, từng cái từng cái chỉ lại chức năng, nhiệm vụ, sự phối hợp giữa các huyệt.

Tôi mở iphone lên quay ghi lại lời thầy đồng thời vị trí thầy chỉ. Trong đầu tôi tập trung cao độ, cố gắng ghi nhớ. Thầy rút kim ra theo thứ tự. Việc rút kim cũng rất quan trọng, cần có tuần tự rõ ràng mới đem lại hiệu quả cao. Châm nhầm thứ tự, rút nhầm trình tự có đôi khi cũng sẽ khiến cho kết quả châm cứu không tốt, hoặc xấu thì gặp tác dụng phụ.

Tác dụng phụ trong châm cứu có nhiều triệu chứng, nhẹ thì hoa mắt chóng mặt, hoặc nhói đau, hoặc buồn nôn, nặng thì chảy máu, khó cầm máu… tùy tình trạng bệnh lý của cơ thể bệnh nhân. Tuy nhiên số lượng người bị tác dụng phụ rất ít gặp, thế nhưng không phải là không có.

Xong xuôi, thầy Nhẫn nhanh tay châm trên người cậu Đức, dứt khoát, lưu loát, tôi thấy ngón tay cậu động đậy. Quả nhiên là có hiệu quả. Trước khi mở cửa, thầy nói nhỏ với tôi, chỉ cần châm vào hai huyệt này, con có thể thoải mái châm cứu cũng không bao giờ chết người được. Mạnh nhất chỉ là buồn nôn, đau đầu chóng mặt hay ngất xỉu mà thôi. Một lúc không quá một canh giờ (2 tiếng) là sẽ tỉnh.

Nhìn nét mặt lúc thầy nói thầm cho tôi hai huyệt này, thầy còn nhấn mạnh đó là bí kíp gia truyền, không một ai biết ngoài thầy và tôi, tôi há hốc mồm. Thầy đang muốn tôi tranh thủ thử nghiệm hay sao? Nhìn tôi bất ngờ không ngậm miệng lại được, thầy vui vẻ hài lòng, mở cửa bước ra. Gương mặt của thầy Nhẫn lại lạnh tanh như lúc nhìn ông Lý.

Thấy thầy Nhẫn bước ra, ông Lý không dám hỏi thêm gì về bệnh tình cậu Đức, chỉ tôn trọng cung kính một tiếng thầy Nhẫn, hai tiếng thầy Nhẫn. Thế nhưng cơm thầy cũng không ăn, đồ thầy cũng không muốn chạm vào. Ông Lý tiễn thầy ra đến tận cổng cũng không được thầy chào đáp lại một câu. Anh Luận đưa hai thầy trò về nhà tranh. Tôi mới hỏi anh Tích:

“Anh Luận không ở trong phủ này sao?”

“Thưa mợ, anh Luận cũng hay ở đây nhưng dạo này có việc quan trọng nên anh phải ở ngoài. Chuyện gì thì tôi cũng không biết.”

Tôi chuẩn bị đi vào nhìn xem cậu Đức thì ông Lý đã quay lại, ông gọi tôi vào phòng cậu cả, nói chuyện.

“Thầy không ngờ, không ngờ… con còn là đệ tử của thầy Nhẫn…” - Ông xúc động nói, bàn tay còn có chút run rẩy.

Chuyện tôi làm đệ tử của thầy Nhẫn cũng chẳng giấu ai, ngày ngày đi đi lại lại mà ông Lý không biết kể cũng lạ. Hoặc là ông chẳng cho người theo dõi tôi hoặc là có ai đó không báo cáo lên ông. Mà dù sao việc này cũng không quan trọng.

“Vâng. Con mới theo thầy thôi ạ. Nhưng làm lễ cưới xong con không biết bao giờ mới theo thầy được, theo thầy học từ 1 giờ chiều đến tận sáu bảy giờ tối… nhà mình…”

“Không, con cứ đi đi, mọi việc để ta sắp xếp. Con không cần phải lo lắng gì cả…” - ông Lý xua xua tay, nói.

Hôm nay là ngày gì mà hết bất ngờ này đến bất ngờ khác xảy ra với tôi vậy?

===========

Nếu yêu thích đừng ngại để lại bình luận dưới các chương truyện của mình nha. FB mình là Dạ Nguyệt Thanh Khâu, rất hân hạnh được kết bạn! https://www.facebook.com/tranthom1995/

Nhóm đọc truyện của mình trên fb: https://www.facebook.com/groups/1066847937217483/

Cảm ơn bạn đã yêu thích bộ truyện của mình! Đừng ngại ủng hộ mình nha, Nếu yêu thích đừng ngại donate ủng hộ tùy tâm ạ. Xin trân trọng cảm ơn!

Stk: 0731000861915

Tên tk: Tran Thi Thom

Ngân hàng vietcombank

Bạn đang đọc Chồng Tôi Là Tên Thiểu Năng Láu Cá sáng tác bởi danguyetthanhkhau
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi danguyetthanhkhau
Thời gian
Lượt đọc 1

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.