Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Chương Tiền Truyện

Phiên bản Dịch · 1318 chữ

Vương triều Hùng Vương thứ năm thuộc chi Tốn, bắt đầu bằng việc Hùng Hy Vương, húy là Bảo Lang lên ngôi trị vì toàn cõi Lạc Việt. Vương triều này kéo dài hơn hai trăm năm trải qua sáu đời Hùng Vương anh minh sáng suốt. Cư dân Văn Lang gồm mười lăm bộ tộc đều được hưởng thái bình thịnh vượng, ấm no hạnh phúc trên vùng đất mình sinh sống. Tuy nhiên, thiên tai dịch bệnh do thần linh tạo ra là những điều con người chưa thể định đoạt, chưa thể thấu hiểu.

Vào đời Hùng Vương thứ ba của vương triều Hùng Hy Vương, bộ tộc Thang Tuyền ở phía Tây Bắc Văn Lang đã hứng chịu một trận hạn hán lớn chưa từng thấy. Bầu trời Thang Tuyền trong xanh cao rộng không có một dải mây mờ suốt cả năm. Nắng như đổ lửa cùng ngọn gió Tây khô nóng thiêu cháy mọi cỏ cây hoa trái. Vùng hồ Tĩnh Dạ mênh mông như đại dương chỉ còn là những vũng nước đọng cạn đáy đầy lau sậy. Dòng Thu Lã cuồn cuộn sóng vỗ trở thành con rạch nhỏ bé ngập bùn sình. Đồng ruộng xơ xác những thân lúa chết khô ngả nghiêng theo gió. Con người bất lực nhìn cuộc sống mình đến bờ hủy diệt, nhìn người thân mình lần lượt về cõi U Linh.

Nhiều người đã bỏ làng bỏ tộc ra đi tìm kế sinh tồn.

Ban Tư Tế tộc Thang Tuyền nhiều lần lập đàn cầu xin thần linh thương xót nhưng đều vô hiệu. Cả một giọt sương nhỏ bé cũng tuyệt nhiên không rơi. “Thần linh đang thử thách sự trung thành của chúng ta”. Pháp sư của bộ tộc cũng là Đại Tư Tế vẫn thường nói như thế để động viên mọi người. Ông rất thông thái, uy tín và nhiều kinh nghiệm nên ai cũng kính trọng. Vẻ khắc khổ, từng trải hiện trên gương mặt già nua in hằn những nếp nhăn của thời gian. Ông thường ngồi trầm tư nhiều canh giờ trên thềm sau Thần Điện nằm ở trung tâm mường Hoa Mễ, thủ phủ Thang Tuyền. Ông ngồi trong đêm tối, không thắp đèn, không đốt bếp để nhìn rõ hơn ánh lửa le lói sắp lụi tàn của những ngôi nhà sàn trong mường.

Mọi người đang tuyệt vọng.

Một đêm khuya trăng mờ trời bất ngờ trở gió. Không khí khô nóng chợt lạnh lẽo khác thường. Màn sương trắng bạc lãng đãng phủ mờ Hoa Mễ, phủ lên người vị pháp sư lần đầu thiếp ngủ ngoài thềm. Trong cơn mộng mị canh tàn, ông gặp chàng thanh niên anh tuấn mang vẻ đẹp hư ảo như sương, khí chất cao quý, phong thái phi thường. Chiếc áo choàng trắng bạc của người ấy tung bay trong gió. Bộ trang phục sang trọng mấy lớp thổ cẩm với áo cọc tay và khố dài chấm gót thêu hoa văn kỷ hà màu bạch kim lấp lánh dưới trăng. Mái tóc dài đen huyền được buộc cao cài trâm bạc bồng bềnh giữa không trung như đám rong lả lướt theo dòng nước. Tiếng những vòng đồng, vòng bạc trên cổ tay, cổ chân khẽ va vào nhau leng keng nhè nhẹ theo từng bước chân lữ khách.

-Ngài là…

Vị pháp sư bàng hoàng nói không nên lời, cúi đầu quỳ sụp xuống.

-Ta cần một Tế Nữ vào ngày mai.

Giọng nói lạnh băng cất lên như vọng từ cõi xa xăm vô tận.

-Hồ Tĩnh Dạ vào lúc nửa đêm.

-…

-Đây là sự trừng phạt cho tội xâm phạm vào vùng nước thiêng.

Giọng nói vọng trong không gian nhưng hình dáng lữ khách đã hoàn toàn tan biến vào sương mờ. Pháp sư giật mình tỉnh giấc. Ông lau nhanh những giọt mồ hôi đang tuôn như suối trên trán. Tiếng gà gáy râm ran báo hiệu đêm đã tàn. Chân trời phía đông, ánh bình minh nhuộm hồng những đám mây trắng đầu tiên xuất hiện sau năm dài vắng bóng. Vị pháp sư nhanh chóng gọi người thông báo cho Tộc trưởng. Tiếng trống hiệu triệu cộng đồng hùng tráng vang lên. Cả bộ tộc xôn xao tập trung trước thần điện để nghe lời phán truyền của thần linh.

Tộc Thang Tuyền đã được cứu khỏi trận hạn hán.

.

.Hùng Vương

Hùng cách phiên âm tiếng Hán – Việt của Khun, một danh hiệu thủ lĩnh của các dân tộc Bách Việt; Vua Hùng âm cổ là Pò Khun ( = bố các thủ lĩnh) theo Trần Quốc Vượng. Người Thái Tây Bắc hiện nay vẫn còn gọi người đứng đầu mường lớn là Pò Khun; người Mường gọi là Lang Kun. Vua nước Thái Lan cổ địa Sukhotai cũng tự xưng là Pò Khun. GS. Phạm Huy Thông co là “Hùng” trong thói quen “xưng hung xưng bá” của các vua Sở chính là dấu vết truyền thống của ngôn ngữ cư dân Bách Việt. Tồn tại một cách giải thích khác của H.Maspero (được nhiều người đồng tình) là chữ “Hùng” là chữ “Lạc” chép nhầm mà thành do tự dạng chữ Hán của Lạc và Hùng gần giống nhau (dẫn của Đào Duy Anh)

.18 Chi Hùng Vương

Dựa trên giả thuyết sưu tầm thần tích, thư tịch, ngọc phả của Cụ Biệt Lam Trần Huy Bá được in trong tạp chí Nguồn Sáng số 23 trong dịp Lễ Hội Giỗ Tổ Hùng Vươg 1998. Thời Hùng vương từ Kinh Dương Vương đến Hùng Duệ Vương, kéo dài từ năm Nhâm Tuất (2879 TCN) đến năm Quý Mão (258 TCN), tức là 2622 năm. Tư liệu sưu tầm cho thấy không phải 18 đời Hùng Vương, mà là 18 chi Hùng Vương. Mỗi chi gồm nhiều đời vua, có cả năm Can Chi lúc sinh và lúc lên ngôi. Các đời vua trong một chi đều lấy hiệu của vua đầu chi ấy. Tên 18 chi được sắp xếp theo thứ tự tên 8 quẻ của Bát Quái là Càn – Khảm – Cấn – Chấn – Tốn – Ly – Khôn – Đoài rồi đến tên 10 can trong Thiên Can là Giáp – Ất – Bính – Đinh – Mậu – Kỷ – Canh – Tân – Nhâm.

.Văn LangTheo Đại Việt Sử ký Toàn thư thì Văn Lang có cương vực và 15 bộ (bộ tộc) với tên gọi các bộ: Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu Chân, Bình Văn, Tân Hưng, Cửu Đức và Văn Lang là bộ nơi vua đóng đô.Đại Việt Sử Lược cũng chép rằng Văn Lang gồm 15 bộ, trong đó có 10 bộ giống tên như ĐVSKTT ghi trên đây (Giao Chỉ, Vũ Ninh, Việt Thường, Ninh Hải, Lục Hải, Hoài Hoan, Cửu Chân, Bình Văn, Cửu Đức, Văn Lang) và 5 bộ lạc với tên khác (Quân Ninh, Gia Ninh, Thang Tuyền, Tân Xương, Nhật Nam).bộ Văn Lang: thuộc Phú Thọbộ Gia Ninh: thuộc Phú Thọbộ Tân Xương: thuộc Vĩnh Phúcbộ Giao Chỉ: tương đương miền Hà Nội ngày nay và miền hữu ngạn sông Hồngbộ Vũ Ninh: tương đương Bắc Ninh, Hải Dương ngày naybộ Ninh Hải: tương đương miền nam Khâm Châu-Quảng Tây (Trung Quốc)bộ Thang Tuyền: tương đương nam Ung Châu-Quảng Tây (Trung Quốc)bộ Lục Hải: tương đương Quảng Ninhbộ Cửu Chân: một phần Thanh Hóa ngày nay.bộ Quân Ninh: các huyên bắc Thanh Hóa và Ninh Bình.bộ Hoài Hoan: tương đương vùng bắc Nghệ An (tức Diễn Châu đời nhà Đường)bộ Cửu Đức: tương đương nam Nghệ An và bắc Hà Tĩnh (tức Hoan Châu đời nhà Đường)bộ Việt Thường: thuộc Hà Tĩnhbộ Nhật Nam: nam Hoành Sơn (Hà Tĩnh)bộ Bình Văn: không rõ.

Bạn đang đọc Cô Dâu Thủy Thần của Bạch Tử
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi Mr. Robot
Phiên bản Dịch
Thời gian
Lượt đọc 24

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.