Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Quốc Ca

Tiểu thuyết gốc · 1779 chữ

“Vâng ạ. Mẫu hậu hỏi thì nhi thần cũng xin thưa. Nay chúng con đến đây trước là để thăm viếng mẫu hậu. Sau là cũng muốn biết được tâm ý của mẫu hậu về tương lai. Không biết, mấy nay mẫu hậu đã có dự tính gì chưa? Có thể chia sẻ với nhi thần có được hay không?”

Nguyệt Nương Thái Hậu trầm ngâm. Nàng đang cố gắng suy đoán ý nghĩ của Đinh Liễn. Lúc này Đinh Liễn là gia chủ hoàng gia, lời nói của Đinh Liễn sẽ quyết định tất cả hướng đi của mọi người, bao gồm cả nàng. Thấy Nguyệt Nương Thái Hậu trầm ngâm, Đinh Liễn hiểu ra sự khó xử của nàng, liền nói.

“Thật ra nhi thần rất muốn tôn trọng suy nghĩ của mỗi cá nhân nên mới trực tiếp hỏi, chứ không phải quyết đoán ngay. Nhi thần tạm ra hai phương án thế này. Nếu mẫu hậu muốn ẩn cư thì nhi thần sẽ sắp xếp một nơi sơn thanh thủy tú cho mẫu hậu sinh hoạt lúc cuối đời. Nếu mẫu hậu muốn tiếp tục nghiên cứu nhạc cụ, nghệ thuật thì nhi thần cũng có công việc cần nhờ vả”.

“Ừ. Mẫu hậu ban đầu cũng dự tính xin phép các con cho về quê ẩn cư, tiện thể dạy dân làng trò chơi Nghè Xuân Phả. Trò chơi này do mẫu hậu sáng tạo, ta cũng không muốn nó thấy truyền theo ta. Tuy nhiên, nếu bệ hạ có việc cần đến mẫu hậu giúp sức thì cứ nói. Ta sẽ cân nhắc”.

“Vâng. Trước khi vào việc chính, nhi thần xin hát một khúc, mẫu hậu am hiểu về âm nhạc xin lắng nghe một chút”.

“Ồ. Bệ hạ cũng biết hát à. Mau hát thử ta nghe. Ta cũng rất hiếu kỳ”.

“ Bệ hạ. Ngài hát mau đi. Thiếp thân cũng đang rất muốn nghe”.

Đinh Liễn gật đầu, đứng dậy, bắt đầu lấy giọng:

"Đời mình là một khúc quân hành

Đời mình là bài ca chiến sĩ

Ta ca vang triền miên qua tháng ngày

Lượn bay trên núi rừng biên cương đến nơi đảo xa

Mãi mãi lòng chúng ta

Ca bài ca người lính

Mãi mãi lòng chúng ta

Vẫn hát khúc quân hành ca

Dù rằng đời ta thích hoa hồng

Kẻ thù buộc ta ôm cây súng

Ta yêu sao làng quê non nước mình

Tình quê hương vút thành âm thanh khúc quân hành ca

Mãi mãi lòng chúng ta

Ca bài ca người lính

Mãi mãi lòng chúng ta

Vẫn hát khúc quân hành ca"

Mọi người ngơ ngẩn. Giai điệu và từ ngữ vô cùng lạ lẫm. Ngay cả Nguyệt Nương Thái Hậu cũng chưa từng nghe bao giờ. Nàng say đắm trong lời ca của Đinh Liễn . Đinh Liễn tuy hát chay, tức là không có nhạc đệm nhưng cũng rất khí thế và hào hùng. Đây chính là đặc sắc và mị lực của trào lưu nhạc cách mạng hay còn gọi là nhạc đỏ.

Mọi người đắm chìm vào một không gian ảo, nơi từng đoàn người đang hành quân lên đường giết giặc. Hình ảnh bi tráng của quân sĩ như những bài ca hào hùng bất tận. Những khuôn mặt còn non nớt cho đến những những khuôn mặt già dặn cương nghị đều một lòng vì quốc gia, vì dân tộc mà xông pha. Cho đến khi Đinh Liễn ngừng hát một lúc, mọi người mới tỉnh hồn. Ngọc nương công chúa dẫn đầu reo vang.

“Bệ hạ, bài hát này tên là gì, em nghe hay quá, cảm giác như có cả một đoàn quân dài bất tận ấy”.

“Đúng vậy phu quân. Thiếp thân không ngờ chàng lại hát hay như vậy. Mà bài hát này lạ quá. Giai điệu và âm nhạc cũng rất lạ lùng”.

“Liễn nhi. Ta nghe như có tiếng kèn lệnh, tiếng trống trận và tiếng đàn bi tráng. Bệ hạ. Nói cho ta biết đây là ca khúc gì vậy”.

“Mọi người đừng vội. Cứ từ từ đã. Ca khúc này tên là Hát Mãi Khúc Quân Hành. Khúc này mô tả hàng ngàn, hàng vạn quân sĩ từ các làng quê, vùng miền nghe theo tiếng gọi của non sông, đất nước mà lên đường đi tới chiến trường.

Mặc dù biết nơi đó tên bay đạn lạc, mười đi không còn một nhưng vì đất nước hòa bình, vì dân tộc tự do, vì để thân nhân thoát khỏi ách nô lệ nghìn năm. Họ quyết tâm ra đi giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Họ nguyện sống vì lý tưởng, chết cũng vì lý tưởng. Họ nguyện khi sống thì lạc quan, khi chết thì vui vẻ”.

Nghe Đinh Liễn nói tới đây, Nguyệt Nương, Công chúa, hoàng hậu và các cung nữ đã chảy nước mắt sụt sùi. Trên đời này còn có hình ảnh nào anh hùng hơn, bi tráng hơn hình ảnh những chàng thanh niên đi ra chiến trường chịu chết khi tuổi còn đang thanh xuân. Họ đi một cách hồn nhiên, vui vẻ. Họ đối mặt với cái chết nhẹ tựa lông hồng.

“Mẫu hậu. Nhi thần muốn nhờ ngài lựa chọn nhạc cụ và phổ nhạc theo giai điệu như trên. Nhi thần sẽ lựa chọn ra một số ngự lâm quân cho ngài chỉ huy dạy bảo. Đến đầu tháng sau, ít nhất họ cũng biết chơi nhạc cụ và ca hát.

Ta muốn phổ biến ca khúc này với bách quan. Ca khúc này càng nhiều người hát thì càng khí thế, càng có hồn. Đây sẽ Quốc ca cho dân tộc ta. Âm thanh của nó sẽ vang lên mỗi lần có sự kiện, là bài hát của tất cả quân sĩ, nhân dân. Việc này, kính nhờ mẫu hậu”.

“Được. Nghĩa cử cao đẹp này của con ta sẽ giúp. Con hãy hát lại thêm một lần cho ta ghi nhớ. Ta sẽ tìm nhạc cụ phù hợp với giai điệu để phổ nhạc. Sau đó con cử nhóm ngự lâm quân đến đây để ta dạy bảo bọn họ”.

“Vâng, tất cả xin nhờ mẫu hậu. Nhi thần xin hát lại khúc ca này. Kính xin mẫu hậu lắng nghe...”

Cáo từ Nguyệt Nương Thái Hậu và công chúa Ngọc Nương, vợ chồng Đinh Liễn và Ngô Nhật Hoa lại tiếp tục tiến đến tẩm cung của Cồ Quốc Thái Hậu Nguyễn Thị Sen. Đây cũng là chặng cuối cùng của Đinh Liễn trong ngày hôm nay.

Ngày mai hắn còn phải làm việc khác nên ngày nay phải tranh thủ thăm viếng chư vi Thái Hậu cho xong. Ai bảo cha hắn gia phong tới ngũ vị hoàng hậu. Hắn làm con, đâu thể một bên nặng, một bên nhẹ. Không đi thì thôi. Đã đi phải đi cho hết.

Trên đường đi, Đinh Liễn hỏi Ngô Nhật Hoa :

“Hậu. Bốn vị tỷ muội của nàng và mấy đứa nhỏ bao giờ thì hồi cung?”

“Bệ hạ. Ngay hôm kia thần thiếp đã cho người chạy đi thông báo. Đường đi hơi xa tận Thái Nguyên nên cả đi cả về cũng phải mất sáu ngày. Chắc bây giờ, họ cũng đang bắt đầu trở về. Vì bảo tồn dòng dõi của ngài, thần thiếp không thể không phòng bị”.

“Uhm. Trẫm hiểu rồi. Nàng làm rất đúng. Đấu tranh chính trị vốn đã hung hiểm, có phòng bị cũng là lẽ tất nhiên”.

Lúc này, bất chợt Ngô Nhật Hoa hơi ngập ngừng, tính nói gì đó nhưng lại thôi. Thấy lạ Đinh Liễn vội hỏi:

“Hậu, nàng muốn nói gì sao? Vậy thì cứ nói đi. Ngập ngừng hoài coi ra cái gì?”

“Dạ. Thần thiếp ... Thần thiếp muốn hỏi là khi nào thì bệ hạ...nhuộm răng lại ạ?”

Đinh Liễn khuôn mặt chợt cứng ngắc. Thì ra là chuyện này. Người Việt từ đời vua Hùng thứ sáu phát hiện ra nhuộm răng và ăn trầu có khả năng giữ cho răng chắc và không bị sâu răng nên từ đó trở đi từ vua quan đến thường dân đều bắt chước nhau.

Lâu dần thì trở thành phong tục văn hóa và răng đen trở thành một nét đẹp văn hóa, một tiêu chuẩn về sắc đẹp của người Viêt. Tục nhuộm răng đen của người Việt mãi đến thời Pháp thuộc mới bớt lại nhưng đến thế kỷ 21 vẫn chưa biến mất hoàn toàn. Minh chứng rõ ràng là các bà già ở quê vẫn còn răng đen cho đến những năm 2020.

Thực tế , phong tục nhuộm răng không phải chỉ độc quyền với người Việt mà đó còn là phong tục của người Hàn, người Nhật, người Trung Quốc khi xưa. Mỗi lần nhuộm răng phải mất khoảng 5 ngày. Sau mỗi năm người ta phải đi nhuộm lại cho răng đen và bóng. Nếu không răng sẽ loang lổ trắng đen, cái này gọi là răng cải mả rất xấu xí và bị coi là xui.

Đinh Liễn khi khởi tử hồi sinh, do cơ thể được năng lượng khí vận của hạt giống Liên Hoa Cửu Sắc phạt mao, tẩy tủy, thay máu nên đám răng đen cũ cũng bị rụng, sau đó mọc lại hàm răng mới như bây giờ. Không phải Đinh Liễn không biết chuyện toàn thể xã hội bây giờ đều nhuộm răng đen bởi hàng ngày nhìn mọi người răng đen hắn đã chú ý. Nhưng hắn đã cố tình lơ đi.

Cái này cũng do sự kháng cự tâm lí mà ra. Kiếp trước tất cả mọi người đều để răng trắng. Hắn cũng đã quen điều đó. Giờ bảo hắn nhuộm lại răng hắn cảm thấy không thoải mái. Bản thân hắn là tuyp người coi trọng giá trị văn hóa truyền thống nên những phong tục của người việt như xăm mình, ăn trầu, nhuộm răng hắn cũng muốn giữ gìn.

Nhưng hắn thì lại không thích áp dụng phong tục đó cho mình. Hắn rất tôn trọng tự do ý chí của mỗi người nên hắn sẽ không cấm đoán nhưng cũng không hùa theo chừng nào sở thích của hắn thay đổi.

“Trẫm cảm thấy như này cũng rất tốt. Răng trắng là từ khi cha mẹ sinh ra đã thế. Trẫm muốn giữ lại nguyên xi những gì mẹ đã cho nên tạm thời không muốn thay đổi. Lúc trong mơ hồ trẫm gặp quốc phụ Lạc Long Quân, thấy ngài cũng để răng trắng mà”.

-------

Bạn đang đọc Khí Vận Quốc Gia sáng tác bởi kimbang
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi kimbang
Thời gian
Lượt thích 3
Lượt đọc 111

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.