Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Ta có một giấc mộng

Tiểu thuyết gốc · 2091 chữ

Chương 53: Ta có một giấc mộng

Đinh Liễn đắc ý. Kiến thức kinh doanh này thế kỷ 21 bùng nổ ai mà chẳng hiểu? Chuyện đi vay vốn để kinh doanh lớn như ông bà già, nhỏ như các cháu học sinh cũng biết. Nhà nước đi vay tiền thì phát hành trái phiếu, doanh nghiệp di vay thì có ba hình thức: vay tín chấp, vay thế chấp và cũng phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Dân đi vay làm thì vừa vay tín chấp, vừa vay thế chấp, vay nóng, vay xã hội đen, tham gia đóng hụi, hội họ... Có ai đó nói tri thức chính là lực lượng. Xuyên không vốn đã có lợi thế này. Không sử dụng để lấy le với gái...khụ.khụ...với Hoàng Hậu có phải là lãng phí tài nguyên?

“À. Nàng cũng phải chú ý. Mỗi thế gia đều có thế lực và ngành kinh doanh riêng. Chúng ta sẽ cùng lúc hợp tác với các thế gia mạnh nhất. Các gia tộc trung và nhỏ nếu ngành hàng đó thật sự cần thiết mới hợp tác, còn lại để ở trạng thái chờ. Cho đến khi họ nhìn thấy các thế gia kia hợp tác với hoàng gia kiếm tiền giàu chảy mỡ tất sẽ kích động ham muốn.

Lúc bấy giờ, chúng ta mới thả đi vài hạng mục đề họ kiếm ăn chung. Họ tất sẽ cung kính và trung thành với Hoàng gia . Khi có thế gia muốn lật đổ Hoàng Gia chắc chắn họ sẽ bảo vệ chúng ta đến cùng”.

“Dạ. Bệ hạ. Kế sách này thật hay, thiên y vô phùng. Đây cũng là kế tự bảo vệ mình”.

“Bệ hạ. Còn điều này thần thiếp cũng muốn thỉnh giáo chàng”.

“Nàng cứ nói. Trẫm biết gì sẽ nói. Tuyệt không giấu diếm điều gì với nàng”.

“Theo lý. Chúng ta nắm kỹ thuật và lợi thế tại sao chúng ta không làm riêng một mình, hay hợp tác thẳng trực tiếp với triều đình mà lại đi hợp tác với thế gia. Thế gia vốn dòm ngó vị trí của Hoàng Gia. Họ yếu thì không nói nhưng khi họ manh lên tất sẽ làm mưa làm gió để lật đổ chúng ta. Sao không nhân cơ hội này diệt bớt thế gia đi để giữ địa vị cho mình mà lại hợp tác tạo điều kiện cho họ mạnh lên? Đây không phải là dễ dãi, là vác đá tự đập chân mình ư?”

“Nhìn sang các vương triều Hán tộc , Hoàng gia tìm cách hạn chế thế gia, thế gia lại tìm cách suy yếu hoàng gia. Hoàng gia nâng đỡ Hàn môn làm đối trọng với thế gia , thế gia liên thủ phản đối, chèn ép Hàn môn. Mấy ngàn năm nay, đây là định luật, pháp tắc chung mà.

“Ha ha. Đó là tư duy thường thấy. Khi loạn lạc, các thế gia tranh nhau trục lộc ( chiếm hoàng vị). Có hợp tung, có liên hoành, có đấu tranh, có hợp tác. Đến khi kết cục đã định thì bắt đầu nội bộ đấu đá giành quyền cho đến khi Hoàng Gia suy yếu rồi một vòng loạn lạc nữa lại bắt đầu”.

“Người dân chính là người khổ nhất. Bách tính luôn là vật hy sinh cho các mưu đồ chính trị . Lúc cần, người dân bị đưa lên làm tấm mộc, lại đại nghĩa, là vì dân. Lúc hòa bình thì thi nhau bóc lột. Cho nên mới có câu: suy dân khổ, hưng dân cũng khổ. Thực tế, Đại Cồ Việt chúng ta không phải đang diễn ra như vậy sao?”

Ngô Nhật Hoa mặt buồn bã:

“Đúng là như vậy”.

“Trẫm đã nhìn thấu rõ phép tắc trong đó, nhưng trẫm không đành lòng nhìn thấy dân chúng khổ. Sư phụ trẫm nói, chúng sinh đều khổ, chúng sinh vốn khổ, đã sinh ra là khổ. Chỉ có tu hành mới có thể thoát khổ. Chỉ có đắc đạo mới giúp chúng sinh cùng thoát khổ. Thế nhưng, đó là người tu hành. Còn trẫm chỉ là phàm nhân. Trẫm không thể vừa vào chùa tụng kinh, vừa lên triều bàn việc quốc sự. Thế nên trẫm muốn đi tìm sự cân bằng giữa ba bên: hoàng gia, thế gia, dân chúng. Đó chính là lợi ích”.

“Lợi ích ư?”

“Đúng vậy. Tất cả chúng ta đều bị chi phối vì lợi ích. Từ khi sinh ra đã bị lợi ích chi phối. Chỉ khi chết đi mới may ra thoát khỏi hai chữ lợi ích. Bởi có nhu cầu là có lợi ích ví như em bé bị đói, tất nó muốn ăn, muốn ăn chính là nhu cầu, nó ăn thì sẽ xâm phạm lợi ích của cha mẹ chúng. Đây là lợi ích vật chất. Cha mẹ chúng cho chúng ăn là tự nguyện bởi khi nhìn chúng ăn thì cha mẹ sẽ vui vẻ. Đây là nhu cầu tinh thần. Cũng là sự chuyển hóa từ nhu cầu vật chất sang nhu cầu tinh thần.

Nhỏ như cá nhân, lớn như thế gia, lớn hơn như quốc gia đều vì chữ lợi mà hợp tác hay đấu tranh với nhau. Khổng Tử cũng đã nói: thiên hạ rộn ràng vì lợi, thiên hạ nhốn nháo vì lợi. Giữa cá nhân với nhau còn có thứ gọi là tình nghĩa là bởi lợi ích tinh thần. Giữa các quốc gia với nhau thì gần như không thể. Cho nên có nhà sử gia vĩ đại từng nói rằng: giữa quốc gia và quốc gia, vĩnh viễn chỉ có lợi ích là thế”.

Ngô Nhật Hoa sáng mắt lên hỏi:

“Bệ hạ, vĩ nhân nào nói câu đó nhỉ. Sao thần thiếp chưa từng nghe thấy?”

“Khụ...khụ...nàng sao dám chắc là đã đọc hết tất cả các loại sách từ cổ chí kim? Nàng chỉ cần biết có một vĩ nhân nói như thế là được”.

“Vâng, Bệ hạ. Hai chữ lợi ích thật là ẩn chứa nhiều học vấn”.

“Đúng thế. Nàng có biết ta có một giấc mông?”

“Giấc mộng?”

“Uh. Trẫm muốn xây dựng một đất nước trong mơ, trẫm tạm gọi là Giấc mơ Bách Việt hay Bách Việt mộng. Nơi đó mặc dù có mâu thuẫn, có đấu tranh nhưng lại ít đi sự sát phạt, thêm một chút hợp tác.

Nơi đó nhân dân ấm no, hạnh phúc. Trẻ con ai cũng được học hành và chăm sóc chu đáo. Nơi đó, ai cũng có ước mơ, ai cũng có khát vọng.

Thế giới đó, tuy vẫn có giàu nghèo, sang hèn nhưng mọi người đều được đối xử bình đẳng. Đó là cơ hội phấn đấu bình đẳng. Người thích giàu sang thì đi kinh doanh buôn bán. Người muốn an bang định quốc thì phấn đấu trở thành chính trị gia. Người muốn khám phá thế giới thì tự do du lịch, trải nghiệm...”

Ngô Nhật Hoa thất thần. Nội tâm nàng chấn động. Thế giới mà Đinh Liễn miêu tả quá hoàn mỹ và tốt đẹp. Thế giới đó liệu có phải là thế giới tiên nhân? Nàng thì thào...

“Liệu có một thế giới như vậy không, bệ hạ? Hay nó mãi chỉ là giấc mộng?”

“Sự do người làm. Không làm thì chắc chắn không có khả năng. Nhưng nếu làm thì ít nhất khả năng là 5 thành, không phải sao?”

“Đúng. Sự do người làm. Nếu đã làm thì nhất định có khả năng”.

“Tất cả hiện thực đều bắt đầu từ một giấc mơ. Mà giấc mơ có ai đánh thuế? Như vây hãy lớn mật mà mơ đi. Mơ giấc mơ thật lớn, sau đó bắt tay vào làm. Từng chút một, từng chút một. Ngày xưa khi Tiên Đế còn là con nít chăn trâu, nếu không mơ mộng làm vua thì sao có chuyện bắt tụi trẻ con kết thành kiệu mà rước. Không mơ làm vua mà lại lấy cây lau làm cờ, hai ban văn võ hộ tống hay sao?Những điều vĩ đại nhất đôi khi lại nằm trong những hành động bình thường nhất.

Cây cổ thụ vốn bắt đầu từ một chồi non, ngàn dặm đường bắt đầu bằng bước chân đầu tiên, ngôi nhà to lớn cũng bắt đầu bằng một viên gạch, một vĩ nhân cũng bắt đầu bằng một nét chữ, không phải hay sao?”

Ngô Nhật Hoa ngơ ngẩn. Nàng ngẫm nghĩ nhấm nuốt từng câu nói của Đinh Liễn. Câu nào cũng cảm thấy chí lí, câu nào cũng cảm thấy như thánh nhân đang dạy. Mấy ngày nay, Đinh Liễn nói rất nhiều, và nói rất nhiều chân lí. Một người chết hụt lại có thể khai khiếu thông minh đến như vậy ư?

Lại có thể câu câu chữ chữ như thiên địa chí lí vậy ư? Nàng có cảm giác say mê và không thật. Đinh Liễn vừa xa xôi lại rất gần gũi, cao cao tại thượng lại bình dị thân quen. Nếu mấy ngày nay chỉ là một giấc mơ thì Ngô Nhật Hoa nàng nguyện cả đời không tỉnh lại.

Đinh Liễn thấy Ngô Nhật Hoa thất thần thì cất tiếng nói kéo sự chú ý của nàng lại.

“Trở lại vấn đề khi nãy, trẫm nghĩ, nếu có một phương pháp giúp cho Hoàng Gia mạnh lên, thế gia mạnh lên, nhân dân mạnh lên thì đất nước cũng sẽ mạnh lên. Muốn thế thì phải tìm được lợi ích chung của ba phe thế lực. Có lợi ích chung tự nhiên sẽ có hợp tác. Có lợi ích chung tự nhiên ít đi mâu thuẫn đấu tranh.

“Trẫm ngẫm lại, trong giai đoạn loạn lạc, nếu hoàng gia, thế gia và nhân dân không đồng lòng hợp tác thì chúng ta làm sao mà thống nhất được đất nước. Lợi ích chung khí đó là gì? Có phải là độc lập, tự chủ, thống nhất, hòa bình hay không? Như vậy bây giờ là thời bình, lẽ ra ba bên phải cùng nhau hưởng lợi thành quả vậy cớ gì lại bắt đầu diễn tuồng đấu tranh nội bộ? Bởi vì không còn lợi ích chung mà thôi”.

“Và phu quân đã tìm ra lợi ích chung cho ba bên có điều kiện tiếp tục hợp tác?”

“Đúng vậy. Lợi ích chung đó là một cuộc sống tốt đẹp hơn. Người dân đủ ăn, đủ mặc, được học hành, được vui chơi, được phát triển, được làm giàu. Mà dân là gốc. Cho nên dân giàu thì nước tất mạnh, nước mạnh tất Hoàng Gia và Thế gia mạnh theo. Hoàng gia không cần đè ép thế gia, cũng không cần nô dịch nhân dân. Hoàng gia chỉ cần luôn mạnh nhất thì không thế gia nào lật đổ được. Người mạnh nhất chính là người luôn dẫn đầu”.

“Người mạnh nhất chính là người luôn dẫn đầu. Triết lý này thật là hay. Phụ hoàng. Hài nhi khâm phục trí tuệ của ngài. Nhi thần nhất định sẽ phấn đấu hết sức mình để Hoàng Gia luôn là người dẫn đầu, luôn là người mạnh nhất.”

Hoàng tử Đinh Phúc Trí đã đến Ngự Thiện phòng từ bao giờ. Đinh Liễn mải nói chuyện với Ngô Nhật Hoa nên cũng không để ý. Chàng ta không biết đã nghe được bao nhiêu nội dung nhưng có vẻ kích động lắm.

“Ha ha. Ngươi đến rồi à. Sao không lên tiếng? Lại nghe trộm trẫm với mẫu hậu ngươi trao đổi. Muốn ăn đòn hay sao?”

Đinh Liễn mắng yêu. Hắn thân là cha mà cha thì ai lại trách vợ con sùng bái mình cơ chứ?

Đinh Phúc Trí tỏ vẻ hối lỗi :

“Phụ Hoàng bớt giận. Tại nhi thần đang thấy phụ hoàng đang nói, đâu dám ngắt lời phạm tội khi quân cơ chứ?”

Đinh Liễn cười cười.

“Được rồi. Ngươi đã đến thì cả nhà ngồi ăn cơm. Giờ kinh thành chỉ có ba người nhà chúng ta. Tranh thủ mấy ngày yên tĩnh. Sắp tới các mẫu phi và tỷ đệ của ngươi về nữa, cả nhà lại thêm náo nhiệt. Tiểu Kim, thức ăn đã làm xong chưa?”

“Tâu bệ hạ. Thức ăn đã dọn lên rồi. Chỉ chờ ngài và nương nương lên tiếng thôi ạ”.

“ Vậy thì cả nhà chúng ta cùng ăn. Hậu, nàng cũng nhanh lên...”

---

Bạn đang đọc Khí Vận Quốc Gia sáng tác bởi kimbang
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi kimbang
Thời gian
Lượt thích 5
Lượt đọc 111

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.