Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Gia huấn

Tiểu thuyết gốc · 2067 chữ

Chuyện cấm kỵ thứ năm là chuyện gắp thức ăn cho người khác. Gắp thức ăn mời người khác là một trong những nét văn hóa đặc trưng, thể hiện sự hiếu khách của người Việt. Đặc biệt là người miền Bắc.

Bởi xưa nay, đến nhà người khác làm khách ăn uống thường sẽ phải giữ ý, giữ tứ tránh để cho gia chủ đánh giá về văn hóa nhà mình. Cho nên, gia chủ thường gắp thức ăn cho là ý muốn nói: bác cứ tự nhiên ăn đi, đừng khách sáo nữa, hãy ăn tự nhiên như ở nhà vậy. Thế nhưng hành động tưởng như rất đẹp này lại gây ra nguy hại đối với sức khỏe của.

Việc dùng chung đũa, muôi, nước chấm là một con đường lây lan các bệnh truyền nhiễm như cảm cúm, quai bị... Trong khoang miệng của mỗi người chứa gần 80 triệu vi khuẩn khác nhau trong đó có những vi khuẩn gây bệnh viêm gan, viêm loét dạ dày... có thể lây lan qua đường ăn uống chung.

Hơn thế nữa, người được gắp chưa chắc đã thích món ăn mà gia chủ gắp cho họ. Vậy nên trong bữa ăn, nên hạn chế việc gắp thức ăn cho người khác, nếu có, hãy nhớ xoay đầu đũa hoặc sử dụng một đôi đũa sạch khác.

Chuyện cấm kỵ tiếp theo là ăn theo kiểu chan canh. Hầu hết các gia đình người Việt đều có thói quen ăn cơm chan canh để việc ăn cơm trở nên dễ dàng và nhanh gọn hơn. Thế nhưng khi uống nước trong quá trình ăn sẽ khiến cơm và thức ăn trôi tuột vào dạ dày mà chưa được nhai kỹ.

Điều này khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn, từ đó làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, thức ăn không được nghiền nát sẽ dễ làm tổn thương niêm mạc dạ dày, càng để lâu sẽ sinh ra bệnh đau dạ dày và có thể là ung thư dạ dày.

Ngoài ra, đặc biệt với trẻ nhỏ, việc ăn cơm chan canh là không nên bởi trẻ sẽ cảm thấy nhanh no nhưng dinh dưỡng hấp thụ lại rất ít. Dịch tiêu hóa bị nước làm loãng khiến lượng dinh dưỡng sẽ còn lại rất ít. Về lâu dài trẻ sẽ hình thành thói quen nuốt trôi chứ không nhai nữa, ảnh hưởng tới cơ hàm cũng như sức khỏe của trẻ. Tốt nhất là nên ăn canh sau cùng để kết thúc bữa ăn.

Chuyện cấm kỵ cuối cùng là khi ăn thì không nói to, quát tháo, khi nhai không gây ra tiếng, lấy thìa muỗng múc canh vào miệng chứ không được húp sùm sụp, xoàm xoạp.

Đinh Liễn tập trung ăn uống nhưng vẫn kịp quan sát hai mẹ con Hoàng Hậu Ngô Nhật Hoa. Nói chung thì tạm ổn bởi cung đình có người đã dạy bảo quy tắc khi ăn uống cho thành viên hoàng tộc nhưng do sự nhận thức về khoa học còn lạc hậu nên một số hành vi còn chưa chuẩn lắm, gây hại cho sức khỏe và ảnh hưởng đên cốt cách con người.

Đinh Liễn thầm nghĩ, hắn có lẽ nên viết ra bảng nội quy về ăn để các thành viên hoàng tộc phải chấp hành. Phú Quý sinh lễ nghĩa. Nhà hắn đã là hoàng tộc tức là Phú Quý đến tận cùng. Nếu không có lễ nghĩa thì còn gì là quý tộc, còn gì là danh gia vọng tộc, còn gì là mặt mũi Hoàng Gia.

Nghĩ như thế, sau khi kết thúc bữa ăn, kéo hai mẹ con Ngô Nhật Hoa đến bàn trà. Hắn kêu tiểu Kim mang theo một tờ giấy kiểu để viết thư pháp rồi lấy bút ra ghi : Nội Quy Ăn Uống của Hoàng Gia. Kiếp trước hắn học trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn TPHCM nên có tìm hiểu rất kỹ về lĩnh vực này.

Không và quá 3 lần đưa bát cơm lên miệng.

Không được gắp thức ăn đưa trực tiếp vào miệng mà phải bỏ vào bát của mình rồi mới được ăn.

Không dùng muỗng, đũa cá nhân quấy vào các món ăn chung trên bàn.

Không xới lộn xộn thức ăn để lựa miếng ngon ăn.

Không được cắm đũa dựng đứng vào bát cơm.

Không nhúng đầu đũa vào bát nước chấm.

Phải đổi đầu đũa khi muốn tiếp thức ăn cho người khác.

Không được cắn hay liếm vào đầu đũa, muỗng, bát.

Không vừa cầm bát vừa cầm đũa bằng 1 tay hoặc ngậm đũa để rảnh tay múc canh, gắp đồ ăn. Muốn múc canh hay đôi đũa không dùng đến thì phải bỏ nó vào mâm hoặc đồ gác đũa, đĩa lót bát.

Ngồi ăn không được rung đùi. Đây là một hành động vô lễ.

Không ngồi quá sát hoặc quá xa mâm cơm.

Ngồi trên ghế thì thẳng lưng, ngồi trên chiếu thì lưng, tay chuyển động nhưng không được nhấc mông.

Không để tay dưới bàn, không chống tay lên bàn để bưng bát cơm.

Không ngồi chống cằm trên bàn ăn.

Tránh đang ngậm nhiều cơm trong miệng mà nói.

Không dùng miệng thổi thức ăn nóng mà phải múc phần nguội ở trên ăn trước.

Muỗng sau khi múc canh phải đặt úp trong bát.

Tối kỵ nhai chép miệng.

Không nói, húp canh, uống đồ uống khi đang nhai cơm.

Không gõ đũa bát.

Không được gắp liên tục một món.

Phải ăn sạch cơm lẫn đồ ăn trong bát.

Phải ăn rồi mới nêm nếm thêm các loại gia vị.

Tránh vừa vào ăn đã rắc đủ thứ gia vị vào phần ăn của mình.

Không được ăn trước người lớn tuổi, khi nào người lớn tuổi bưng bát lên thì mới được ăn.

Ngoài ra, nếu là khách thì không được ăn trước chủ nhà hay người chủ bữa cơm.

Tránh chê món ăn không hợp khẩu vị ngay trên bàn ăn.

Khi chừa phần của người đi làm về muộn phải để trong bát riêng, tránh để lại như kiểu đồ ăn thừa trong đĩa.

Ăn từ tốn, chậm rãi, không vừa đi vừa ăn, không vừa nói vừa nhai.

Không để thức ăn dính lên mép, tay hay vương vãi ra bàn ăn.

Nếu nhai phải sạn hay xương thì từ từ lấy ra không được nhè toàn bộ ra tại bàn ăn.

Trẻ nhỏ khi muốn gắp món ở xa thì phải nhờ người lớn gắp hộ, không được nhoài người trên mâm.

Trẻ còn quá nhỏ thì cần dọn mâm riêng để tránh làm phiền người khác. Trên 6 tuổi có thể ngồi chung mâm với người lớn.

Ngồi ăn theo sự sắp xếp của chủ nhà, không được ngồi vào bàn khi chủ nhà chưa mời.

Ăn xong muốn dặm lại makeup thì nên đi ra phòng vệ sinh, tránh tô son trên bàn ăn.

Nên nói về việc dị ứng, kiêng kị của bản thân trước khi ăn để tránh bất tiện cho chủ nhà.

Ăn xong thì phải nói lời cảm ơn dù bàn ăn chỉ có hai vợ chồng.

Phải chú ý tay áo khi gắp đồ ăn tránh dây bẩn đồ.

Khi đang ăn mà có việc phải xin phép rồi mới được rời khỏi mâm cơm.

Thấy thức ăn lớn thì phải xin phép cắt nhỏ để mọi người thuận tiện ăn.

Tránh va chạm tay với người khác trong bàn ăn.

Thuận tay nào thì nói để chủ bữa cơm sắp xếp chỗ ngồi hợp lý.

Nếu bị cay thì phải xin ra ngoài hắt xì, tránh gây cảm giác khó chịu trên bàn ăn.

Trừ người già trên 70 tuổi và trẻ con, còn lại khi ợ ngay trên bàn ăn đều được coi là hành động vô duyên, bất lịch sự.

Khi nấu ăn mà có khách thì nên cân nhắc các loại gia vị cay, chú ý trình bày món ăn.

Khi vào mâm cơm, phải mời người lớn từ trên xuống, khi nào người lớn bảo "các con ăn đi" người trẻ phải đáp "con xin phép", sau đó mới được ăn.

Khi ăn các món như chè, súp,....mà dọn bát nhỏ thì có thể bưng hai tay để húp nhưng không được kèm theo đũa, muỗng. Còn nếu dọn bát to, sâu thì khi ăn cạn có thể dùng tay nghiêng bát để múc chứ không được phép bưng lên mà húp.

Gia huấn Đại Việt Minh Hoàng Đế Đinh Liễn thân khải.

Đinh Liễn viết chữ khá đẹp. Đây là kiểu chữ mà trong các cuộc thi "Viết chữ đẹp" cho giáo viên ở kiếp trước. Bút hắn viết là kiểu bút mực máy cho học sinh. Thân bút làm bằng đá long huyết, ruột bằng đá thạch anh xanh, mực hắn chế từ mực tàu, đầu bút hắn mài từ mảnh đồng thau.

Trên thân bút khắc hai dòng chữ Đại Việt Minh Hoàng Đế và chữ nhất tự vạn sơn ý là một chữ nặng như vạn núi đè xuống. Cộng thêm logo đóa sen và thánh long nữa. So với kiếp trước thì cây viết này nặng thật. Trẻ con khó mà điều khiển thuận tay nhưng với hắn thì hoàn toàn không vấn đề.

Nói về độ quý giá thì cây bút này chắc thuộc cấp bảo vật. Trong tự nhiên lấy đâu ra hai loại đá quý này để mà làm thân bút và ruột bút? Cũng chỉ có hắn sở hữu siêu năng lực Triệu hồi và khống chế mới có thể tạo ra một tác phẩm tinh mỹ thế này.

Hai mẹ con Hoàng Hậu Ngô Nhật Hoa nhìn thấy cây bút mới thì rất hiếu kỳ. Chưa nói đến độ quý giá của nó mà thấy hình dáng thôi đã thấy lạ lẫm rồi. Bút gì mà không cần mài mực, không cần chấm mực cũng có thể viết. Ngòi bút lại là kim loại chứ không phải là lông heo, lông dê hoặc lông sói.

Nét chữ thì nhỏ mà đẹp mê hồn. Từng hàng văn tự chưa bao giờ nhìn thấy hiện ra. Đinh Liễn không viết theo kiểu từ trên xuống dưới, từ phải qua trái của người Hán mà viết hàng ngang từ trái qua phải, từng hàng, từng dòng. Thêm nữa là lại có các dấu chấm (.), dấu phẩy (,) để ngắt câu. Mặc dù không hiểu những văn tự kia ý nghĩa là gì nhưng không trở ngại việc thưởng thức nét đẹp trong đó.

Một loại bút mới, một loại chữ mới, một loại viết mới, một loại thư pháp mới...tất cả đều mới mẻ, lạ kỳ. Ngô Nhật Hoa quả không thể tưởng tượng được trong đầu Đinh Liễn chứa những gì. Tất cả đều rất rõ ràng nhưng quan sát kỹ lại đầy bí mật và mờ ảo.

Cũng may, thiên phú thân thể Nhập Tâm của Đinh Liễn luôn phát động cho phù hợp với từng hoàn cảnh nên Ngô Nhật Hoa không có nghi ngờ Đinh Liễn. Nếu không, chắc chắn nàng sẽ suy nghĩ linh tinh kiểu Đinh Liễn bị ma nhập hay gì gì đó.

-------

P/s: Mọi người thông cảm cho tác ở chương này. Chương này nói về ăn uống và quy tắc ăn uống. Vì tác quan niệm sách phải giúp ích cho mọi người thì đó mới là cuốn sách tốt. Nên cuốn sách này tác đặt rất nhiều tâm huyết vào đây.

Trong câu chuyện tác sẽ lồng ghép các kiến thức về văn hóa giáo dục để sau khi đọc mỗi một chương, ít nhất sẽ có chút gì đọng lại trong tư tưởng của quý độc giả. Nói cuốn sách này dùng để truyền bá văn hóa của người Việt, giữ gìn những nét văn hóa truyền thống, khoa học kết hợp với hiện đại là chính xác.

Tuy nhiên, không phải độc giả nào cũng thích và có thể kiên nhẫn ngồi đọc cho hết rồi ngẫm nghĩ. Thế nên, nếu thấy chán chương này hãy lướt đọc chương sau nhé. Tác vô cùng xin lỗi nếu đã làm phiền quý độc giả yêu quý. Thân ái.

Bạn đang đọc Khí Vận Quốc Gia sáng tác bởi kimbang
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi kimbang
Thời gian
Lượt thích 4
Lượt đọc 99

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.