Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Giỗ Tổ !

Tiểu thuyết gốc · 2159 chữ

Đại Lê Hoàng Triều là một quốc gia độc lập có chủ quyền , cương vực lãnh thổ rộng lớn mênh mông nằm ở phía Đông Nam Xích Quỷ Đại Lục . Phía bắc giáp với Đại Hạ , phía tây giáp với Khơ Me , phía đông và nam giáp với Vô Biên Hải Vực .

Không những nơi này tài nguyên trù phú dồi dào còn sở hữu hơn trăm vạn năm lịch sử văn hóa truyền thống cùng vô vàn các loại văn minh lâu đời. Đặc biệt nhất là văn hóa Giỗ Tổ .

Theo truyền thuyết thời thượng cổ , ở Lĩnh Nam chính là Đại Lê Hoàng Triều bây giờ có một thủ lĩnh tên là Lộc Tục, hiệu là Kinh Dương Vương, sức khoẻ tuyệt trần, lại có tài đi lại dưới nước như đi trên cạn. Một hôm, Kinh Dương Vương đi chơi hồ Ðộng Ðình, gặp Long Nữ là con gái Long Vương, hai người kết thành vợ chồng và ít lâu sau sinh được một trai, đặt tên là Sùng Lâm. Lớn lên Sùng Lâm rất khoẻ, một tay có thể nhấc bổng lên cao tảng đá hai người ôm. Cũng như cha, Sùng Lâm có tài đi lại dưới nước như đi trên cạn. Khi nối nghiệp cha, hắn lấy hiệu là Lạc Long Quân .

Lúc bấy giờ ở đất Lĩnh Nam còn hoang vu, không một nơi nào yên ổn, Lạc Long Quân quyết chí đi du ngoạn khắp nơi.

Khi đi ngược lên vùng rừng núi đến đất Phong Châu. Ở vùng này có một cây cổ thụ gọi là cây chiên đàn, cao hàng nghìn trượng, trước kia cành lá sum suê tươi tốt che kín cả một khoảng đất rộng, nhưng sau nhiều năm, cây khô héo, biến thành yêu tinh, người ta gọi là Mộc Tinh.

Con yêu này hung ác và quỷ quyệt lạ thường. Chỗ ở của nó không nhất định, khi thì ở khu rừng này, khi thì ở khu rừng khác. Nó còn luôn luôn thay hình đổi hạng ẩn nấp khắp nơi, dồn bắt người để ăn thịt. Ði đến đâu cũng nghe thấy tiếng khóc than thảm thiết, Lạc Long Quân quyết ra tay cứu dân diệt trừ loài yêu quái. Lạc Long quân phải luồn hết rừng này đến rừng kia và qua nhiều ngày gian khổ mới tìm thấy chỗ ở của con yêu.

Lạc Long Quân giao chiến với nó trăm ngày đêm, làm cho cây long đá lở, trời đất mịt mù mà không thắng được nó. Cuối cùng Lạc Long Quân phải dùng đến những nhạc cụ như chiêng, trống làm nó khiếp sợ và chạy về phía Tây Nam, sống quanh quất ở vùng đó, người ta gọi là Quỷ Xương Cuồng.

Thấy con dân vẫn còn đói khổ thiếu thốn, phải lấy vỏ cây che thân, tết cỏ gianh làm ổ nằm bèn dạy cho dân biết cách trồng lúa nếp, lấy ống tre thổi cơm, đốn gỗ làm nhà sàn để ở, phòng thú dữ. Lạc Long Quân còn dạy dân ở cho ra cha con, vợ chồng. Dân cảm ơn đức ấy, xây cho Lạc Long Quân một toà cung điện nguy nga trên một ngọn núi cao. Nhưng Lạc Long Quân không ở, thường về quê mẹ dưới thủy phủ và dặn dân chúng rằng: “Hễ có tai biến gì thì gọi ta, ta sẽ về ngay!”

Lúc bấy giờ có Ðế Lai từ phương Bắc đem quân tràn xuống phương Nam. Ðế Lai đem theo cả người con gái yêu rất xinh đẹp của mình là Âu Cơ và nhiều thị nữ. Thấy Lĩnh Nam phong cảnh tươi đẹp, lại nhiều tài nguyên trù phú. Ðế Lai sai quân dựng thành đắp lũy định ở lâu dài. Phải phục dịch rất cực khổ, nhân dân chịu không nổi, hướng về biển Ðông gọi to: “Cha ơi! Sao không về cứu dân chúng con!”. Chỉ trong chớp mắt, Lạc Long Quân đã về.

Lạc Long Quân hóa làm một chàng trai rất đẹp, có hàng trăm đầy tớ theo hầu, vừa đi vừa hát đến thẳng chỗ Ðế Lai ở. Lạc Long Quân không thấy Ðế Lai đâu cả, mà chỉ thấy một cô gái nhan sắc tuyệt trần cùng vô số thị tỳ và binh lính. Cô gái xinh đẹp đó là Âu Cơ. Thấy Lạc Long Quân uy nghi tuấn tú nàng đem lòng say mê, xin đi theo Lạc Long Quân.

Lạc Long Quân đưa Âu Cơ về ở trong cung điện của mình, trên núi cao. Ðế Lai về, không thấy con gái đâu, liền sai quân lính đi tìm khắp nơi, hết ngày này qua ngày khác. Lạc Long Quân sai hàng vạn các ác thú ra chặn các nẻo đường, xé xác bọn chúng làm cho chúng khiếp sợ bỏ chạy. Ðế Lai đành thu quân về phương bắc.

Lạc Long Quân ở với Âu Cơ được ít lâu thì Âu Cơ có mang, sinh ra một cái bọc. Sau bảy ngày cái bọc nở ra một trăm quả trứng. Mỗi trứng nở ra một người con trai. Trăm người con trai đó lớn lên như thổi, tất cả đều xinh đẹp khoẻ mạnh và thông minh tuyệt vời.

Hàng chục năm trôi qua, Lạc Long Quân sống đầm ấm bên cạnh đàn con, nhưng lòng vẫn nhớ thủy phủ. Một hôm Lạc Long Quân từ giã Âu Cơ và đàn con, hóa làm một con rồng vụt bay lên mây, bay về biển cả. Âu Cơ và đàn con muốn theo Lạc Long Quân, nhưng không đi được, buồn bã ở lại trên núi. Hết ngày này qua ngày khác, họ mỏi mắt trông chờ mà vẫn biền biệt tăm hơi. Không thấy Lạc Long Quân trở về, nhớ chồng quá, Âu Cơ đứng trên ngọn núi cao hướng về biển Ðông lên tiếng gọi: “Cha nó ơi! Sao không về để mẹ con chúng tôi sầu khổ thế này”.

Lạc Long Quân trở về tức khắc. Âu Cơ trách chồng:

- Thiếp vốn sinh trưởng ở núi cao, động lớn, ăn ở với chàng sinh được trăm trai, thế mà chàng nỡ lòng bỏ đi, để mặc con thiếp sống bơ vơ khổ não.

Lạc Long Quân nói:

- Ta là loài rồng, nàng là giống tiên, khó ở với nhau lâu dài. Nay ta đem năm mươi con về miền biển, còn nàng đem năm mươi con về miền núi, chia nhau trị vì các nơi, kẻ lên núi, người xuống biển, nếu gặp sự nguy hiểm thì báo cho nhau biết, cứu giúp lẫn nhau, đừng có quên.

Hai người từ biệt nhau, trăm người con trai tỏa đi các nơi, trăm người đó trở thành tổ tiên của người Đại Lê. Người con trưởng ở lại đất Phong Châu, được tôn làm vua nước Văn Lang lấy hiệu là Hùng Vương. Hùng Vương chia ra làm mười năm bộ, đặt tướng văn, võ gọi là lạc hầu, lạc tướng. Con trai gọi là Quan Lang, con gái gọi là Mỵ Nương. Ngôi vua đời đời gọi chung một danh hiệu là Hùng Vương.

Lạc Long Quân là người mở mang cõi Lĩnh Nam, đem lại sự yên ổn cho dân. Hùng Vương là người dựng nước, truyền nối được mười tám đời. Do sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ, nên dân tộc Đại Lê vẫn kể mình là dòng giống Tiên Rồng và đặt ngày mồng 10 tháng 3 hằng năm là ngày Giổ Tổ tượng chưng cho sự thành kính tưởng nhớ , biết ơn đối với những bậc tiền nhân đã dựng nước và giữ nước ấm lo ngàn đời .

Hôm nay cũng chính là ngày mùng 10 tháng 3 , là ngày Quốc Giỗ của Đại Lê . Đại Lê Hoàng Đế ra chỉ dụ không ai được phép làm việc cũng như thuê người làm việc trong ngày . Không kể nô lệ , địa chủ , quan lại , nha hoàn , người hầu đều được nghỉ một ngày . Kẻ sai phạm sẽ bị tử hình .

Thánh chỉ ban ra , không ai dám không theo . Tất nhiên A Ngốc cũng được nghỉ một ngày .

Vừa nắm tay A Ngốc vừa dạo bước trên hoàng thành Thăng Long , Vân Nhi nhí nhảnh :

- A Ngốc , ngươi xem nếu cả năm đều là ngày Quốc Giỗ thì tốt biết mấy !

Không thể không nói ngày Giỗ Tổ ở Đại Lê thật sự nhộn nhịp . Trước hết đó là phần lễ, với các nghi thức được tổ chức một cách trang trọng như dâng hương, dâng lễ vật từ các địa phương tưởng nhớ Thủy Tổ Lạc Long Quân ,Thủy Tổ Mẫu Âu Cơ cùng 18 vị vua Hùng và công lao của các ngài, ngoài ra trong lễ hội đều có tổ chức cuộc thi kiệu của các làng , trấn chung quanh.

Chính bởi những lễ rước kiệu này mà không khí lễ hội trở nên náo nhiệt và đông vui hơn. Trẻ con thích thú hò hét chạy theo đoàn người ăn mặc đẹp đẽ rước kiệu. Mỗi làng đều cố gắng bỏ công sức và tiền bạc để tạo ra những chiếc kiệu đẹp nhất bởi người dân tin rằng, nếu kiệu của làng nào giành được giải tức là họ đã được các Hùng Vương tin tưởng và phù hộ.

Phần hội với rất nhiều trò chơi dân gian đặc trưng như ném còn, chơi đu, đấu vật, chọi gà,…

Đó không chỉ là tín ngưỡng thờ cúng các bậc tiền nhân mà còn là nét đẹp của dân tộc Đại Lê, hướng về cuội nguồn.

Chính vì vậy vào ngày này hằng năm tất cả mọi người không phân chia tu tiên giả hay không tu tiên giả , hoàng thân quốc thích hay dân thường nô lệ đều có thể hưởng chọn niềm vui ngày Quốc Giỗ . Điều đó cũng giống với phần nào mong muốn của A Ngốc . Một ngày mà tất cả mọi người đều có quyền bình đẳng như nhau .

Không trả lời Vân Nhi , A Ngốc chỉ khở khạo gật đầu .

Đúng lúc này , một giọng nói chế giễu vang lên :

- Hừ ! Đúng là cái đồ nhà quê !

Vân Nhi cùng A Ngốc ngơ ngác quay ra . Trước mặt bọn họ là một thiếu niên chừng 16 17 tuổi, hắn khoác trên mình tà áo giao lĩnh may bằng gấm thất thể tuyệt đẹp . Loại áo này là loại áo cao cấp nhất dùng để mặc vào các dịp lễ hội . Người này rất có thể là hoàng thân quốc thích hoặc công tử thế gia nào đó .

Trông thấy Vân Nhi quay ra , thiếu niên như bị mất hồn, không còn vẻ mặt chế giễu vừa rồi nữa , ánh mắt của hắn nhìn chằm chằm vào cơ thể nàng hiện rõ lên vẻ tham lam .

Thu hết vào trong ánh mắt , Vân Nhi thầm phẫn nộ . Nàng vốn đã không ưa gì những người nhìn chằm chằm nàng như thế . Trên đường đi cũng vậy , có không ít kẻ nhìn chằm chằm vào thân thể nàng như muốn ăn tươi nuốt sống vậy.

Quả nhiên thế gian này ngoài cha ra chỉ có một mình A Ngốc mới tốt với nàng , thật lòng với nàng . Những kẻ khác tất cả đều là một đám dâm ô , thèm muốn thân thể nàng .

Nhận thấy mình thất thố thiếu niên liền lập tức tỏ rõ vẻ hiểu biết :

- Cô nương nói như thế sai rồi , Đại Lê Hoàng Triều ta từ thời Thái Tổ Cao Hoàng Đế dựng quốc đến nay , đã luôn phát triển kinh tế giúp dân chúng an cư lạc nghiệp . Muốn phát triển kinh tế thì không thể không có tiền , tiền chính là mạch máu của sinh dân , không thể không có . Nếu ngày nào cũng đi hội như thế này thì lấy tiền ở đâu ?

Vân Nhi cũng không muốn dây dưa với những người như vậy , nàng vội gật đầu cho xong :

- Là ta vô tri ! Cáo từ !

Nói xong liền nắm tay A Ngốc đi khỏi thiếu niên . Ở phía sau , máu ghen thiếu niên nổi lên , người hắn muốn sao có thể cho người khác nắm tay . Nhưng trong tình huống khẩn cấp hắn chỉ đành ghi nhớ trong đầu , chờ cơ hội xử lý . Nghĩ vậy hắn liền đuổi theo Vân Nhi cùng A Ngốc :

- Cô nương ! Cô nương ! Tại hạ Lê Tuấn , không biết danh xưng cô nương là gì ?

Vân Nhi không để ý , dắt theo A Ngốc chạy vào vào trong đám đông để lại Lê Tuấn nghiến răng nghiến lợi !

Bạn đang đọc Kiêu Hoành Nhân Đế sáng tác bởi kieuhoanh2k3
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi kieuhoanh2k3
Thời gian
Lượt đọc 6

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.