Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Âm mưu của nhà Thanh.

Tiểu thuyết gốc · 2061 chữ

Kinh đô Bắc Kinh của nhà Thanh, mấy tháng trước.

Thành Bắc Kinh vốn là do Vĩnh Lạc của nhà Minh xây. Nó thể hiện tham vọng kiểm soát hoàn toàn phương Bắc, các vùng lãnh thổ của nhà Nguyên khi xưa. Sau này, nhờ Ngô Tam Quế mở Sơn Hải Quan, người Mãn Châu đã chiếm được Bắc Kinh. Trải qua thời gian, dưới sự cai trị của các vị vua anh minh như Khang Hy, Ung Chính, Càn Long, kinh đô của đế quốc và cả nhà Thanh trở nên vô cùng thịnh vượng. Tuy nhiên, cái gì cũng phải có kết thúc. Khi Gia Khánh lên nắm quyền, sự phát triển của đế chế rộng lớn đã không còn nữa, bất chấp những nỗ lực của tân đế, thời kỳ của ông vẫn được các sử gia gọi là Gia Đạo trung suy.

Lúc này, ở triều đình Đại Thanh, các quan lại đang bàn bạc tranh luận về việc của Đại Việt. Đây là thứ gây tranh cãi vô cùng.

- Khởi tấu bệ hạ, An Nam là chư hầu của thiên triều. Nay xứ ấy dân giàu nước mạnh, lại phát triển hỏa khí tinh xỏa thì việc cống tiền vàng, vũ khí cùng thợ giỏi cho thượng quốc là việc nên làm. Tuy nhiên, chúng lại không hề cống. Thần nghĩ chúng ta nên tập hợp trăm vạn hùng binh để cho lũ mọi rợ đó biết được cái uy của nước lớn.

Đám quan lại đã được ăn đút lót từ viên sứ thần nhà Nguyễn đứng đầu là Vương Bài, hậu duệ Vương Tiễn cuối thời Chiến Quốc, ra sức thuyết phục Hoàng đế Gia Khánh yêu cầu Đại Việt cống nộp vũ khí mới và thợ giỏi.

- Khởi tấu bệ hạ. Nhà Tây Sơn đã được tiên đế phong làm An Nam quốc vương. Trước đây, Nguyễn Phúc thị từng cử xứ tới xin triều đình cho lập nước riêng nhưng không được chấp thuận. Bên nào chính, bên nào tà đã phân định rõ. Dựa theo lẽ thường, việc đánh Tây Sơn là tuyệt đối không nên. Đại Thanh ta lãnh thổ bao la, há lại cần một mảnh đất nhỏ của Giao Chỉ.

Phe còn lại đứng đầu là Trang Thân Vương Miên Khóa, không muốn đi vào vết xe đổ của hai mươi vạn quân Thanh năm Kỷ Dậu (1789) vì cho rằng với loại vũ khí lợi hại của Đại Việt nếu giao chiến cũng sẽ bị tổn thất rất lớn. Hơn nữa, kinh tế ở chỗ Cảnh Thịnh kiểm soát phát triển mạnh. Quảng Tây và Vân Nam cũng vì thế là mà phát triển. Đa phần phe này đều cho là buôn bán với Đại Việt có lợi hơn.

Số còn lại giữ thái độ trung lập. Bọn họ chỉ là quan nhỏ, không dám đắc tội các vị đại quan.

- Vương gia có còn nhớ nước Tần thời Xuân Thu? Năm đó, các nước đều xem thường nước Tần. Cuối cùng, hậu quả thế nào thì mọi người cũng biết.

Vương Bài nói.

- Vương Bài to gan! Một người Hán như ngươi lại dám nguyền rủa Đại Thanh. Nước ta binh hùng mã tráng, há lại giống như Tề, Hàn, Sở, Ngụy, Yên. Lũ Giao Châu kia cũng còn khuya mới so được với nước Tần.

Miên Khóa quát lớn. Nhiều đại thần người mãi cũng chỉ trích tên họ Vương.

- Lời của Vương ái khanh cũng không sai đâu.

Gia Khánh lên tiếng. Chuyện này làm Trang Thân Vương ngạc nhiên. Tuy triều đình nhà Thanh chủ trưởng Mãn Hán một nhà nhưng việc này vẫn hơi bất ngờ. Khả năng duy nhất là hoàng đế đã có ý đánh từ lâu.

Quả thực, tin tức tình báo thu về làm tay hoàng đế này đứng ngồi không yên. Quân Tây Sơn quá mạnh. Cần lưu ý là người Mãn nói thẳng ra cũng chỉ là ngoại tộc. Họ có thể chiếm đất người Hàn thì dân tộc khác cũng có thể. Do đó, để phòng hờ, cách tốt nhất là liên thủ để tấn công trước.

Theo đúng lý thì nhà Thanh từ sau cuộc chiến năm Kỷ Dậu đã không còn ý đánh Đại Việt. Tuy nhiên, do hiện tượng hai hồn một xác của Quang Toản mà mọi thứ thay đổi.

Sau đó, hoàng Đế Gia Khánh hỏi ý Lưu tể tướng. Sau khi Chu Khuê qua đời vào mấy năm trước thì ông là người giữ chức vị thừa tướng.

- Lưu Ái Khanh thấy thế nào?

- Thần thấy quả là súng của Đại Việt rất lợi hại, nếu ta có thể làm được thì quân đội chúng ta chẳng khác gì hổ thêm cánh. Tuy nhiên nếu họ không đáp ứng mà chúng ta không động binh đao thì mất mặt Thiên triều, thiên hạ cười chê. – Lão tể tướng lên tiếng. – Theo ý thần ta có thể “ tiên lễ hậu binh “ gả một Quận chúa nào đó cho Quang Toản và yêu cầu dùng súng và thợ giỏi là của hồi môn như vậy nếu vua Đại Việt từ chối ta cũng có cớ để xuất binh. Chi tộc của Lê Chiêu Thống cùng triều thần ở Bắc Kinh vẫn còn nhiều. Chúng ta có thể tiếp tục dùng danh nghĩa phò Lê để đánh An Nam.

Cái kế này vừa thể hiện được uy nghi của đại quốc vừa thể hiện hoàng đế Trung Hoa là người hiểu lý lẽ. Hơn nữa, nó cũng cho nhà Thanh thời gian chuẩn bị chu đáo.

- Ái khanh quả nhiên là người chu toàn. Để thể hiện tính răng đe. Trẫm quyết định sẽ cho năm mươi vạn đại quân tập hợp ở biên giới. Nếu cần thiệt, chúng ta sẽ tăng quân lên tám mươi vạn, tập hợp luôn quân từ Triều Tiên để đánh Giao Chỉ. – Gia Khánh lên tiếng. – Còn nữa, cho sứ giả liên lạc với Xiêm La và Nguyễn Vương để chuẩn bị hội quân.

Thực tế, kẻ ngốc trong triều cũng nhận ra Gia Khánh thiên về chiến tranh nhiều hơn. Mọi chuyện cứ như vậy mà quyết định.

………………………….

Phương Hoàng Trung Đô, Đại Việt.

Nói là truyền chỉ nhưng khoảng cách từ Bắc Kinh đến Trung Đô là một con số thiên văn. Quan lại nhà Thanh đi cấp tốc cũng hơn cả tháng mới tới nơi.

Tin dữ ập đến khi Quang Toản đang cùng các thợ xem các súng cối mới ra lò. Sứ thần đến Trung Đô truyền chiếu chỉ của Vua Gia Khánh sẽ gả quận chúa Ái Tân Giác La Yến Vy cho Quang Toản. Ngược lại, lễ vật của vua Đại Việt là ba nghìn khẩu súng cải tiến và ba mươi thợ đúc súng giỏi. Hạn trong ba tháng sẽ chọn ngày lành tháng tốt để vua Đại Việt đón dâu.

Sau khi tiếp nhận thánh chỉ, Quang Toản ngay làm tức tập hợp Nội Các. Do nhiều thành viên còn đang chinh chiến ở phía Nam và thái hậu để lại phiếu cho tên Toản nên thiếu vài người. Dù vậy, mọi thứ cũng tạm ổn. Hiện tại, người nắm quay trò đứng đầu nội các là Ngô Thị Nhậm. Lão Tuyết sau khi được bầu đã nhường do thích đi đánh nhau hơn. Kể ra thì chỉ một khoảng thời gian nữa là bắt đầu bầu lại.

Hiện tại, trên bàn làm việc chính là báo cáo của lực lượng tình báo gửi về. Tuy không đủ chi tiết nhưng nội dụng căn bản có bốn chứ “ Hợp Tung Đánh Tần”. Nói đơn giản thì nhà Thanh đang định liên thủ với các nước để xâm lược Đại Việt.

Trần Văn Kỷ vốn là quân sư của Quang Trung thường được Quang Trung hỏi ý kiến trong các việc lớn. Trước tình hình này, Kỷ tâu:

- Chuyện này vừa vui, vừa buồn. Vui vì người Tàu sau bao nhiêu năm đã xem Đại Việt là một mối đe dọa thật sự. Buồn vì chúng ta có khả năng rơi vào hoàng cảnh khó khăn nhất trong lịch sử khi khi bị tấn công từ cả ba hướng. Quân số lần này có thể trên trăm vạn.

- Vậy theo khanh thì chúng ta nên đánh hay hòa.

Quảng Toản hỏi.

- Đánh! Chả những phải đánh mà còn phải đánh oanh liệt, giết sạch những kẻ dám đe dọa nhà Tây Sơn và giang sơn Đại Việt.

Phải thừa nhận là bậc văn nhân khi nói tới đánh giết còn đáng sợ hơn đám võ tướng nhiều lần. Khí phách đó cũng đã ảnh hưởng tới những người khác.

- Vậy theo các khanh thì nên đánh thế nào.

Lúc này, đích thân Ngô Thì Nhậm lên tiếng.

- Theo ý của thần. Chúng ta nên trực tiếp chiến đấu.

Chuyện này làm Quang Toản hơi ngạc nhiên. Tuy hắn cũng định cứng đấu cứng do có ưu thế hỏa lực nhưng không ngờ lão Nhậm cũng đưa ra giải pháp này. Nên nhớ năm xưa chính lão Nhậm đã đề xuất cho quân lui về Tam Điệp để tránh chủ lực của giặc.

- Khởi tấu bệ hạ. Khi xưa Bạch Khởi nước Tần thường học thuộc lòng rồi cất binh thư đi. Khi vào chiến trường thì dựa vào tình hình thực chiến mà đánh. Binh pháp quý ở chỗ phải biết đâu là phù hợp. – Ngôi Thì Nhậm nói. – Xưa quân Tàu đông hơn quân ta bội phần. Các triều trước và cả bổn triều phải lui để đánh. Tuy nhiên, chúng ta hiện tại có hỏa khí hùng mạnh. Quyết chiến với quân Thanh mới là cách làm cho quân địch sợ hãi. Xưa lúc Tần Huệ Văn Vương mới lên ngôi cũng cho mời sứ giả các nước tới chứng kiến quân Tần đại chiến với quân Nghĩa Cừ đông gặp bội để làm nên cái uy của nước lớn. Thần thấy đây cũng là cơ hội cho nước ta.

- Khởi tấu hoàng thượng. Qua ngàn năm tay, từ lúc Hùng Vương dựng nước Văn Lang, dân tộc ta chưa bao giờ đầu hàng trước quân xâm lược. – Trần Văn Kỷ lên tiếng. – Sĩ nhân như thần tuy học sách thánh hiền, thuộc lòng điển tích của Trung Hoa nhưng chưa bao giờ quên mình là người dân đất Việt.

Tuy nói vậy nhưng không thể đánh là đánh ngay được. Sau một lúc, tên Toản đã có kế hoạch.

- Trẫm sẽ Giao cho Ngô thì Nhậm đi sứ Thanh dùng mọi cách để thuyết phục Hoàng Đế Gia Khánh cho thời gian một năm để chuẩn bị lấy cớ đang chiến tranh với Nguyễn Ánh nên chưa có thời gian chuẩn bị lễ vật, dâng tạm vàng bạc. Hơn nữa, nhà Vua mới bị ám sát nên sức khỏe chưa bình phục hẹn một năm sau sẽ có đủ ba nghìn súng và thợ giỏi để làm hồi môn cưới Quận Chúa.

- Thần lãnh chỉ!

Ngô Thì Nhậm nói.

- Lão Kỷ. Do Ngô Thì Nhậm bận sang Đại Thanh nên khanh tạm thời là người đứng đầu Nội Các. Thời gian gấp rút. Trẫm sẽ tổ chức bầu chọn sao.

- Không biết bệ hạ có yêu cầu gì.

- Lập tức thay trẫm ban chiếu cho Trần Quan Diệu yêu cầu trong ba tháng phải hạ được thành Qui Nhơn sau đó để lại tướng giữ thành, còn đại quân quay về Bắc. Giao cho Đô đốc Đặng Tiến Đông và Đô đốc Tuyết xây dựng phòng tuyến, pháo đài phòng ngự ở Lạng Sơn, Ải Chi Lăng, và tu sửa thành nhà Mạc ở Cao Bằng. Lệnh cho Bộ công thương xây dựng gấp đường sắt từ Thăng Long đi Ải chi Lăng trong một năm phải xong. Dù tốn bao nhiêu nhân lực tài lực cũng phải hoàn thành. – Quang Toản lên tiếng. – Nếu đích thân trẫm hạ chỉ trực tiếp thì sẽ gây ghi ngờ cho quân địch.

- Thần tuân chỉ!

Trần Văn Kỷ nói. Lúc này, ông bắt đầu thấy ý chí của vị hoàng đế Quang Trung khi xưa trong còn người này. Đó là ý chỉ quyết cho quân xâm lược một bài học nhớ đời.

Bạn đang đọc Ngược Về Thời Tây Sơn. sáng tác bởi tacgiathientai2020
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi tacgiathientai2020
Thời gian
Lượt thích 13
Lượt đọc 254

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.