Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Đối phó cơn lốc ngoại xâm

Tiểu thuyết gốc · 2212 chữ

Một năm sau, năm 1808 súng trường mosin và tiểu liên Sten đã chế tạo thành công. Đây phải thừa nhận đúng là kỳ tích trong kỳ tích, không khác gì quân đội Việt Nam thời hiện đại chế được súng plasma cầm tay vậy. Nếu không phải có kiến thức xuyên không của Nguyên Anh, công với sự nổ lực của các kỹ sư người Anh và Việt, chuyện chế tạo thứ vũ khí này là không thể nào.

- Đúng là thứ vũ khí kinh khủng!

Đô đốc Tuyết cảm thán.

- Khanh đem thứ này huấn luyện cho đội Hỏa Lang và Lạc Việt đi.

Quang Toản nói.

Qua nữ vương Mị Nương Cảnh Thịnh tuyển chọn được ba trăm thợ săn miền núi bắn giỏi để lập đội quân Hoả Lang. Thêm vào đó, lực lượng Lạc Việt với sự chỉ huy của hắn cũng được thành lập từ những binh lính ưu tú nhất của quân Tây Sơn. Những binh lính này có thể tồn tại ở những nơi hoang vu trong hoàn cảnh thiếu thốn thời tiết khắc nghiệt để thực hiện những nhiệm vụ đặc biệt.

Với súng trường bắn tỉa đội quân này có thể truy tung các mục tiêu, hoặc nằm chờ các mục tiêu hàng tháng trong các điều kiện khắc nghiệt nhất.

Súng sten với băng đạn ba mươi viên cũng chế tạo được năm trăm khẩu, chất lượng nòng súng còn kém nên phải làm thêm nòng để thay khi bắn nhiều. Súng sten và súng ngắm được phổ cập vào lực lượng đặc nhiệm. Một số cũng được chia ra cho các trung đoàn để chiến đấu như khí tài hạng nặng.

Sau khi đó, khi vào ngự thư phòng, tay thái giám nhanh chóng đi tới.

- Khởi tấu bệ hạ, có thương nhân “Mít” cùng một người lạ mặt khác tới xin gặp.

- Cho truyền.

Quang Toản nói.

Qua gặp mặt mới biết đó là Wilson là đại diện nước Anh muốn gặp Cảnh Thịnh xin hỗ trợ. Wilson nói:

- Qua Smith chúng tôi có mua một số súng trường Đại Việt qua sử dụng chúng tôi muốn đặt mua năm vạn khẩu súng cùng đạn dược. Tôi đại diện cho Chính phủ Anh và liên minh gửi tới ngài đề nghị Đại

Việt tham gia vào liên minh. Để tỏ thiện chí Chính Phủ Anh tặng chĐại Việt một nghìn con ngựa tốt để lập đội kỵ binh, đây là thư của ngài Thủ tướng gửi cho ngài.

Đọc thư của Thủ tướng Anh, Cảnh Thịnh mới biết do quốc khố Anh đang cạn kiệt vì chiến tranh nên nước Anh và liên minh muốn đặt mua sáu vạn súng trường cùng đạn dược nhưng muốn trả trước một nửa, còn lại sẽ thanh toán sau một năm.

Đọc xong, Cảnh Thịnh cười nói

- Ta mới nhận được thư của hoàng đế Napoleon cũng muốn đạtmua năm vạn súng và đạn cùng đại bác và sẵn sang đặt cọc trước.Nhưng qua Smith ta có thiện chí với nước Anh nên ta sẽ đồng ý đề

nghị của thủ tướng Anh. Ta sẽ hỗ trợ hết sức và tặng thêm nước Anh mười khẩu pháo nạp hậu. Ta sẽ nói bên Bộ công thương giao hàng sớm cho ngươi.

Wilson cảm tạ và định lui ra. Đơn hàng ba vạn súng trường 1874 được ký kết và bàn giao, tiền bạc đang chuẩn bị cuồn cuộn chảy về ngân khố.

Bất thình lình, một tay thái giám tới nói nhỏ:

- Có tin khẩn từ quan ải.

Quang Toản nhíu mày rồi nói với Wilson.

- Ta có việc. Mọi chuyện cứ như thế mà làm.

Sau đó, hắn đi vào trong. Lúc này, một tên lính chạy tới đưa thư. Đọc xong thư, Cảnh Thịnh đứng người một lúc.

- Không ngờ lại nhanh như vậy.

Triều đình nhà Thanh với sự thờ ơ của triều đình Đại Việt về việc tiến cống, dưới sự xúi bẩy của phe chủ chiến, hoàng đế đế Gia Khánh ra lệnh huy động tám mươi vạn quân bộ binh trong đó có hai mươi vạn kỵ binh thuộc nhanh tinh nhuệ nhất của Bát Kỳ và Mông Cổ cùng Chuẩn Cáp Nhĩ, cùng với lực lượng tinh nhuệ khắp đế quốc. Đồng thời, hai mươi vạn quân Triều Tiên cũng tham chiến. Tổng quân số là một triệu quân.

Đội quân chia làm ba đường. Hai vạn quân từ Vân Nam theo đường phủ Hưng Hóa ( Lào Cai ) dọc theo sông Hồng để vào Thăng Long do Ngô Văn Bân chỉ huy. Ba mươi vạn do Vương Bài chỉ huy theo cửa Ải Mục Nam Quan ( Hữu nghị Quan ngày nay ) ở Lạng Sơn tiến về Thăng Long. Bốn mươi vạn quân do Thiết Cáp Nhĩ qua biên giới Cao Bằng qua Tuyên Quang tràn xuống Thăng Long. Hai mươi vạn quân Triều Tiên chia hai cùng đánh với quân Thanh thoe hai hướng Ải Nam Quan và Cao Bằng.

Thêm vào đó, quân đội Xiêm La cũng đã điều động hai mươi vạn quân tới tới sát vùng Trấn Ninh. Công với quân từ các bộ lạc chống đối người Việt thì cũng khoảng hai mươi lăm vạn. Thủ lĩnh bộ lạc cùng quan viên ở đây sợ chống không nổi gửi thư về triều đình xin chi viện. Ở phía Nam, hai mươi lăm vạn quân của Nguyễn Ánh nhanh chóng tập hợp, chuẩn bị tấn công vào vùng lãnh thổ Tây Sơn phía chiếm được. Ở trên biển, quân đội Hà Lan ở Indo và Tây Ban Nha ở Philipine cũng đang tập hợp hạm đội, chuẩn bị ăn hôi, theo sự xúi bẫy của Nguyễn Phúc Ánh. Nhiều thuyền ngư dân và thương nhân ở Trường Sa và Hoàng Sa đã bị chúng tấn công và giết hại.

Nhận được tin này, trong buổi thiết triều Cảnh Thịnh cho phát lệnh tổng động viên quân đội và dưới sự góp ý của Ngô Thì Nhậm Cảnh Thịnh ban ấn soái cho các đô đốc lãnh các cánh quân chặn định.

Lúc này quân Tây Sơn có mười năm vạn trong đó thủy binh chiếm ba vạn. Do phải để một vạn quân phòng ngừa quân của Nguyễn Ánh tấn công ở phía Nam và một vạn phòng ngừa quân Xiêm La nên chỉ còn mười vạn quân bộ ba vạn thuỷ quân đối phó với một trăm linh năm vạn vạn quân của nhà Thanh và Triều Tiên. Nói đơn giản hơn là một người lính Tây Sơn phải đánh với mươi tên lính Đại Thanh.

- Tướng lĩnh nghe chỉ!

Toản nói.

- Có chúng thần!

Mọi người lên tiếng.

- Đô đốc Lộc, Đô Đốc Đặng Tiến Đông cùng lãnh binh Nguyễn Công Trứ dẫn hai vạn quân dưới sự yểm trợ của hai mươi kinh khí cầu chặn định ở Thành Nà Lữ Cao Bằng.

- Chúng thần lãnh chỉ!

- Đô Đốc Tuyết và Trần Quang Diệu dưới hỗ trợ của ba mươi kinh khí cầu dẫn bốn vạn quân chặn

đánh địch ở Lạng Sơn và Ải Chi Lăng.

- Thần đã rõ!

Hai người lên tiếng.

- Đô đốc Long dẫn một vạn quân phối hợp với hai vạn quân của nữ vương Mị Nương chặn năm

vạn quân ở Vân Nam xuống.

- Thần tuân chỉ!

Lúc này, Quang Bàn đang đứng đợi ở đó. Không chỉ cậu mà còn có cả Quang Thùy, con trai cả trên lý thuyết của Quang Trung. Một người đàn ông cao lớn với khuôn mặt điển trai nhưng cũng mang nặng sát khí.

- Quang Bàn nghe lệnh!

Quang Toản nói.

- Có thần!

- Trẫm lệnh khanh làm tức di chuyển xuống phía Nam. Có khả năng quân Nguyễn sẽ tổng tấn công sẽ chiếm lại các thành trì đã mất. Một tất đất của nhà Tây Sơn tuyệt không để mất.

- Thần tuân chỉ!

Gã thanh niên lên tiếng.

- Quang Thùy nghe lệnh!

- Có thần.

Anh của tên Toản nói.

- Quân đội của khanh nhanh chóng tới Trấn Ninh, bằng mọi giá phải chặn được quân Xiêm La. Nếu tuyệt đối không để một tất đất của tổ tiên rơi vào tay quân xâm lược!

- Thần tuân chỉ!

Quang Thùy lên tiếng.

- Còn trẫm dẫn hai vạn quân tiếp ứng và huy động thêm hai vạn quân dự bị chặn đánh giặc ở phòng tuyến sông Bạch Hạch. – Quang Toản lên tiếng. – Ngoài ra, cấp súng điểu thương cho các tộc trưởng phía Bắc cùng với lính Hoả Lang để làm nhiệm vụ quấy nhiễu địch, tấn công các toán lính đi tuần hoặc vận lương nhỏ, ám sát các quan binh chỉ huy. Còn nữa, làm tức điều đồng tàu chiến hơi nước tới khu vực Trường Sa, Hoàng Sa hay Vạn Lý Trường Sa, yêu cầu tàu chiến của Tây Ban Nha và Hà Lan làm tức rút đi, nếu không hậu quả tự chịu.

Cứ như vậy, mọi quyết định nhanh chóng được đưa ra. Mọi người đang dần nhìn thấy bóng dáng của hoàng đế Quang Trung ở gã này. Mọi thứ cứ như năm xưa. Dù đối mặt với quân thù đông đảo từ bốn phương tám hướng, không ai sợ hãi. Không chỉ vì họ có súng ống mạnh mẽ mà còn là vì vua của họ đã trở thành một vị hoàng đế thực sự.

Buổi tối hôm đó, đang ở Ngự Thư Phòng, Cảnh Thịnh đang trầm tư trước tấm bản đồ Đại Việt. Nó được vẽ theo phương pháp bản đồ mới nhất nên vô cùng chi tiết, bao gồm cả phần lãnh thổ của Nguyễn Ánh. Trãi qua suốt bốn ngàn năm, từ phần lãnh thổ Văn Lang, tốn không biết bao nhiêu xương máu, dân tộc này mới có được giang sơn như thời điểm hiện tại. Mỗi khi đất nước bình yên một chút thì cũng là lúc quân ngoại xâm lăm le xâm lược. Chúng tự cho mình là con cháu Hoa Hạ, xem những quốc gia khác là man di mà tùy ý chà đạp.

Trong lịch sử thì khi lần thứ hai Quân Nguyên Mông với năm mươi vạn quân tràn vào Đại Việt, quân nhà Trần đánh vài trận ác liệt, sau dùng chiến tranh du kích để tiêu hao lực lượng của địch rồi mới phản công. Nếu tính luôn lần quân Hồ thua thì quân số cũng chỉ tám mươi vạn quân Minh. Lần này, nếu theo lịch sử thì là lần đông quân nhất với một trăm linh năm vạn quân nhưng quân Tây Sơn dùng phương pháp cứng đối cứng, mặc dù trội hơn về hỏa khí nhưng quân số ít hơn mười lần không biết có thắng được không. Đó còn chưa kể tới hai mươi vạn quân Xiêm La và hai mươi lăm vạn quân Nguyễn ở phía Nam.

Đây là thử thách vô cùng lớn. Nếu hắn có may bay ném bom, tên lửa thì không nói nhưng trang bị của tên này cũng chỉ hơn thời đai của năm mươi tới sau mươi năm. Súng tiểu liên và súng bắn phát một vẫn chưa phải trang bị phổ biến. Thêm vào đó, mười lăm vạn quân của hắn phải đánh với một trăm năm mươi vạn quân địch từ cả ba hướng. Nếu thua thì cũng chả có đường mà chạy khi mà hạm đội của Tây Ban Nha và Hà Lan đã chờ ngoài khơi. Đại Việt sẽ trở thành miếng mồi béo bở giành cho kẻ thù.

- Khởi tấu hoàng thượng, có Trần Văn Kỷ xin vào gặp.

Tay thái giám nói, kéo Quang Toản khỏi dòng suy nghĩ của hắn.

- Cho truyền!

Quang Toản lên tiếng.

Sau khi yết kiến Cảnh Thịnh, Văn Kỷ tâu.

- Khởi bẩm hoàng thượng, hiện nay các thành Nà Lưa ở Cao Bằng và Ải Chi Lăng quân ta đã bố trí xong. Nhưng ở phòng tuyến trên sông Bạch Hạc chúng ta mới bắt đầu xây dựng khoảng hai tháng nay để làm chốt chặn cuối cùng phòng khi bị chọc thủng phòng tuyến nên chưa xong. Cần thêm vài tháng nữa, ngoài ra việc tăng thêm quân dự bị khoảng hai vạn quân nữa cũng cần thời gian để tập luyện cho thuần thục vũ khí.. Thần có một kế có thể chậm bước tiến quân giặc.

- Kế gì?

Khi Cảnh Thịnh hỏi, Trần Văn Kỷ tâu:

- Theo thần được biết quân Thanh đang tập trung lương thực vũ khí tại thành Ung Châu (Nam Ninh ngày nay), thuộc Lưỡng Quảng ta có thể dùng kế “ Tiên phát chế nhân “, dùng thủy quân tấn công cảng

Khâm tại Khâm Châu để đánh tan thủy quân và thuyền lương của địch đang tập trung giả vờ đổ bộ để thu hút sự chú ý của địch. Lệnh cho đội quân đặc công xâm nhập vào thành Ung Châu phá hoại Kholương và Vũ khí để làm chậm bước tiến của giặc và có thêm thời gian chuẩn bị.

Cảnh Thịnh thầm nghĩ: “Trong lịch sử có Thái Úy Lý Thường Kiệt là ngườichủ động đánh giặc ngay trên đất địch đây cũng là cách hay”.

- Chuẩn tấu!

Hắn nói.

Bạn đang đọc Ngược Về Thời Tây Sơn. sáng tác bởi tacgiathientai2020
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi tacgiathientai2020
Thời gian
Lượt thích 11
Lượt đọc 238

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.