Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Giao dịch trước khi bái sư

Phiên bản Dịch · 1842 chữ

Thái Học là trường học sơ khai nhất thời nhà Hán, trước đó các nho sinh đều học tại nhà hoặc tự tìm tòi khám phá, chưa có một nơi dành riêng cho việc học, nên Khổng Tử mới được người ta tôn kính vì chấp nhận thu nhận môn đồ khắp nơi. Từ có sách ghi chép Khổng Tử chỉ nhận bảy mươi hai người, gồm năm quan chức và sáu mươi bảy đồng tử, nhưng theo điều tra thì cả đời ông ta ít nhất phải nhận hơn 3000 đệ tử, chẳng qua ít người nổi danh mà thôi.

Trong lịch sử, không phải vì nho gia được độc tôn mà bách gia suy tàn, đây là nhờ vào phương diện giáo dục tốt hơn, dùng tư tưởng bình đẳng để truyền dạy cho đời sau. Cụ thể, thời điểm Hán Vũ Đế nghe theo lời của Đổng Trọng Thư tiến hành bãi bỏ bách gia, độc tôn nho thuật, thực tế ông ta chẳng hề bài xích hay cực đoan tiêu diệt bách gia, mà bãi bỏ ở đây chỉ là bãi bỏ chức học quan của chư tử mà thôi. Trong các lĩnh vực văn hóa khác, Vũ Đế đã thi hành sách lược tuyển chọn học vấn bách gia, và các quyết sách của ông ta cũng bao gồm Vương đạo, nho gia, pháp gia, đạo gia và cả âm dương gia. Vị hoàng đế vĩ đại này cũng nghe lời Công Tôn Hoằng, lập ra Thái Học để truyền dạy ngũ kinh gồm kinh thi (sách thơ), kinh Thư (sách sử, truyền thuyết), kinh lễ (sách dạy lễ nghi), kinh dịch (sách triết học về âm dương bát quái), kinh Xuân Thu ( sách Khổng Tử ghi lại những việc ở nước Lỗ vào mùa xuân và mùa thu). Mặc dù mục đích Công Tôn Hoằng và Đổng Trọng Thư đề nghị sáng lập Thái Học là để chơi thủ đoạn chính trị, truyền bá tam cương ngũ thường (tam cương là vai vế theo thứ tự vua->thầy->cha; ngũ thường là nhân lễ nghĩa trí tín) cùng với thiên nhân tam sách (nghĩa là mọi thứ trên đời đều do trời cao ban cho, hoàng đế là gương mặt đại diện của trời, phục vụ hoàng đế là phục vụ cho trời), chứ không đến mức một biển nạp trăm sông, yêu thương hòa ái, nhưng cũng đã giúp cho người cổ đại có một nơi để hướng về sự học. Khi đó hầu hết các quyển sách đều được thế gia sĩ tộc cất giữ, họ sẽ không tùy ý đưa ra trước mặt người khác chứ đừng nói là dạy học cho kẻ không mang dòng máu của mình, bởi vậy Thái Học xuất hiện như một cơn mưa rào ngày nắng hạ, giúp nho gia vững gót chân. Lễ Ký Vương chế có ghi rằng Vương tử hạ lệnh dạy dỗ những người cầu học, ai học tiểu học đi đến bên trái cổng cung, ai học đại học đi đến ngoại ô. Thiên tử lập Tích Ung, chư hầu lập phán cung.

Tích Ung chính là hình thức ban đầu của đại học quốc gia, còn các chư hầu lập phán cung cũng giống như xây dựng trường đại học ở các tỉnh thành. Sau khi các hoàng đế nhà Hán ra sức quảng cáo, Thái Học từ thời Hán Vũ Đế chỉ có 50 học sinh, đến Hán Chiêu đế đạt 100 người, Hán Tuyên Đế đạt 200 người, thời Hán Nguyên Đế lên đến 1.000 người, những năm Hán Thành đế trị vì tăng lên 3.000 người, và đến khi Vương Mãng chấp chính, Thái Học nhận hẳn 10.000 học sinh. Khi Hán Chất Đế lên ngôi, có tin đồn học sinh Thái Học đã lên đến hơn 30.000 người, bằng với số lượng học sinh của một trường đại học tầm trung ở thời hiện đại. Học sinh đông đảo cũng góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, chỉ riêng ký túc xá thời Đông Hán đã lên đến hai trăm bốn mươi căn, một ngàn tám trăm năm mươi phòng. Các sĩ tử trẻ tuổi tụ tập cùng một chỗ, họ đều là thanh niên nhiệt huyết, chắc chắn đề tài trong lúc trà dư tửu lậu đều sẽ bàn luận về chính trị quốc gia, hoặc đặt câu hỏi sau này làm quan sẽ phải làm như thế nào.

Sau đó khá nhiều học sinh từng tham gia vào triều đình, thời Tây Hán Ai Đế đã có học giả Vương Hàm tụ tập hơn ngàn học sinh Thái Học với ý đồ giải cứu tư đãi giáo úy Bảo Tuyên vì hành vi chấp pháp không thiên vị. Trước đó Đông Hán cũng có Trần Phiền, Lý Ưng đứng lên phản đối hoạn quan chuyên quyền, cũng đã tụ tập một nhóm học sinh hưởng ứng, vì vậy các học sinh cũng trở thành đối tượng để hoạn quan tiêu diệt, liên lụy biết bao nhiêu người. Sự kiện đảng cố xảy ra khiến hơn một ngàn học sinh bị bắt giam, Thái Học bị ép phải đóng cửa. Hán Linh Đế muốn sửa sai nên đã lật lại vụ án, sau đó cho phép Thái Học tiếp tục chiêu sinh. Dựa theo lẽ thường, Phỉ Tiềm đã là lang quan, không cần phải đi đến Thái Học làm gì, nhưng Thái Ung là thầy đứng lớp chính ở đó, lão phải truyền thụ ngũ kinh cho lớp trẻ, đồng thời mở thêm lớp đàn hát, mà những khóa học này không phải học sinh muốn học là ghi danh đóng tiền như hiện đại, tất cả phải xem tâm trạng Thái Ung, mỗi tháng cũng chỉ mở lớp hai ngày, nội dung giảng dạy do Thái Ung quyết định, cách thời gian mở lớp khoảng vài ngày mới cho quản sự Thái Học công bố.

Vì vậy mỗi lần có đợt chiêu sinh mới, nhà trường đều mời Thái Ung đến phát biểu, cử hành nghi thức khai giảng. Lần này Thái Ung gọi Phỉ Tiềm đến nhập học để tiện việc làm lễ bái sư, một là lễ bái sư long trọng nhất luôn được tổ chức ở Thái Học, thứ hai là để thể hiện cho mọi người thấy lão rất xem trọng Phỉ Tiềm. Bởi vậy Phỉ Tiềm đã sớm chuẩn bị xong những nghi lễ cần thiết của việc bái sư, hắn đứng trong hàng ngũ học sinh mới, đợi Thái Ung gọi tên. Có điều học trò do Thái Ung nhận riêng không thể tùy tiện công bố trước, mà phải đợi sau khi buổi lễ khai giảng hoàn thành. Hôm nay tất cả học sinh đều mặc áo xanh lam, đầu đội nón nho, xếp hàng chỉnh tề theo hình vuông, háo hức chờ được gia nhập vào học viện hoàng gia. Phỉ Tiềm đứng giữa hàng mặc một bộ Hán phục màu xanh dương, phủ một lớp áo choàng tơ tằmmàu xanh lá, phối với chiếc quần trắng toát, đứng giữa đám học sinh mới chẳng khác nào hạc giữa bầy gà. Phỉ Tiềm cảm thấy mọi người đều vô tình hoặc cố ý liếc mắt nhìn hắn khiến bản thân cảm thấy không thoải mái. Tuy nhiên bằng vào kinh nghiệm đi làm bao nhiêu năm, trải qua rất nhiều cuộc họp và các buổi thuyết trình nên hắn cũng quen rồi. Dù trong lòng thấy hơi khó chịu nhưng gương mặt vẫn mỉm cười theo đúng chuẩn, dáng đứng vững vàng.

Phía bên này hắn thấy khó chịu, còn tất cả học sinh khác đều nhìn hắn như fan hâm mộ nhìn thấy Idol. Chậc chậc, đây là đệ tử chân truyền do đại nho Thái Ung đích thân thu nhận, nghe đồn người ta còn là lang quan… Ừ, dáng người cao gầy lại còn đẹp trai như vậy…. ha ha hình như vị tiểu sinh ấy chưa có cưới hỏi…. Giữa những ánh mắt sáng lấp lánh như những vì sao, Thái Ung trông thấy Lưu Hồng đến, lão cũng hơi buồn bực. Phỉ phui thật, ta bảo ngươi ghé chơi, kết quả ngươi đến thật thì quá tốt, nhưng sao lại ăn mặc hệt như trang phục ta mặc khi đứng lớp thế, già rồi còn thích nghịch ngợm… Thật ra Lưu Hồng không phải muốn nghịch mà lão cần phải mặc như thế. Số là học viện hoàng gia đã gửi thư mời lão đến dạy toán kinh, tất nhiên trường phải phát đồng phục chứ? Nhưng Lưu Hồng lại không kể Thái Ung nghe, Thái Ung cũng chẳng đi hỏi quản sự, lợi dụng học sinh mới vừa hành lễ xong chuẩn bị đi làm thủ tục nhập học, Thái Ung vụng trộm quay sang hỏi Lưu Hồng:

“Lão chơi trò gì thế?”

Lưu Hồng nửa đùa nửa thật cười bảo:

“Ta càng nhìn càng thấy Tử Uyên thuận mắt, bạn già à, chia phân nửa cho ta nhé?”

Thái Ung trừng mắt, mẹ nó, thì ra lão già này tới để giành đệ tử với mình, lập tức bực mình bảo:

“Còn khuya!”

Lưu Hồng cũng chẳng so đo việc Thái Ung phùng mang trợn má với mình, dù sao mình cũng đang trắn trợn đào góc tường nhà người ta, đổi lại người khác tới giành đệ tử với mình, có khi mình liều mạng già với họ luôn ấy chứ. Có điều Lưu Hồng đã tính trước, lão xích lại gần và thì thầm:

“E hèm, hồi trước ta ghé Hội Kê có nhặt được một cuốn Hoàng Đế Đạo Nguyên Kinh, ông bạn có hứng thú không?”

“Đạo Nguyên Kinh? Ý ngươi là một trong bốn cuốn kinh nổi tiếng của Hoàng Đế? Chẳng phải thứ này thất truyền rồi sao?”

“Ta xem kĩ rồi, đích thực là Đạo Nguyên Kinh, có lẽ trên thế gian chỉ có một quyển.”

Thái Ung trầm tư hồi lâu, lão vẫn cắn răng trả lời:

“Ta không thèm, chỉ là một quyển sách mà thôi, trong nhà của ta có hơn mười ngàn quyển sách đấy!”

Mặc dù ngoài miệng nói vậy, nhưng gương mặt nhăn nhúm của Thái Ung nói cho Lưu Hồng biết lão rất thèm chứ bộ, nhưng không thể bán đệ tử vậy được.

“E hèm, nếu ta tặng thêm Lục Kinh thì sao? Nếu ngươi không chịu, chắc ta phải về lấy thêm cả bảo vật gia truyền nhà họ Lưu…”

“Ông trời của ta, là Lục Kinh của Tư Mã Tương Như? Ngươi đừng có gạt ta nha?”

“Hừ, ta thèm gạt ngươi ạ? Một quyển sách tuyệt thế kèm thêm một khúc nhạc tuyệt thế, cũng chỉ đối lấy nửa nghĩa thầy trò chỗ ngươi thôi đấy! Nào, quyết đoán lên, mạnh mẽ lên…”

Thái Ung thở dốc nửa ngày, cuối cùng lão yếu ớt bảo:

“Rồi, đổi thì đổi, ngươi chỉ có thể lấy nửa nghĩa thầy trò, không được lấn tới….”

Bạn đang đọc Quỷ Tam Quốc [bản dịch] của Mã Nguyệt Hầu Niên
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi kimsa
Phiên bản Dịch
Thời gian
Cập nhật
Lượt đọc 79

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.