Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Bẫy thủy triều

Tiểu thuyết gốc · 4062 chữ

Sáng hôm sau

Hãn sau khi ăn sáng liền chuẩn bị cùng cha đến đình làng - nơi thầy bà ở. Cha mẹ hắn lấy cho hắn bộ đồ mới nhất rồi chỉnh sửa cho đàng hoàng mới cho đi, trước khi đi còn dặn mang theo ít hoa quả và một giỏ ốc. Hắn đến thời đại này vẫn còn chưa thể quen hết, đặc biệt là thói quen sinh hoạt và cách vệ sinh răng miệng. Người Việt cổ có thói quen dậy rất sớm. Lúc Hãn ra khỏi nhà, sương vẫn còn chưa tan nhưng bên ngoài đã có tiếng mọi người sinh hoạt. Thêm nữa, ở đây không có bàn chải, kem đánh răng, sáng ra có một bát nước muối súc miệng nên giờ miệng mặn chát mà cảm giác lại không sạch nên miệng có chút khó chịu.

- Nhanh lên con, thầy bà đang chờ đó

- Dạ vâng, - Hãn vừa đi lững thững vừa ngáp

- Sau khi làm lễ xong còn phải về luyện tập, rồi phụ mẹ con nấu bữa trưa, rồi…

- Rồi chiều còn cùng mẹ thăm đồng, gần tối thì phụ cha sửa lò rèn. Cha ơi, từ sáng cha nhắc lại 3 lần rồi - Hãn nói

- Biết vậy là tốt, nhanh lên nào - Ông Đá nói

Đình làng cách nhà Hãn chừng vài trăm mét, hai cha con đi một lúc là tới. Nơi này tối qua có tổ chức tiệc nên có chút bừa bộn. Hắn thấy chú Củ và vài người khác đang dọn dẹp. Cha hắn đến chào hỏi thì được chú Củ dẫn vào nhà trong, thầy bà cũng đã dặn nếu thấy 2 cha con thì nói họ vào

Cả hai bước đến thềm của đã nghe được tiếng cầu khấn của thầy bà. Cha hắn ra hắn cho hắn im lặng, từ từ đi vào để tránh ảnh hưởng đến thầy bà. Trên tay bà hình như đang cầm thứ gì đó. Hai tay cầm vật đó đưa đi đưa lại, miệng lầm bầm thứ gì đó, rồi thả tay để vật đó rơi xuống. Hãn nhìn kỹ thì đó là mấy khúc xương gà.

Chúng văng vãi trên mặt đất, chẳng ra hình thù, ký hiệu gì nhưng thầy bà rất trầm tư nhìn vào đó. Thở dài một hơi rồi nhìn về phía hai cha con, miệng dần dần nở nụ cười

- Hai cha con đến rồi à?

- Dạ, chúng con đến có mang theo chút quà cho bà - Cha Hãn nói

- Chú làm khách quá. Hãn, cởi áo rồi qua đây bà xem nào

- Dạ - Hãn đáp rồi cởi áo tiến lại

Thầy bà chú ý quan sát phần thân trên của Hãn, phát hiện trên sườn sau của Hãn có một cái bớt đỏ. Bà có phần hoảng hốt, cái bớt này rất giống một con chim. Thầy bà cất giọng

- Vết bớt này… con có từ bao giờ vậy?

- Vết bớt? - Hãn hỏi lại

- À, vết bớt đó có từ hồi nhỏ, hồi còn bé, khi sinh nó ra, con có thấy có một đốm đỏ nhỏ. Sau này khi Hãn lớn lên mới thành ra thế đó ạ. - Ông Đá trả lời

- Vậy sao? Thế thì tốt, - Thầy bà quay sang chú Củ nói - Chú đi chuẩn bị giúp ta nhé

- Dạ - Chú Củ cúi đầu rồi quay đi

Thầy bà nói rồi cầm áo đưa cho Hãn, nói hắn mặc lại vào, rồi lấy trong người ra một túi vải, bên trong có vài chiếc lá cây và hạt khô. Bà nói nấu chung thứ này lên rồi uống sau bữa ăn sẽ tốt cho sức khỏe. Hãn nhìn có hơi bất ngờ vì lâu nay hắn nghĩ y tế thời cổ đại của người Việt phần lớn là các nghi lễ trừ tà, nhưng trái lại có vẻ người Việt cổ đã có được nền tảng y học về các loài cây cỏ xung quanh.

- Phải rồi, con muốn trả lời câu đố tối qua của bà ạ?

- Câu đố?? - Ông Đá hỏi

- À, là ta ra một câu đố cho lũ trẻ tối qua. “Quá khứ ta chưa từng tồn tại, nhưng sẽ luôn có ta, chưa từng và sẽ không bao giờ có ai thấy ta nhưng mọi người, mọi con vật đều mong chờ ta. Ta là ai?”. Cháu đã nghĩ ra rồi sao?

- Vâng ạ. Đáp án chính là “Ngày mai”

Khuôn mặt thầy bà có chút bất ngờ, hỏi lại:

- Vì sao cháu lại nghĩ đó là “ngày mai”?

- Dạ, bởi ngày mai không có trong quá khứ, tương lai sẽ luôn có ngày mai. Không ai đoán trước được ngày mai nhưng luôn mong chờ nó để bắt đầu một ngày mới, một hi vọng mới

Thầy bà nghe xong liền bật cười

- Hà hà, giải thích rất hay, đúng vậy, đáp án chính là “ngày mai”. Con nghĩ được đáp án từ tối qua đúng không?

- Dạ, là vào sáng nay con nghĩ ra ạ

- Đừng khiêm tốn, ta già nhưng mắt chưa mờ đâu. Ta không phải tự nhiên mà có thể thành thầy tế lễ của cộng đồng này. Câu đố của ta rất dễ khiến người khác tò mò đến mức cha của cháu và chú Củ cũng muốn tìm ra câu trả lời.

Nói rồi nhìn về phía cha Hãn đang đứng đó. Ông cũng chỉ biết cười trừ biểu lộ ý thừa nhận. Thầy bà nói tiếp

- Tối qua ta cũng hiểu hoàn cảnh của cháu. Những đứa trẻ khác dù biết không được lên tiếng trả lời nhưng vẫn suy nghĩ, bàn luận câu hỏi của ta, chỉ có riêng cháu là không hề tham gia, lại còn rất thản nhiên nữa nên ta đoán, cháu đã biết kết quả

- Cháu không biết bà đang nói gì nhưng đúng là sáng nay cháu mới nghĩ ra câu trả lời

Hãn mở miệng phủ định lời thầy bà. Thấy hắn như vậy thầy bà chỉ có thể cười mà lấy ra con trâu bằng gỗ đưa cho hắn

- Cháu không nhận cũng không sao, nhưng đáp án đúng thì ắt có thưởng, đây là phần thưởng của cháu

- Cháu cảm ơn - Hãn đưa tay đón lấy, nói

….

Thầy bà sau cũng cùng Chú Củ sửa soạn bàn cúng, sau đó khóa cửa chính lại khiến căn phòng rất tối. Chú Củi khều lửa để thắp sáng cho thầy bà chuẩn bị lễ cúng. Thầy bà lúc này mặc lên một bộ áo choàng bằng lông vũ đen, ngồi quỳ trước bàn cúng là một ngọn lửa, thầy bà đọc lời khấn, chốc chốc lại đến chỗ Hãn, lấy một cành cây nhỏ vảy nước vào Hãn rồi lại đọc tiếp.

Buổi lễ mất khoảng 30p mới xong. Sau đó cha Hãn tiếp chuyện thầy bà một lúc rồi xin phép trở về. Tạm biệt thầy bà, Hãn cũng cha trở về chuẩn bị luyện tập tại bãi đất cũ. Thầy bà đứng phía sau chỉ nhìn về phía Hãn. Thấy thầy bà trầm ngâm như vậy, chú Củ lên tiếng hỏi thăm thì thầy bà quay lại chỗ bàn cúng lấy ra một nắm xương gà đưa gần miệng lẩm nhẩm rồi vung nắm xương gà xuống nền đất, nhìn vào vị trí rơi, thầy bà thở dài một tiếng. “Ý trời khó tránh lại thích trêu người”

------------

Một ngày, Hãn cùng lũ trẻ chơi đùa ngoài biển. Bãi biển xanh lộng gió là nơi tuyệt vời để tránh ngày hè oi bức. Hắn hôm nay được nghỉ một buổi luyện tập nên cùng đám bạn đến nơi này. Có rất nhiều thứ để chơi từ đắp cát, tắm biển, bới tìm ngao...nhưng hắn chỉ ngồi một chỗ vẽ vời trên cát. Không phải hắn không thích biển mà bởi mấy thứ này hắn chơi chán rồi

- Ê mày, đi bơi thi đi!! - Trâu từ đâu đến nói

- Không rảnh

- Lại nữa, bệnh lại tái phát à?

- Bệnh cái đầu mày, tao đang làm chuyện lớn

- Chuyện gì?

- Thế mày muốn có cá ăn không?

- Muốn chứ sao không, cơ mà mày định bắt kiểu gì? Chỗ này may lắm mới bắt được mấy con cua nhỏ, cá thì khỏi nói rồi trừ khi mày có lưới nhưng chẳng ai cho mượn đâu

- Không mượn được thì tự làm

- Vậy làm rồi mày định lấy thuyền đâu để bắt, đừng nói là định đóng bè nhé

- Không cần, chúng ta đứng trên bờ chờ cá tự chui vào lưới

- Nghe hay đấy - Trâu hớn hở - Để tao gọi bọn Sóc

Trâu nói rồi chạy đi, còn Hãn thì vứt cây que củi trên tay xuống cát. Trên mặt cát có nhiều hình vẽ do hắn tạo ra. Những thứ này chính là bản vẻ cho hắn thực hiện điều hắn vừa nói. Hãn đứng dậy, vươn vai một cái nhìn về phía biển xa xa có vài chiếc thuyền nhỏ đang đánh cá.

Kỹ thuật đi biển của người Việt ngay từ thời đại này cũng đã quá đỉnh. Họ có thể tự đi buôn bằng thuyền đến tận đảo Java để trao đổi buôn bán nhưng kỹ thật đi biển không tương xứng với kỹ thuật tạo thuyền, thuyền của họ khá nhỏ với 1 cột buồm, lớn hơn thì có thêm 1 cột buồm phụ và được làm bằng gỗ mềm, không dùng đinh mà dùng sợi sơ dừa để cố định nên không bền bỉ lắm nhưng nhiêu đó cũng đủ cho họ dùng

Thuyền cũng là một dạng tài sản quý vì đối với nhiều người đó là kế sinh nhai khi không có ruộng đất, thứ đến là làm một con thuyền cũng cần rất nhiều vốn. Hắn muốn có cá biển ăn mà không cần thuyền đúng là khó bằng trời. Nhưng hắn từ hiện đại đến đây, kỹ thuật đánh cá nói thật hắn không biết nhưng không biết không có nghĩa là hắn chưa nhìn thấy. Dù không ăn thịt lợn nhưng chắc chắn cũng phải thấy lợn chạy. Hắn biết một cách khá hiệu cả. Đợi một lúc cũng thấy Trâu và đám trẻ quay lại. Đám này có vẻ đông nên hắn nghĩ cũng nhanh thôi

- Đây, tao dắt về cho mày này. Giờ thì nói đi

- Được rồi, phân ra làm 2 nhóm, một nhóm kiếm thật nhiều dây rừng, một nhóm theo tao đi chặt tre.

- Từ từ đã, mày phải nói trước mày định làm gì trước. Chúng tao không làm mấy thứ vô bổ đâu - Một đứa lên tiếng

- Được rồi, vậy thì nghe đây này

Hãn nhặt lại cây củi vẽ lên cát cho đám trẻ nhìn. Chỉ chỏ một hồi chúng cũng gật đầu hiểu ra.

- Kế hoạch là thế. Có ai thắc mắc thì lên tiếng, ai không muốn tham gia thì đứng sang một bên.

Cách làm của Hãn rất khả dĩ nên đám trẻ rất muốn thử. Một đứa nói

- Cách này rất hay nhưng khoan nói đến hiệu quả, trong trường hợp có cá nhưng đông thế này mà cá lại ít thì chia thế nào?

- Phải đấy… chia như thế nào?

Vì cá ít nhưng ngày nào cũng có vậy nên mỗi người sẽ được hưởng cá 1 ngày. Lượng cá mỗi ngày mỗi khác nên sẽ đặt tiêu chuẩn, 2 con cá cho mỗi người, số dư bỏ vào của chung, số thiếu bù vào hôm sau. Thấy thế nào?

- Được, nghe công bằng lắm, vậy chúng ta bắt đầu

Đám trẻ được Hãn phân chia làm 2 nhóm. Một nhóm đi thu nhặt dây rừng bện thành lưới, nhóm còn lại gồm vài đứa khỏe mạnh về nhà Hãn lấy rựa chặt tre. Nhà hắn làm thợ rèn nên trong nhà dư mấy cây rựa hay rìu cũng không có gì lạ, chỉ là chất lượng của chúng thì không tốt lắm nên mục tiêu của Hãn những cây tre mới trưởng thành, hỏng hắn có thể nhờ cha sửa. Với tính của ông Đá, hắn tin ông có thể tha cho hắn

Tre lúc này là thứ mọc dại ở đâu cũng có, tìm một cây tre mới trưởng thành lại càng dễ. Chúng chọn những cây chừng 4-5m để chặt. Với dụng cụ là hợp kim đồng sắt thì công việc này không đến nỗi khó vì thân của tre mới trưởng thành vẫn còn mềm, nhưng tốc độ chậm, một ngày chỉ có thể chặt được 10 cây trong khi hắn cần nhiều hơn thế.

- Được rồi, nhóm lửa lên - Hãn nói sau khi đốn hạ được đủ số trong ngày

- Mày tính làm gì?

- Tao sẽ cho bọn mày thấy một tuyệt kĩ

Cả đám không hiểu nhưng vẫn làm theo lời Hãn. Chúng đi thu gom củi khô chất lại, một đứa toan chạy về nhà lấy lửa thì bị Hãn ngăn lại. Hắn đã mang theo dụng cụ đánh lửa rồi. Một dụng cụ đơn giản gồm một cây cung nhỏ, một thanh củi vót nhọn đầu và một tấm lót. Thanh củi vót nhọn thì chúng hiểu vì chúng thấy người lớn dùng tay xoay thanh củi xuống 1 cây gỗ khô khác để lấy lửa nhưng những thứ khác thì chịu

- Chúng mày nhìn tao lấy lửa này!!

Hãn cuốn 1 vòng dây cung vào thanh củi, đầu nhọn hướng xuống một khúc gỗ khô, đầu còn lại lót gỗ. Khi đã vào vị trí, hắn bắt đầu di chuyển cây cung qua lại. Thanh củi theo chuyển động liền xoay mạnh, đầu nhọn dần tạo 1 lỗ trên thanh gỗ. Quay càng nhanh càng sâu, dần dần từ trong lỗ nhỏ chúng bắt đầu thấy một nhúm khói bốc ra.

Lũ trẻ há hốc mồm, lấy lửa nhanh vậy sao? Chúng thấy người lớn dùng tay vê củi đến phỏng cả bàn tay cũng chưa có nổi một ngọn khói, còn Hãn dùng cái thứ lạ này trong chốc lát đã có lửa, lại rất ung dung. Chúng chống tay đầu gối để cúi đầu xem cho rõ

- Uầy, thứ này hay vậy

- Còn đứng làm gì, mang mấy cái lá khô lại đây mà hứng than chứ

- À, à, đợi xíu

Lũ trẻ nói xong liền cúi xuống nhặt mấy cái khô đem đến dí lại gần. Lửa bắt đầu bén vào lá, dần cháy lên, lũ trẻ nhanh chóng đưa đến đống củi khô chất sẵn rồi từ từ gầy bếp thành thanh một đống lửa. Hãn nhìn đống lửa cháy tỏ vẻ vừa ý rồi mang một thanh tre mới chặt đến

- Nhìn đây, bây giờ mới là tuyệt kỹ

Hãn hơ đầu thanh tre tươi lên đống lửa, đưa đi đưa lại. Sức nóng của lửa khiến màu tre đang tươi bổng biến thành một màu vàng sáng bóng. Đợi đến sắc vàng đổ đều liền lấy ra, giơ trước mặt Trâu nói

- Được rồi, Trâu, lấy ghẻ lau đi, cẩn thận nóng

Trâu ngơ ngác không hiểu gì nhưng vì Hãn hối nên luống cuống thế nào lại lấy luôn mảnh khố thừa phủ lên rồi lau sạch lớp dầu trên đó. Hãn làm như thế đến khi cả cây tre trên tay chuyển từ xanh sang vàng óng, sau đó hắn dựng cây tre mới hơ qua lửa thẳng đứng lên

- Làm y hệt những gì tao vừa làm. Ngày mai chúng mày sẽ thấy kết quả

Lũ trẻ không hiểu những vẫn làm theo cách của Hãn, hơ tre trên lửa đến khi đổ màu vàng óng rồi lấy ghẻ lau đi lớp dầu ẩm trên thân tre và dựng đứng lên. Vì thời gian còn sớm, Hãn tranh thu chặt thêm một vài cây nữa trước khi giải tán

---

Ngày hôm sau, tại rừng tre

Hãn cũng lũ trẻ đến xem thành quả, hắn lấy tay sờ vào thanh tre hôm qua hơ qua lửa. Bất ngờ vung mạnh đánh vào một cây tre già gần đó. Hắn đập liên tục gần chục lần rồi xem lại, miệng cười vừa ý rồi đưa cho đám trẻ.

- Nhìn đi, có sứt miếng nào không?

Lũ trẻ chăm chú nhìn vào, cây tre trên tay chúng rắn chắc như một thanh kim loại, vừa rồi đập mạnh như vậy mà trên thân chỉ có một vết trầy nhẹ. Nhìn lại thân cây tre già thì vỏ cây đã bị đánh nham nhở khiến chúng không tin nổi vào mắt mình

Cách mà hắn làm chính là cách chế biến tre thời hiện đại. Cây tre ở thời của hắn rất phổ biến để làm đồ gia dụng. Khi trở về thời đại này nhận ra người cổ đại phải phơi khô trên dàn bếp hay phơi ngoài trời hàng tuần để cứng tre, điều này rất mất thời gian nên hắn đã nghĩ ngay đến cách này, ở hiện đại là “heat cure”, đơn giản hơ tre vài phút để chúng chảy dầu ra, sờ sẽ thấy chúng mềm dễ uốn nhưng để khô qua ngày thì chúng lại vô cùng cứng chắc và dẻo dai

Lũ trẻ tỏ ra vô cùng thích thú, khen cách làm của Hãn. Ngày hôm đó, chúng lại tiếp tục lặp lại quá trình đó. Cứ như thế đến khi gom đủ số tre cần thiết

------

Một tuần sau, lũ trẻ lại hẹn nhau ngoài bãi biển để chuẩn bị thứ đã làm trong một tuần qua

Dây rừng chúng thu gom lại rồi bện thành lưới, vì mắt lưới khá lớn lên đan dễ, hơn nữa mục tiêu của chúng là những con cá lớn chứ không phải các nhỏ nên không cần như lưới thường. Hãn đã dạy cho chúng một cách đan lưới đơn giản, đó là cuốn quanh một đoạn tre rồi lấy dây xỏ qua các lỗ như đan len, qua mỗi mối sẽ uốn thắt nút để cố định (https://www.pinterest.com/pin/840976930407306548/). Vì mắt lưới lớn hơn bình thường cộng với cách đan Hãn bày khiến lũ trẻ sáu 1 tuần làm liên tục cơ bản có thể hoàn thành số lượng mà hắn cần.

Trước khi triển khai, hắn đã ướm trước được độ rút của nước khi quan sát thủy triều nơi này nên đã lựa lúc thủy triều rút thấp nhất mà chọn chỗ thuận tiện, nơi này có đủ nước để cá không bị mắc cạn lúc thủy triều rút rồi tiến hành đóng cọc. Cọc hắn phải cắm thật sâu và lựa đúng chỗ khi thủy triều lên, sóng biển không có đà để tạt mạnh vào những cây cọc dù chúng được cố định chắc chắn nhất, như thế khi thủy triều lên sẽ không bị cuốn bay đi. Lũ trẻ đứng ở đó, chờ đợi thủy triều rút cạn, Hãn mới đứng lên nói

Được rồi, chúng mày đi theo tao, nhanh lên không thủy triều lên lại đó

Cả đám ba chân 4 cẳng mang tre và lưới ra biển. Hãn bắt đầu gọi mấy đứa có sức khỏe khác cùng mình đi cắm các cọc xuống vị trí hắn chỉ định. Trước đó hắn đã hướng dẫn qua nên chúng cũng tự biết ướm chừng, không để Hãn phải nói nhiều.

Cát ướt cứng như đất nên chúng phải dồn sức mà cắm xuống. Đợi khi cắm chắc rồi liền mặc lưới. Chúng cắm cọc tre theo hình một cái lọ với cổ lọ hướng về bờ, miệng lọ nới rộng. Cách đánh cá này gọi là “bẫy thủy triều”. Đây là cách mà ở thời hiện đại hắn từng thấy qua. Bẫy này hoạt động theo nguyên lý lên xuống của thủy triều. Khi thủy triều lên thì cá sẽ theo thủy triều vào gần bờ, tương tự khi thủy triều rút, cá cũng sẽ rút theo.

Bản năng của loài cá là chúng khi gặp vật cản chúng sẽ nương theo vật cản đó. Nếu có thể xếp lưới chặn lại thì không cần mất nhiều công sức cũng có thể bắt cá ăn. Hãn đã vẽ trên cát sơ đồ để bọn nhóc có thể dựa vào đó cắm cọc và sắp xếp lưới. Một khi đã vào bên trong thì cá chỉ có thể bơi nương theo lưới. các đoạn tường lưới hình cong được sắp xếp để chúng chỉ có thể bơi lòng vòng, không thể thoát ra ngoài dù thủy triều có lên đi nữa.

Khi chúng hoàn thành cũng là lúc thủy triều bắt đầu dâng lên. Trước khi chạy về bờ, Hãn không quên thu nhặt tảo biển chết rồi xung quanh vứt vào bên trong bẫy để làm mồi nhử vì mục tiêu của hắn là những loại cá sống gần bờ, thức ăn của chúng là những loài phiêu sinh sống trong tảo, càng nhiều tảo tụ lại một chỗ càng thu hút nhiều cá.

- Mày chắc cách này hiệu quả không? – Sóc và Trâu vẫn chưa tin lắm

- Chờ ngày mai sẽ biết

Ngày hôm sau, Hãn cùng cả nhóm lúc này ra biển để kiểm tra nhưng lúc này thủy triều lại đang lên. Một ngày có 2 lần thủy triều lên và 2 lần thủy triều xuống. Hiện giờ đang là đợt thủy triều lên đầu tiên, hắn phải đợi vài canh giờ nữa mà lúc đó thì đã quá trưa rồi nên hắn đành đợi đến chiều muộn mới quay lại. Bởi vì hắn còn phải luyện tập và phụ giúp mẹ hắn.

Đến chiều, khi đã hoàn thành xong buổi luyện tập, Hãn cũng đám trẻ lại ra bờ biển, thủy chiều đã rút dần đi, nhóm của Hãn đến kiểm tra bẫy cá. Vượt mong đợi của Hãn, cá mắc bẫy rất nhiều và đều là cá to. Có lẽ chúng không thường xuyên bị săn bắt do sống gần bờ nên số lượng có rất nhiều, trong số này Hãn biết một vài loại, có cá tráp, cá đù và cá vược nữa, những loại này thời hiện đại rất phổ biến, mùi vị không tệ đâu, mà phàm đã không tệ ở hiện đại thì ở thời cổ đại chắc chắn là hàng ngon.

Công việc còn lại là bắt cá mang về thôi, nói đến việc này thì lũ trẻ lại thạo nhất nên Hãn để cho chúng. Chúng thậm chí đã chế cả nơm cá bắt cho tiện, Trong lưới nhỏ có đến hơn 20 con cá lớn, lũ trẻ chỉ cần vớt một cái cũng có 1 con lọt vào khiến công việc bắt cá này đối với chúng lại vô cùng thú vị, các to thế này cơ mà. Ngày thường hiếm khí có cá to thế này ăn nhưng lần này chúng có thể ăn thoải mái rồi. Cũng phải mất một lúc bọn chúng mới hoàn thành

- Sau khi bắt cá, chúng mày nhớ kiểm tra xem lưới có rách không đấy.

- Rồi rồi – Tên Sóc hí hửng nói lại

Dù rằng cá sẽ không vùng vẫy trong bẫy thủy triều vì chúng không ý thức được là mình đã bị bắt nhưng tốt nhất cứ kiểm tra cho chắc. Sau khi kiểm tra lưới và cọc xong xuôi, bọn trẻ mới ra về, trên hông chúng đầy những dây buộc đầu cá. Theo quy định, chúng sẽ lĩnh lần lượt theo ngày. Hãn là người nghĩ ra nên được lĩnh phần trước, hắn được tận 3 con cá, vì còn nhiều nên số cá còn lại phân chia luôn cho những đứa có ngày lĩnh tiếp theo, nếu dư với xung công

Bọn trẻ trở về đã khoe liền với cha mẹ chúng số cá trên tay. Họ rất ngạc nhiên không ngờ lũ trẻ bắt được nhiều cá lớn đến vậy. Hỏi ra mới biết là nhờ bẫy do Hãn nghĩ ra. Nhiều người cũng ra đó xem thế nào

Từ đó, ngày nào nhóm của Hãn sau buổi luyện tập cũng đều ra bãi biển cũng như trông coi bẫy cá. Hắn còn định làm bẫy cua nữa nhưng chưa có thời gian vì bẫy cua không dùng lưới cá được. Hằng ngày lũ trẻ đều đến xem bẫy cá lúc thủy triều rút. Riêng con bé Trứng thì chăm nhất. Cả ngày sáng trưa chiều nó đều đến xem.

Bạn đang đọc Trở về thời Bắc thuộc (ReW) sáng tác bởi trantuan1996
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi trantuan1996
Thời gian
Lượt thích 7
Lượt đọc 181

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.