Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Mang theo bảo kiếm xuất chinh

Phiên bản Dịch · 1615 chữ

ngày 5 tháng 9 năm 1774, có 56 đại biểu từ 12 tiểu bang thuộc địa Bắc Mỹ đã tập hợp tại Philadelphia để thành lập Quốc hội lục địa. Đây chính là tiền thân của Quốc hội Hoa Kỳ ngày nay. Nó giống như một sân khấu được dựng lên, khi bức màn sân khấu mở ra các vai diễn ‘chính – phụ’ bước lên sân khấu và lần lượt trình diễn các vai diễn của mình. Vào thời điểm đó, quan hệ giữa nhân dân thuộc địa và chủ quốc rất căng thẳng. Cuộc chiến tranh giữa Pháp và thổ dân da đỏ chống lại vương quốc Anh đã làm tổn thất rất nhiều tài chính của Hoàng gia Anh. Khoản nợ công này, sau đó lại được chuyển sang cho các thuộc địa Bắc Mỹ giàu có với phương thức là thường xuyên gia tăng thuế. Điều này khiến cho nhân dân các vùng thuộc địa cảm thấy vô cùng bất công. Họ nói: “Chiến tranh là do các vị gây ra, còn chúng tôi góp sức lực và con người. Vậy mà giờ đây, chúng tôi lại phải trả nợ cho cuộc chiến phi nghĩa đó là sao? Điều này thật là phi lý!”.

Chính những mâu thuẫn này đã châm ngòi cho rất nhiều vụ nổ súng thường xuyên xảy ra và cũng là nguyên dẫn tới sự kiện các thủy thủ của tàu chở hàng ở nước Anh đã đổ các kiện hàng trà xuống biển ở Boston. Lý do là: không có người đại diện, không bị đánh thuế. Bởi vì, người dân thuộc địa không có vị trí đại biểu trong Quốc hội Anh và không có bất kỳ chiếc ghế nào để duy hộ quyền lợi. Vậy mà họ lại phải gánh chịu hậu quả của cuộc chiến do chủ quốc Anh phát động. Về phần hoàng gia Anh thì sao? Vua George Đệ Tam bày tỏ một thái độ cứng rắn. Vì ông đã không chịu hiểu rằng, đó là nhóm người đã sống tự do hàng trăm năm trên vùng đất màu mỡ dưới ánh nắng mặt trời. Mẫu quốc Anh nhất quyết áp dụng một cách mù quáng chính sách đàn áp, ban hành đạo luật cứng rắn đối với bờ bên kia xa xôi. Chính phủ tăng cường thu thuế cao đối với dân thuộc địa, và gửi thêm binh lính đến để áp chế, nếu họ không chịu phục tùng.

Trận súng nổ ra tại Lexington, vào tháng 4 năm 1775 như đổ thêm dầu vào lửa. khi ấy, hai miền đất cách nhau cả một vùng đại dương rộng lớn đang đối đầu hết sức gay gắt. Tiếng súng vang lên, châm ngòi cho ngọn lửa chiến tranh, đã gây ra thương vong rất lớn cho cả hai phe. Những họng súng nóng, đã khiến hai cả bên không còn đường quay đầu. Thêm vào đó, các tổ chức dân quân tự phát đã tham chiến du kích bằng đạn thật. Quân Anh đi đến đâu là chuông nhà thờ cảnh báo người dân sơ tán đồng loạt vang lên đến đó. Tiếng súng bắn tỉa và bắn chỉ thiên ầm ĩ trong các khu rừng và thung lũng, đâu đâu cũng có quân mai phục. Cuộc tấn công từ khắp tứ phía khiến quân Anh ra sức chống cự trong tuyệt vọng với một con số thương vong rất nặng nề. Năm 1988, Hollywood từng làm một bộ phim rất xúc động mang tên “April Morning” (Một buổi sáng tháng tư). Đây là bộ phim diễn tả lại cuộc chiến tranh đã xảy ra ở Lexington. Quân Anh lặng lẽ đổ bộ trong đêm và những người nông dân đã gắng sức chạy dưới bóng trăng để thông báo tin cho những người khác. Họ vừa chạy vừa hô lớn: “Quân đội Anh đã đến rồi, đã đến rồi!”. Họ chạy khắp các thôn trang và nông trại, nơi những người dân đang sinh sống yên bình. Những tâm hồn lương thiện đang lặng yên ngủ dưới ánh trăng hiền hoà.

Những người nông dân biết chắc một điều rằng, sẽ có một ngày những vị khách không mời – Quân đội Anh sẽ ghé thăm không mấy thiện chí. Họ đã chuẩn bị sẵn những khẩu súng săn. Họ mở cửa bước ra với khẩu súng lăm lăm trên tay, sát cánh bên nhau dưới ánh sáng bàng bạc của đêm trăng và không ai nói một lời nào. Vào buổi sáng sớm, binh lính Anh với những bộ quân phục màu đỏ, vác trên vai những khẩu súng chĩa ra những lưỡi lê sáng loáng trên vai, dần dần tiến vào Lexington. Khi chúng nhìn thấy những người nông dân lờ mờ trong sương sớm đang cầm súng săn đứng dựa lưng vào nhau sẵn sàng bắn trả ở bên kia đường thì càng tiến lên phía trước nhanh hơn. Và trong cuộc đối đầu giữa hai bên, đứng trước một mối tương quan lực lượng không cân xứng. Những người nông dân cũng biết rằng, họ không phải là đối thủ nên một số người đã lặng lẽ rút lui khỏi hàng ngũ. Tuy nhiên, khi phát súng đầu tiên vang lên khiến một nông dân gục ngã, nhóm người bỏ chạy liền quay trở lại. Họ vụng về nạp thuốc súng vào nòng trong sự căm giận, rồi dũng cảm bắn vào binh lính Anh. Trong bộ phim, một đứa trẻ đã bắn kẻ vừa khiến cha nó gục xuống đã nói với người dẫn dắt rằng: “Chúng ta đều là người Anh!”. Người kia trả lời: “Đúng vậy! Chúng ta đã từng là như vậy, nhưng chỉ đến hôm nay mà thôi!”.

Mùa xuân năm 1775 trong tình huống khẩn cấp, các vị đại biểu đã nhận ra rằng, Nghị viện cần phải được triệu tập lại lần nữa. Lần này, đại diện từ 13 bang thuộc địa của Anh đều đến Philadelphia (nơi Đại hội lục địa lần thứ II chính thức khai mạc). Đây là cuộc họp quyết định lục địa mới sẽ đi về đâu, cho nên rất nhiều câu hỏi đã được đặt ra. Rằng: “Có nên rời bỏ chủ quốc Anh hay không? Chúng ta đều là con cháu người Anglo-Saxon, cùng sử dụng một ngôn ngữ, cùng một dân tộc… Tại sao hôm nay, chúng ta lại trở thành kẻ thù? Nếu chiến tranh xảy ra thì lấy đâu ra tiền bạc, lương thực và binh lính? Ai sẽ cung cấp những thứ cần thiết cho chúng ta? Nếu cuộc chiến thất bại và chúng ta không thể thoát khỏi chế độ Đế Quốc, thì mọi người ngồi đây đều sẽ mắc tội phản quốc. Lẽ nào chúng ta đều sẽ bị treo cổ hết cả hay sao? Vậy thì, những ai vốn không muốn rời bỏ khỏi quê hương chủ quốc, sẽ không muốn chịu chung số phận với các người. Vấn đề thiết yếu ở đây là: Mọi người đều nhặt vũ khí lên và bắt đầu chiến đấu. Vậy thì, những người nô lệ da đen với cây súng trong tay. Họ sẽ giúp chủ đánh đuổi quân Anh, hay nhắm vào chính chủ nhân của họ?” Các đại biểu đã có rất nhiều ý kiến ​​và cố gắng thuyết phục nhau, nhưng tình hình vẫn đi vào bế tắc.

Cuối cùng tiếng súng đã nổ ra ở Boston, khiến vô số người dân vô tội phải thương vong. Trong khi ấy ở Philadelphia, Quốc hội lục địa kéo dài suốt nhiều ngày nhưng vẫn không đưa ra được nghị quyết nào. Hàng chục nghìn dân quân tự phát đang tập hợp bên ngoài Boston và cử đại diện đến. Người đại diện kêu gọi, Quốc hội Philadelphia đưa họ vào làm quân đội chính thức và tống cổ quân Anh trở về bên kia đại dương. Có lẽ, đây cũng là điều khiến vị luật sư trẻ John Adams – Một trong những đại diện của Boston, có lý do để phát biểu hùng hồn tại Quốc hội lục địa.

Điều đáng nhắc đến là, John Adams có một người anh họ tên là Samuel Adams. Cả hai anh em nhà Adams đều tốt nghiệp Đại học Harvard và đều là những người con tôn thờ sự tự do. Ngoài ra Samuel còn là một “chuyên gia nghịch ngợm”. Anh ta không hề e ngại gây rắc rối và náo loạn. Một người bạn tốt của Samuel và John Adams tên là John Hancock là người đã khởi xướng sự kiện ‘Tiệc trà’ ở Boston. Hancock là một doanh nhân giàu có và là chủ tịch của Quốc hội lục địa thứ hai. Điều đó có nghĩa là, những “bậc thầy nổi loạn” đều đang tập hợp với nhau. Nó ứng với thời điểm lịch sử Tân lục địa ra đời. Họ đã cùng nhau khuấy động phong vân để tạo nên một nước Mỹ vĩ đại. Ba người đàn ông Boston này đã trở thành tâm điểm của cơ quan lập pháp số 2. Những người dân ở quê hương họ, cũng bắt đầu tham gia chiến đấu. Sự việc đã biến lớn rồi, đại binh cũng gần tiếp cận rồi… Trong khi đó bang Massachusetts lại không thể gánh được hết trọng trách này, nên phải huy động đến cả 13 bang còn lại cùng tham chiến. Vậy, chúng ta hãy cùng đứng lên và xây dựng một quốc gia độc lập. Điều đó thật hạnh phúc biết bao!

Bằng lòng nhiệt tình và đam mê, với một tầm nhìn vô hạn

Bạn đang đọc Tổng Thống của Người Dân của Nguyễn Trọng Thanh Đăng
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi Nguyendang88A
Phiên bản Dịch
Thời gian
Cập nhật
Lượt đọc 2

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.