Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Quyển 3 Chương Cơ Hội Hiếm Có

3778 chữ

Nếu nói rằng Liên Xô cũ tan rã, đối với nhân dân Liên Xô, tổn thất lớn nhất là gì, thì ngoài việc tài sản xã hội tích lũy trong vài chục năm bị người ngoại quốc và người quyền lực trong nước xâu xé ra, chính là sự chảy máu chất xám của đội ngũ cán bộ khoa học. Ở kiếp trước của Phương Minh Viễn, theo giới truyền thông đưa tin, sau khi Liên Xô tan rã, do chính phủ cắt giảm mạnh mẽ ngân sách cho ngành nghiên cứu khoa học, lượng lớn cơ sở nghiên cứu rơi vào tình trạng nửa hoạt động, một bộ phận cơ sở nghiên cứu bị bắt đóng cửa và chuyển ngành. Sự thiếu hụt nghiêm trọng kinh phí cho nghiên cứu khoa học khiến cơ sở nghiên cứu không đủ tài chính để mua thiết bị kĩ thuật mới, thiết bị thực nghiệm cũ kĩ, tài liệu thực nghiệm thiếu hụt. Thêm vào đó, vật giá tại các quốc gia độc lập trong liên bang tăng cao, mức tăng lương của các cán bộ nghiên cứu khoa học không thể theo kịp mức leo thang của vật giá, khiến cho những người này thậm chí không thể không kiêm làm những việc phụ khác để có thêm thu nhập. Hơn nữa trong xã hội lương của các ngành nghề khác đa phần đều cao hơn ngành nghiên cứu khoa học, trong điều kiện làm việc như vậy, những người làm nghiên cứu căn bản không có cách nào hoàn thành dự án của mình.

Mà cùng lúc đó, các quốc gia phương Tây để thu hút nhân tài đã dùng nhiều cách khác nhau cung cấp những điều kiện nghiên cứu khoa học và sinh sống vô cùng ưu đãi cho các cán bộ nghiên cứu khoa học của Liên Xô cũ, công khai tranh giành với Liên Xô những nhân tài có kĩ thuật cao trong các lĩnh vực như vũ khí hạt nhân, máy tính, kĩ thuật sinh học. Kết quả là khiến phần lớn những cán bộ nghiên cứu khoa học của Liên Xô cũ chuyển ra nước ngoài.

Nghe nói, những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã, Mỹ dựa vào điều kiện nghiên cứu khoa học thuận lợi và mức lương cao mời hơn ba mươi nghìn cán bộ nghiên cứu khoa học của Liên Xô về làm việc. Mà năm 1992, cũng là năm thứ hai sau khi Liên Xô tan rã, Mỹ và Cộng đồng châu Âu vì muốn thu hút lượng lớn cán bộ kỹ thuật về vũ khí có tính sát thương lớn, trong đó có vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh, hóa học, đã tiêu tốn cả trăm triệu đô la Mỹ. Theo thống kê của một cơ quan hữu quan của Nga sau này, gần một phần ba số chuyên gia ngành vũ trụ ở Liên Xô cũ của Nga đã di cư sang Mỹ và cộng đồng châu Âu.

Đương nhiên, các ban ngành có thẩm quyền không thừa nhận là việc chảy máu chất xám đó kéo dài hơn một thập kỷ, đó mới thật sự là khôn nhà dại chợ.

Phương Minh Viễn đến Liên Xô lần này, thực ra cũng là muốn thử xem có thể thăm dò một chuyến để lo trước, nhằm chuẩn bị cho việc sau này khi Liên Xô tan rã có thể lôi kéo những cán bộ nghiên cứu khoa học này. Tất nhiên, mục đích của Phương Minh Viễn không thể là cho lĩnh vực vũ khí công nghiệp quân sự, mục tiêu của hắn là ở các lĩnh vực như chế tạo máy móc, máy tính và kĩ thuật sinh học, tư liệu khoa học. Dù sao Liên Xô cũng là một nước lớn, có cơ sở nghiên cứu khoa học vô cùng hùng hậu, sở dĩ khiến mọi người có cảm giác sai lầm là phát triển nghiên cứu khoa học thua kém Mỹ, ở trình độ cao, cũng có khuyết điểm giống như Hoa Hạ- đó là xảy ra ở khâu từ kĩ thuật nghiên cứu khoa học chuyển thành sức sản xuất. Đa phần các thành quả nghiên cứu khoa học đều bị xếp xó, trở thành những đống phế thải vô dụng.

Phương Minh Viễn hiểu rõ, nếu như muốn gây dựng cho một công ty có sức cạnh tranh lâu dài, thì trên phương diện khoa học kĩ thuật phải có tiềm lực vững chắc, người ta thường nói, mất đi một hai nhân tài quan trọng của một lĩnh vực nghiên cứu khoa học đủ để gây ra sự chậm chạp hoặc đình trệ về phương hướng nghiên cứu của ngành khoa học đó. Vậy thì mặt khác, có một vài vị chuyên gia quan trọng sẽ có thể khiến việc đầu tư cho nghiên cứu khoa học kinh phí nhỏ mà kết quả lớn.

Yakutsk tuy nhỏ nhưng nơi đây lại có viện nghiên cứu lịch sử, ngôn ngữ, văn học, vật lí. Chi nhánh ở Yakutsk của phân viện Siberia thuộc viện khoa học Nga cùng với hơn mười viện nghiên cứu trực thuộc cũng được xây dựng ở thành phố này, đại học Yakutsk cũng có vị trí vô cùng đáng chú ý trong bậc giáo dục đại học ở khu vực Viễn Đông. Đặc biệt là ở một số nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực nhiệt độ thấp, trình độ nghiên cứu khoa học của nơi này cũng tương đối cao.

Bầu trời âm u, mây đen kín đặc, thỉnh thoảng có những bụi tuyết nhỏ lác đác rơi, rụng đầy mặt đất. Tuy rằng nói khi đang giữa trưa, nhưng nhiệt độ đã xuống đến trên dưới âm độ, cũng may không có gió lạnh, mọi người cũng mặc đủ ấm, nên không có điều gì bất tiện. Với chuyến thăm của bọn Phương Minh Viễn, những lãnh đạo nước cộng hòa Yakutsk không tổ chức nghi thức chào đón gì cả. Tất nhiên, nhìn tổng thể, đây cũng là vì người phụ trách việc này là Mikhail đã đi cùng bọn họ suốt quãng đường, hơn nữa còn tiếp tục đi cùng họ.

Phương Minh Viễn nhìn bầu trời một lát, tuy rằng tuyết không lớn, nhiệt độ cũng không phải là quá thấp, nhưng nơi đây đúng là thuộc vùng lân cận vòng cực Bắc, có thể có thể chẳng bao lâu nữa, sẽ có một trận tuyết lớn. Bản thân đến Liên Xô rốt cuộc vẫn hơi muộn thật. Có điều, đây cũng là không có cách nào khác, nếu không lấy được khoản tiền từ việc giao hàng dầu mỏ theo kỳ hạn thì dù mình có biết chuyển biến chính trị sau này của Liên Xô cũng nào có làm được gì?

-Cậu Phương, cô Asou, không cần lo về đường quay về. -Mọi người đã vất vả cả chặng đường, tôi thấy trước tiên nên sắp xếp chỗ ở cho mấy vị, buổi chiều nghỉ ngơi một chút, ngay mai tôi lại đến đưa hai vị đi thăm quan Yakutsk, ý hai người thế nào? Mikhail đã xa nhà vài ngày, cũng có phần nhớ người thân, thế nên mới hỏi han có tính thăm dò như vậy. Tuy rằng nói phía Liên Xô tiếp đón khách không chu đáo như người kiểu của người Hoa Hạ nhưng Mikhail cũng không dám xem nhẹ hai vị này. Người chủ có thể đầu tư liền ba tỷ rúp ở Amurskaya Oblast, nếu vì mình tiếp đãi không chu toàn mà cuối cùng không đầu tư chút nào vào nước cộng hòa Yakutia thì sau này khó tránh sẽ trở thành cái cớ để người khác chỉ trích mình không dốc sức làm việc.

-Bộ trưởng Mikhail, vì chúng tôi khăng khăng mà đã bắt ngài đi xe cùng chúng tôi vất vả cả chặng đường, làm ảnh hưởng đến công việc của ông đã khiến chúng tôi rất áy náy, buổi chiều bộ trưởng không cần đi cùng, chúng tôi tùy ý đi dạo trong thành phố là được rồi. Ngày mai, chúng tôi mong rằng sẽ có thể đến công ty Alrosa thăm quan sớm, không biết bộ trưởng Mikhail có thể sắp xếp được không? -Công ty Alrosa? Mikhail thoáng chần chừ rồi gật đầu đồng ý.

Mikhail sắp xếp cho đoàn ở một khách sạn ở trung tâm thành phố, quả nhiên đúng như lời y nói, nhà cửa ở đây, bất kể là cửa ra vào hay cửa sổ đều rất dày nhằm ngăn khí lạnh lọt vào, sau khi vào khách sạn, nhiệt độ trong phòng khá ấm áp, mặc một áo là được. Ăn xong cơm, mọi người quay về phòng mình.

Trước tiên Phương Minh Viễn tắm rửa, rồi ngồi bên cửa sổ, nhìn phía bên ngoài tuyết rơi càng lúc càng dày, những bông tuyết nhẹ nhàng rơi xuống mặt đất, khiến mặt đất phủ đầy tuyết trắng. Nước cộng hòa Yakutia đã bước vào mùa đông dài dằng dặc, thời tiết thế này phải kéo dài đến tháng năm tháng sáu năm sau. Vùng đất lạnh khủng khiếp thế này, đối với người Hoa Hạ giống như là địa ngục, nhưng có ai biết rằng, phía dưới lớp đất đóng băng vĩnh cửu ẩn chứa vô số tài nguyên khoáng sản cần thiết cho thời đại công nghiệp.

Phương Minh Viễn còn nhớ rõ, dưới lòng đất nước cộng hòa Yakutsk không chỉ có nguồn tài nguyên kim cương phong phú mà còn có rất nhiều quặng sắt. Ở kiếp trước, những năm đầu của thế kỉ sau, nhà máy Hoa Hạ chính vì không chịu được sự bóc lột của những nhà máy sản xuất quặng sắt độc quyền mà đã lên phía Bắc tham gia hoạt động ở những quặng sắt ở Yakutsk. Bốn quặng sắt lớn nhất Yakutsk có tổng trữ lượng cao đến hơn bảy tỉ tấn, hơn nữa lại có điều kiện khai thác lộ thiên, mỗi năm có thể vận chuyển về nước ít nhất hai mươi triệu tấn quặng sắt. Chỉ có điều không biết, hiện nay Nga đã tìm thấy bốn quặng sắt này hay chưa.

Nhưng bốn quặng sắt này do nằm ở Siberia, giao thông không thuận tiện, phí tổn khai thác cao, theo giá quặng sắt trên thế giới, nếu có khai thác được thì lợi nhuận cũng chẳng đáng là bao, cho nên Phương Minh Viễn cũng chỉ có thể tạm giữ ý tưởng đó trong lòng.

Phương Minh Viễn còn nhớ rõ, ở nước cộng hòa Yakutsk còn có một mỏ kim cương hiện nay có lẽ chưa bị người Liên Xô tìm ra, có vậy thì công ty Alrosa ở sau năm 2007 mới bắt đầu khai thác, tuy rằng hắn chưa tự mình đến đó, nhưng đại khái vị trí thì vẫn có thể nhớ được. Phương Minh Viễn đang tính toán làm thế nào để mua được quyền khai thác khoáng sản ở vùng đất đó từ trong tay người Nga. Dù là kim cương dùng trong công nghiệp hay là loại kim cương có thể chế tác thành đá quý sau này sẽ chỉ có thể càng ngày càng hiếm, giá cả chỉ có thể tăng cao, có thể nắm lấy mỏ kim cương này sẽ rất có lợi cho tương lai sau này của Phương Minh Viễn.

Có điều, trong tình thế công ty Alrosa nắm độc quyền sản xuất kim cương, những việc cần làm quả thật quá nhiều, cũng rất khó khăn.

Asohon Kagetsu và Lâm Liên lần lượt đi vào trong phòng, chỉ có điều nhìn thấy vẻ mặt chăm chú của hắn, hai người đều không dám lên tiếng cắt ngang dòng suy nghĩ của hắn.

-Aso, Mikhail có thái độ như thế nào về yêu cầu muốn mua kim cương thô của cô? Phương Minh Viễn đột nhiên quay đầu lại hỏi, quả thực đã khiến hai cô sợ thót tim.

Asohon Kagetsu vừa vỗ nhẹ ngực mình vừa nói:

-Xét từ lời nói và vẻ mặt của Mikhail, tôi thấy dường như ông ta rất vui mừng, rất vui vẻ khi chúng ta mua. Tôi đã từng thử dò hỏi việc muốn trở thành cổ đông công ty Alrosa, việc này thì ông ta lại từ chối. Lời nói thì có vẻ mềm mỏng nhưng có ý không muốn thương lượng. Điều này cũng giống như Phương Minh Viễn đã định liệu, công ty Alrosa độc quyền gần chín bảy chín tám phần trăm ngành sản xuất kim cương ở Liên Xô và Nga sau này, doanh nghiệp độc quyền kiểu này, dù là Liên Xô hay Nga, tất nhiên là không thể cho phép tư bản nước ngoài dễ dàng can thiệp. Phương Minh Viễn không khỏi nhớ lại xí nghiệp dầu mỏ của Hoa Hạ, cũng có vị trí độc quyền, lại bán ở thị trường nước ngoài với giá thấp, dâng tặng lợi nhuận béo bở cho nhà đầu tư nước ngoài.

Về lý do Mikhail ủng hộ việc bọn Phương Minh Viễn mua kim cương thô, trong lòng Phương Minh Viễn thật ra đã đoán trước. Bởi vì thị trường kim cương thế giới hiện nay có thể nói là đã bị tổ chức độc quyền kim cương lớn nhất toàn cầu-công ty liên hợp khai thác De Beers chiếm độc quyền. Với thời gian dài tới một trăm năm vận hành, tập đoàn xuyên quốc gia kiểm soát kim cương này đã nắm độc quyền bảy mươi phần trăm sản lượng kim cương toàn cầu, lúc cao nhất còn đạt đến tám mươi phần trăm. Hệ thống bán lẻ trực thuộc nó là nhà cung cấp phôi kim cương chủ yếu của thế giới.

Mà công ty Alrosa do năng lực tiêu thụ của thị trường trong nước chưa đủ, đồng thời không có đủ khả năng chế tác, thêm vào không có con đường tiêu thụ vào thị trường Âu Mỹ cho nên mỗi năm có hơn ba phần tư sản lượng đành phải bán cho công ty liên hợp khai thác De Beers với giá thấp. Cho nên Asohon Kagetsu muốn mua số kim cương thô này, cũng chính là phôi kim cương, đối với công ty Alrosa mà nói, tất nhiên là mong còn không được.

-Minh Viễn, cậu mua nhiều kim cương thô như vậy, sau này phải xử lí thế nào? Asohon Kagetsu nói với chút lo lắng. Thị trường kim cương thế giới đã gần như bị công ty liên hợp khai thác De Beers thâu tóm, Phương Minh Viễn dù có mua được số kim cương thô này, nếu nói không thể chế tác thành loại kim cương lấp lánh mà mọi người thường thấy, thì giá thành sẽ phải giảm rất nhiều, cũng có nghĩa là chế tác kim cương sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến giá thành kim cương, hiệu quả lí tưởng nhất đương nhiên là cố hết sức duy trì trọng lượng lớn nhất của nó, hạn chế tì vết, thể hiện vẻ đẹp của kim cương để ánh lấp lánh của nó thu hút mọi người. Đây là một kĩ thuật rất khó.

Trung tâm chế tác kim cương thế giới hầu như đều ở những nước Âu Mỹ, những nơi này đều là do công ty liên hợp khai thác De Beers thu mua kim cương thô rồi tiến hành chế tác gia công, muốn bọn họ tiến hành chế tác cho số kim cương thô không rõ nguồn gốc này e rằng không phải là chuyện dễ. Tuy rằng nói, giữ số kim cương này trong tay, xét theo giá cả ở thị trường kim cương những năm gần đây thì cũng không lo mất giá nhưng chung quy đó không phải là kế hoạch lâu dài.

Tất nhiên Phương Minh Viễn hiểu rõ mối lo lắng của Asohon Kagetsu- trước kia, cũng từng có một vài công ty vừa và nhỏ có ý tự mình bán kim cương thô do chính công ty khai thác nhưng đều gặp phải sự đáp trả dữ dội của công ty liên hợp khai thác De Beers, chỉ cần công ty này yêu cầu hệ thống bán lẻ của nó trong thời gian ngắn bán ra lượng lớn kim cương dự trữ, giá thành kim cương trên thị trường thế giới liền giảm mạnh, những công ty có quy mô vừa và nhỏ này căn bản không có khả năng chịu đựng trận chiến giá cả kiểu đó. Sau vài lần như vậy, trên thế giới liền không còn công ty nào dám thách thức quyền lực của công ty liên hợp khai thác De Beers trong ngành kim cương.

Nhưng mọi người cũng không thể không thừa nhận, ngành kim cương sở dĩ có được địa vị như hiện nay trên thế giới, không thể phủ nhận công lao của công ty liên hợp khai thác De Beers.

Phải biết rằng trong lịch sử văn minh dài đằng đẵng của các nước trên thế giới, kim cương do quá hiếm có và khó chế tác, rất khó có thể phát hiện, cho nên không chiếm được địa vị lớn mạnh. Ở Hoa Hạ, cổ nhân vẫn tôn thờ ngọc, thời đại Kinh Thi còn có truyền thống ví đạo đức người quân tử như ngọc quý, còn đến thời Đông Hán, ngọc đã là vật chuyên dành cho đế vương và quý tộc, bậc đế vương sau khi qua đời có thể dùng dây vàng áo ngọc khâm liệm, nhưng người dân thường lại cực kì ít khi có thể có được ngọc. Mà tới thời cận hiện đại, những loại đá quý như đá mắt mèo, phỉ thúy lại được mọi người lùng tìm.

Văn minh Tây Âu cổ đại lại cho rằng hổ phách là vua của các loại đá quý, đến thời Rome- thời đại tương đương với triều Hán, hổ phách cũng trở thành đồ chuyên dâng cho vua chúa. Theo những nhà chuyên gia nghiên cứu lịch sử, thời Rome cổ, một viên hổ phách chất lượng cao có thể đổi lấy vài chục nô lệ khỏe mạnh.

Mà văn minh lưu vực Lưỡng Hà lại luôn luôn coi đá mắt mèo, ngọc lục bảo là đá quý, ví dụ minh chứng là trong tác phẩm nổi tiếng thế giới “Nghìn lẻ một đêm” của người Ả Rập, mọi người căn bản là không tìm thấy bất kì chi tiết nào miêu tả kim cương. Còn trong văn minh châu Mỹ và châu Phi cổ đại, dựa theo những tư liệu còn sót lại, bọn họ cũng không có hiểu biết gì về kim cương, tuy rằng ở những nơi này ngày này phát hiện thấy không ít mỏ kim cương.

Nói ngắn gọn, sự thật khiến người trong ngành kim cương thất vọng và công nhận là kim cương, thứ đá quý tinh xảo thời nay, không có bất kì nội hàm lịch sử nào.

Chính công ty liên hợp khai thác De Beers dựa vào khả năng tổ chức xuất sắc và nguồn tài chính lớn mạnh, kết hợp các tất cả các mỏ kim cương độc lập ở các nước, hình thành một hệ thống lớn có sức kiểm soát cực kì lớn trong lĩnh vực thu mua và tiêu thụ, điều tiết lượng cung cầu kim cương trên thế giới. Ở thời kì kinh tế suy thoái nó có thể hạ thấp lượng cung ứng kim cương trên trường thế giới, để duy trì giá kim cương không bị sụt giảm mạnh trên diện rộng; đồng thời khi kinh tế khởi sắc lại tăng lượng cung ứng kim cương trên thị trường thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, cũng là để khống chế giá thành kim cương không tăng vọt quá mức. Do đó, từ nhiều năm nay, giá kim cương duy trì xu thế tăng ổn định, khiến kim cương trở thành loại đá mà mọi người tin tưởng đầu tư, còn cẩm thạch, rubi, đá mắt mèo có lịch sử lâu đời đồng loạt trở thành vậy báu mà mọi người theo đuổi.

Nhưng độc quyền chung quy cũng sẽ đi đến mặt trái, cách làm việc kịch liệt khiến nhiều người khó chịu của công ty liên hợp khai thác De Beers cùng với việc sau chiến tranh thế giới thứ hai các nước trên thế giới phát hiện được không ít mỏ kim cương, cũng khiến có ngày càng nhiều công ty có ý muốn thách thức vị trí quyền uy của công ty liên hợp khai thác De Beers.

Asohon Kagetsu chung quy cũng không biết, cùng với sự trôi đi của thời gian sau này, dần dần xuất hiện những công ty khai thác kim cương chống lại công ty liên hợp khai thác De Beers, công ty Alrosa chính là một trong số đó, sức khống chế thị trường kim cương thế giới của công ty liên hợp khai thác De Beers giảm đi theo từng năm, ngày càng nhiều kim cương thô thoát khỏi sự độc quyền của công ty liên hợp khai thác De Beers, từ những con đường khác nhập vào thị trường thị giới, Phương Minh Viễn cơ bản không lo lắng về vấn đề tiêu thụ sau này.

Huống hồ, là cường quốc tiêu thụ kim cương trong tương lai, trào lưu sử dụng những sản phẩm xa xỉ vẫn còn lâu mới bắt đầu, Phương Minh Viễn biết Hoa Hạ sau này, những đôi vợ chồng mới cưới cực kì coi trọng và yêu thích kim cương, có số lượng người kết hôn khổng lồ ở Hoa hạ và thị trường rộng lớn làm hậu thuẫn, hắn hiện nay dù có mua nhiều hơn nữa kim cương thô, đến khi đó, đối với thị trường Hoa Hạ mà nói cũng chỉ là không đáng kể mà thôi.

Mà Phương Minh Viễn lại vừa may sống ở thời đại này, nếu như có thể thuận lợi mua được lô kim cương từ trong tay công ty Alrosa, dù là phải giữ lại trong mười tám năm cũng tuyệt đối không cần lo lắng sau này không có đường tiêu thụ. Huống hồ, đây là mua bằng rúp, sau này qua vài lần tiền mất giá ở Nga, số tiền này chi ra có thể tính như không có, cơ hội hiếm có này, hắn làm sao lại có thể để lỡ được.

Bạn đang đọc Trùm Tài Nguyên của Nguyệt Hạ Đích Cô Lang
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi LongMiêu
Phiên bản Convert
Thời gian
Lượt đọc 49

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.