Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Robert Phát Tài

Tiểu thuyết gốc · 3626 chữ

Ngày hôm nay đúng là song hỉ lâm môn, Sắc lệnh ban thưởng của triều đình đã đến nơi, đồng thời cùng lúc thì con thuyền K&R do tên Robert chỉ huy tiến đến Châu Âu mua bán cũng đã quay trở về.

Cả quân doanh Vạn Ninh vui như chảy hội vì có tới hơn ba mươi người được chính thức nhận sắc phong quan viên võ tướng, tuy cấp bậc nhỏ nhưng từ những nông nô biến thành quan viên thì dù có nhỏ như hạt vừng quan chức thì cũng là mồ tổ bốc khói xanh.

Niềm vui của Diêu thiếu còn tăng lên gấp bội khi nhìn thấy hàng hóa trên con tàu trọng tải hai ngàn tấn K&R. Robert không những không phụ sự mong đợi của Diêu Thiếu mà hắn còn mang đến sự bất ngờ hết sức to lớn.

Robert không thể nghi ngờ là một thương gia hạng nhất, khả năng đánh hơi mùi tiền của hắn còn mạnh hơn chó bẹc dê. Ngoài ra Robert còn là một kẻ quyết đoán đến lạnh lùng, việc hắn bỏ mặc chuyện quê nhà đang chiến tranh mà lao vào phiêu lưu đầu tư cùng Diêu thiếu là một minh chứng quan trọng. Lần này Robert đi một chuyến Châu Âu mua hàng với lịch trình hoàn toàn do Diêu thiếu vạch sẵn. Lúc ban đầu hắn còn rất nghi ngại về vấn đề này, bởi lẽ dù sao Diêu Thiếu quá nhỏ tuổi, và vẫn chưa từng tới Châu Âu. Không biết ma xui quỷ khiến thế nào một kẻ lọc lõi như Robert lại có thể tin tưởng Diêu thiếu đến vậy. Nhưng lúc lênh đênh trên biển với những khoảng lặng kéo dài khiến Robert tỉnh táo lại, hắn thầm cảm thấy hối hận vì quá vội vã tin tưởng vị Thiếu Úy trẻ tuổi người Đại Nam kia.

Hối hận thì hối hận nhưng Robert không thể không đâm lao thì phải theo lao. Chặng dừng chân thứ nhất của Robert là ở Ấn Độ, đây là thuộc địa của Anh.

Robert không có quá nhiều khó khăn trong việc đặt chân lên một hải cảng thuộc địa Anh và tiến hành buôn bán nơi đây. Nói trắng phớ ra là Robert đến Ấn độ theo kế hoạch của Diêu thiếu mà thu mua hạt giống cây thuốc phiện và cấy thuốc lá. Thêm vào đó là mua một số nô lệ có kinh nghiệm trồng chọt hai thứ này. Thuốc phiện thì dễ hiểu nhưng Robert rất khó hiểu khi Diêu thiếu quyết tâm trồng thuốc lá, giờ đây thuốc lá vẫn chưa là mặt hàng lợi nhuận cao trong các mặt hàng buôn bán xuyên lục địa.

Mua giống thuốc phiện cùng thuốc lá chỉ là một bước trong cả một hải trình kéo dài đến Châu Âu của Robert.

Cuối cùng vị thương nhân Hoa Kỳ này mới thực sự biết được cái gì gọi là phương Đông kỳ bí khi hắn gặp được Henry Bessemer tại Sheffield, Anh Quốc. Thật sự ra lúc này Henry Bessemer là là một kĩ sư,nhà phát minh không hề nổi danh chút nào.

Henry Bessemer đã tạo ra một nhà xưởng sắt ở St Pancras và tiến hành một loạt các thí nghiệm. Ông đã tiến hành các thực nghiệm này trong 2 năm cho đến khi rút ra ý tưởng chủ đạo của phương pháp của ông là khử cacbon trong gang bằng cách thổi luồng không khí vào khối sắt trong khi nó ở dạng nóng chảy. Ấn phẩm đầu tiên về phương pháp này được công bố trong cuộc họp của Hội đồng Anh ở Cheltenham năm 1856.

Vậy nhưng Robert không thể hiểu nổi tại sao một người Á Đông như Diêu thiếu lại có thể biết tường tận Henry Bessemer đến vậy, ngay cả sự việc Henry Bessemer đang khó khăn tài chính cũng bị Diêu thiếu cách xa vạn dặm đoán ra.

Lúc này thì Robert bắt đầu tin tưởng người Phương Đông ỳ bí có được ma thuật, hay theo cách gọi của người Mỹ lúc này là siêu năng lực.

Chẳng gặp bất kì khó khăn nào Robert đã mua đứt 5 lò nung thép Bessemer và đặt hàng thêm 15 lò tiếp theo. Đây là nhiệm vụ ngoài lề không thuộc phạm vi kinh doanh của công ty thương mại viễn dương K&R. Nhưng vì nể phục sự thần kì của Diêu thiếu nên Robert làm rất nhiệt tình.

Điểm đến tiếp theo là nước Pháp với mục đích mua một dây chuyền sản suất acid hữu cơ. Đây là công việc quan trọng của thương mại viễn dương K&R nên Robert làm một cách nhiệt tình và cẩn thận tối đa. Đông thời hắn vơ vét rất nhiều giáo trình hóa học, vật lý theo yêu cầu của Diêu thiếu, chiêu mộ được mười tên sinh viên nghèo vừa tốt nghiệp môn hóa học và vật lý. Tất nhiên những tên này không thuộc dạng suất sắc gì cho cam nhưng để vận hành dây truyền sản xuất acid hữu cơ là có thừa năng lực.

Dây truyền sản suất á phiện từ nhự ma túy thì quá đơn giản rồi. Thời gian này cái dây truyền này đâu đâu cũng có vậy nên Robert không hề có khó khăn nào trong việc mua bán loại dây truyền này.

Điểm đến tiếp theo của Robert là Thụy Điển, đây cũng là yêu cầu bắt buộc của Diêu thiếu dành cho Robert. Tại đây một lần nữa sự thần kỳ phương Đông lại làm Robert hoa cả mắt. Không hiểu thế quái nào vị Kenny Trần có thể biết được công ty thuốc nổ của ba anh em nhà Alfred Nobel. Lúc này Alfred Nobel chưa phát minh ra thuốc nổ an toàn Dynamite (Alfred Nobel phát minh ra Dynamite năm 1867 tức là 6 năm sau) vậy nên thuốc nổ dạng lỏng Nitroglycerin không quá được phổ biến.

Nitroglycerin rất nhạy nổ, việc vận chuyển xa xóc nảy gây tai nạn nổ không kiểm soát là rất dễ sảy đến. Vậy nên lúc này Alfred Nobel không quá dư giả như thời kì sau khi ông phát minh ra Dynamite. Nhưng kể cả như vậy thì việc mua bản quyền cùng dây truyền sản xuất của anh em nhà Alfred Nobel không phải chuyện đơn giản.

Robert phải tốn công chín trâu mười hổ vận dụng mọi kĩ năng thương nhân của mình mới có thể nhận được giấy phép sản suất cũng như mua được dây truyền sản suất Nitroglycerin. Tất nhiên trong điều khoản hợp đồng có ghi rõ ràng các sản phẩm Nitroglycerin của công ty K&R không được có mặt tại Châu Âu và Châu Mỹ. R

Đạt được dây truyền sản suất Nitroglycerin thì Robert tiếp tục mua dây truyền nhỏ sản suất Đất tảo cát (kieselguhr, tên một vùng có nhiều khoáng này) có tên nữa là "bọt biển", lúc này được dùng như hộp xốp ngày nay, để đệm hòm hàng. Thật ra dây truyền này rất đơn giản nên cũng chẳng tốn kém là bao.

Thụy Điển cũng là nơi cuối cùng trong hành trình Châu âu lần này của Robert.

Nói là quốc gia trung lập nhưng Thụy Điển lúc này lại là một quốc gia có nền công nghiệp cực kỳ phát triển. Trong thế kỷ 18, cuộc cách mạng khoa học của Thụy Điển đã diễn ra. Cũng chính vì lý do này mà công nghiệp vũ khí của quốc gia này cũng không hề thua kém các quốc gia Châu Âu hiện nay. Nếu xét riêng về súng trường thì khẩu Kammerlader 1842 vượt trên súng Minire Rifle của Pháp, nhưng lại kém xa Dreyse M1841 của quân Áo- Phổ.

Và vũ khí Diêu Thiếu quyết định trang bị cho Đại Nam là Kammerlader 1842.

Sở dĩ hắn không chọn Dreyse M1841 của quân Phổ bởi vì Diêu thiếu không thể nào mua được súng của Phổ lúc này. Giờ đây người Phổ đang chuẩn binh chiến tranh. Súng ống họ còn không đủ nên chả bao giờ họ bán ra. Còn mua công nghệ dây truyền sản xuất của người Phổ thì thôi nghỉ đi cho nước nó lành. Người Phổ cực kỳ bảo mật công nghệ sản suất của họ.

Nhưng Diêu thiếu đặt mục tiêu lên một quốc gia trung lập, đang hưởng hòa bình như Thụy Điển lại là một nước cờ hay. Điểm quan trọng là Thụy Điển đang thay đổi một loạt súng Kammerlader 1842 để thay bằng Kammerlader 1855 tiên tiến hơn, có thể bắn được đạn hình trụ với đai lõm của viên đạn. Với Kammerlader 1855 thì tầm bắn không hề thua kém Minire Rifle, nhưng nạp đạn nhanh hơn nhiều lần.

Tất nhiên Diêu thiếu không mơ rằng mình có thể mua được số lượng lớn Kammerlader 1855 cùng công nghệ sản suất. Đó là điều phi thực tế với tình hình kinh tế của Trần gia lúc này. Nhưng hàng “phế thải” Kammerlader 1842 lại là một miếng mồi béo bở. Bởi lẽ đã là hàng phế thải thì giá cả cực kỳ bèo bọt, Thụy Điển lại không có được thuộc địa để bán vũ khí rởm, đâm ra Robert rất được chào đón kho đặt vấn đề mua Kammerlader 1842 cùng dây truyền phế thải trên. Một hợp đồng thanh lý 15 ngàn cây súng Kammerlader 1842 được đặt ra cùng bốn nhà máy sản suất Kammerlader 1842 thanh lý. Tất nhiên Đại Nam triều đình định giá súng Colt côn xoay 1852 tốt hơn một chút (Nhưng Diêu thiếu không có Colt bán cho triều đình, bởi vì khẩu colt này quá mức uy lực là điều mà lão Quang Cán đang thèm muốn, để mở rộng đội thân binh của mình, lão tía đang muốn xây dựng đội thân binh 1000 người trang bị súng Colt cơ mà, thử tưởng tượng xem lực lượng quân sự trang bị khẩu Colt khi ra chiến trường lập tức 6000 viên đạn được bắn ra, khi giao tranh cận chiến thì vô địch thiên hạ.

Ngày 18 tháng 4, Phiêu kỵ án Sứ lãnh hải Úy Trần Quang Cán tướng quân gửi tấu về triều nội dung là đã bắt được liên lạc cùng đội tàu của người Hoa Kỳ. Kính mong triều đình nhanh chóng phái đặc phái viên tiến hành tiếp xúc trao đổi buôn bán vũ khí.

Ngày 29 tháng tư một đoàng chiến Hạm ba mươi chiếc trùng điệp tiến vào vùng biển Quảng Yên sau đó cập quân cảng Vạn Ninh. Lúc này đây quân cảng Vạn Ninh đúng thực là quân cảng mà không có bất kì một thương thuyền nhốn nháo nào.

Đơn giản với năm vạn lưu dân mới ra nhập Vạn Ninh thì Diêu thiếu đã tụ tập nhân công dựng lên một thương cảng cách quân cảng tầm năm dặm. Khoảng cách này vừa đảm bảo an toàng vì quân Vạn Ninh có thể xuất binh thương cảng bất kì lúc nào nếu có biến. Và thương cảng cũng đủ xa để không ảnh hưởng hoạt động quân sự của quân Cảng.

Ba mươi chiến hạm mới tinh này là Binh Bộ cấp bổ xung cho Vạn Ninh thủy quân. Trong này có đến 10 đại hạm dài 40m, tám trung hạm và 9 tiểu hạm. Quang trọng nhất đó là hai chiếc chiến hạm thuyền chạy bằng động cơ hơi nước. Rất tiếc hai chiếc chiến hạm động cơ hơi nước này là đồ cổ chính cống từ thời Minh Mạng. Hai chiếc chiến hạm này từ lâu đã không còn hoạt động và bỏ xó, do công nghệ Đại Nam không đủ sức bảo trì. Mà hai chiếc chiến hạm này cũng chẳng mạnh bao nhiêu vì chúng là hàng cổ từ lâu rồi, công suất động cơ thấp kém, không có vỏ bọc thép. Nói cho cùng thì hai chiếc chiến hạm này thời toàn thịnh cũng chả mạnh hơn thuyền buồm mái chèo là bao.

Hai chiệc chiến hạm vứt đi này là do yêu cầu mãnh liệt của Diêu thiếu khiến Phan Phú thứ tranh thủ cho Vạn Ninh quân. Vì hai chiếc chiến hạm cồng kềnh dài đến 55m này lò hơi không hề hoạt động mà chỉ di chuyển bằng mái buồm nên Phan Phú thứ cũng không quá vất vả để lấy được từ tay binh bộ.

phủ đệ họ Trần.

Lần này phái đoàn do Lâm Duy Hiệp chủ trì.

Ngày 5 tháng năm,năm 1861. Cuối cùng sau gần một tuần trời vất vả thì đàm phán mậu dịch giữa Đại Nam quốc và công ty thương mại Viễn Dương K&R cũng hoàn thành. Đôi bên cùng thở phào nhẹ nhõm mà vui vẻ ra về.

Hợp đồng mua bán mười lăm ngàn khẩu súng Kammerlader với chất lượng lấy lô súng ở Vạn Ninh làm chuẩn đã được kí kết với giá cả không quá bất nờ là 20 lượng một khẩu súng. Giá này quả thật là giá trên trời đối với một khẩu súng hàng phế thải.

Nên nhớ một lạng bạc nặng những 39,5g như vậy tính ra thì 20 lạng bạc tương đương với gần một kg bạc rồi, một khẩu súng chỉ mấy kg mà mua một khẩu súng cần đến gần một cân bạc là điều vô cùng đắt đỏ, thực tế thì bạc thời xưa rất quý giá, chuyện lạm phát bạc chỉ có trong các bộ phim cổ trang mà thôi, theo nhiều nghiên cứu thì giá bạc tùy từng thời kì sẽ khác nhau, tuy nhiên với nền văn minh nông nghiệp thì khi quy ra thóc sẽ tương đương với khoảng 1,4tr VND thời hiện đại, tức là mua một khẩu súng mất gần 30 triệu VND giá này thì cũng có sức mua tương đương với một khẩu AK 47 rồi. Vậy mới nói bất kể thời nào thì buôn bán quân giới vẫn luôn là ngành kiếm tiền nhất.

Robert cười sằng sặc đến suýt ngất nhưng vẫn tỏ ra vẻ mặt như ăn trái khổ qua, làm ra điệu bộ ủy khuất như thiếu nữ bị cưỡng dâm vậy. Các đại quan triều đình thì vui như chảy hội vì đã chặt của tên thương nhân quỷ Tây này hai giá. Các vị quan cao cao tại thượng này cảm thất mình thật anh minh thần võ vì đã chiếm được tiện nghi của người ngoại quốc.

Đi theo bản hợp đồng trị giá triệu kim này là một số điều ước thương mại gây tranh cãi. Công ty K&R muốn Đại Nam mở cảng khẩu Vạn Ninh để họ có thể tiến hành buôn bán tai nơi đây.

Tất nhiên K&R cũng ký kết chấp nhận trả tiền thuế thương nghiệp theo đúng luật Đại Nam mà không cần bất kì mọt ưu đãi nào. Điều này cũng khiến các vị đại nhân tai to mặt lớn thuộc phái đoàn cãi nhau tưng bừng một phen. Nhưng cuối cùng họ cũng thông qua điều ước này, trước đây các cuộc đàm phán mậu dịch với các quốc gia Châu Âu thường bế tắc vì các quốc gia này là con quỷ hút máu không nhả xương, họ luôn đòi hỏi những chính sách ưu đãi vô lý.

Nhưng Công ty K&R rất thẳng thắn chấp nhận nộp thuế và không buôn bán hàng quốc cấm, nếu bị phát hiện thì K&R chấp nhận chịu chế tài của Đại Nam. Đây là một chuyện tốt, có được tiền thuế cho quốc khố cùng một thương nhân “trung thực” đâm ra các đại thần trong chuyến công du này lại đang cảm giác mình ghi được điểm trong cuộc đàm phán.

Cuối cùng là một mục gây tranh cãi rất lớn tại cuộc đàm phán lần này. K&R muốn được thuê đất công của Đại Nam hoăc đất tư nhân để mở nhà máy tại Vạn Ninh. Điều này đáng ra cũng không có quá nhiều tranh cãi vì K&R sẽ tuân thủ luật Đại Minh mà đóng thuế đầy đủ. Nhưng sự việc đó là K&R ngoài mở nhà máy dệt vải cùng nhà máy hóa chất gì đó thì họ còn muốn mở nhà máy chế tạo vũ khí. Mà cụ thể ở đây K&R muốn chế tạo súng Kammerlader.

Lâm Duy Hiệp còn có tầm nhìn xa hơn một chút. Lão yêu cầu Robert có thể bán cho Đại Nam một nhà máy sản suất Kammerlader không.

Robert mỉm cười, bán thì có thể, các ngài đủ tiềng mua chăng, mua vài quả trứng và mua một con gà có thể đẻ vô vang trứng là hai khái niệm. Cuối cùng Robert hét một cái giá trên trời là 20 vạn lạng bạc cho dây truyền sản xuất. Cái giá này đã tăng gấp 20 lần giá trị hắn mua cỗ máy đồng nát kia từ Thụy Điển.

Các vị đại quan mặt cắt không còn giọt máu nhưng họ quả thật không biết rõ giá trị của dây truyền kia, chỉ cảm thấy một cỗ máy khổng lồ có thể chế tạo ra vũ khí tinh mĩ như Kammerlader chắc chắn không thể rẻ. Vậy nên cuối cùng Lâm Duy Hiệp đứng ra đàm phán thành lập một công ty Bán Công. Một nửa là của K&R một nửa của Đại Nam triều đình. Cả hai phe đều cử người của mính quản lý công ty trên. Vậy thì triều đình chỉ cần bỏ ra 7 vạn lượng để có một nhà máy sản suất súng Kammerlader tại Huế. Còn nhà máy sản suất vũ khí còn lại đặt tại Vạn Ninh thì vốn 100% của K&R nhưng yêu cầu công ty này đóng thuế đầy đủ. Sản lượng vũ khí ưu tiên bán cho Đại Nam, thêm vào đó cố điều ước ràng buộc là K&R cấm bán vũ khí cho các phe đối lập của Đại Nam quốc. Robert khẳng khái kí ngay lâp tức điều khoản này.

Đúng là để cho Đại Nam có cơ hội phát triển mà Diêu thiếu cũng tốn sức chín trâu mười hổ để dăng lên cả một ván cờ này. Chỉ cần triều đình Huế hưởng được sự ngon ngọt của công nghiệp hiện đại thì Diêu thiếu không nghi ngại về một cuộc cách mạng công nghiệp nơi đây.

Robert cũng biết thừa Diêu thiếu đang dùng tay K&R để giúp tổ quốc Đại Nam nhưng tên này cũng lười quản. Dù sao hắn cũng không có hại. Thêm vào đó còn kiếm được một mánh lớn của cải, sự ổn định của Đại Nam cũng chính là mục tiêu mà K&R hướng tới, có như vậy thì Công ty mới rảnh tay mà kiếm tiền.

Hiệp nghi đạt được thì cả hai bên đều ký vào bản cam kết, có được kêt quả này K&R thương thuyền cập bến Vạn Ninh và tiến hành bốc rỡ hàng hóa, từng cụm từng cụm các cỗ máy kim loại to lớn kì dị được hàng ngàn dân phu như kiến bò lổm ngổm và vận chuyển vào đất liền. Thương thuyền K&R trọng tải hai ngàn tấn quả thật lần này đi Châu Âu đã chất kín cả hàng hóa, trọng tải đã không còn mộ t chút khoảng trống nào.

Cũng may khi xây dựng Vạn Ninh quân cảng thì Diêu thiếu cho làm rất quy mô do đó quân cảng này cũng miễn cưỡng có thể để cho thương thuyền khổng lồ K&R cập bến. Nhưng nếu xét về tương lai thì Vạn Ninh Cảng không thể đáp ứng nhu cầu phát triển, Diêu thiếu lại đang nung nấu về một bến cảng hiện đại tại Vạn Ninh, có khả năng sửa chữa và bổ túc cho các chiến hạm cũng như thương hạm động cơ hơi nước.

Lần này quân Vạn Ninh ngại trừ được bổ xung thuốc súng từ Thương Thuyền K&R thì không hề có bổ xung thêm về súng ống. Diêu thiếu cũng là người đại nghĩa nên 5 ngàn khẩu Kammerlader hắn nhường cả cho triều đình quân chuẩn bị xây dựng tân quân.

Ngày 25 tháng 5, Thương thuyền hơi nước trọng tải hai ngàn tấn chở dây truyền chế tạo súng Kammerlader xuôi Nam tiến về kinh đô Huế thực hiện hiệp ước xây dựng công ty vũ khí Liên Doanh . Còn mấy ngàn khẩu súng thì luc tục được bàn giao sau.

Hoàng Diệu chỉ huy Tân Quân vẫn đang miệt mài luyện tập phương thức tác chiến của Trần gia, với bản Trần gia binh thư yếu lược, Diêu thiếu cũng rất gấp đào tạo tân quân giúp triều đình đánh Pháp, thế nhưng điều Diêu thiếu không biết là những sự cố gắng của mình là phí công, bởi vì triều đình sẽ không bao giờ mang đội Tân Quân đắt đỏ đi đánh nhau với Pháp, lực lượng thiện chiến này trong suy nghĩ của Tự Đức và các triều thần thì đây chính là lực lượng để bảo đảm hoàng quyền của mình.

Đây chính là lí do mà sau đó Tự Đức đã trao quyền kháng chiến cho Hồng Đĩnh,mặc dù lúc đó Tân Quân của Tự Đức cũng đang được gấp rút xây dựng.

Những đấu tranh quyền mưu trong đó có rất nhiều, chốn miếu đường là một vòng tròn chính trị đen tối, nơi mà có những lợi ích được đặt lên trên cả lợi ích của dân tộc.

Bạn đang đọc Sự Trỗi Dậy Của Đế Chế Đại Việt sáng tác bởi nguyenphongj1998
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi nguyenphongj1998
Thời gian
Lượt thích 1
Lượt đọc 47

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.