Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Thế Cục Bắc Hà

Tiểu thuyết gốc · 3268 chữ

Quay lại phía Bắc cách thời điểm này vài tháng trước, nơi mà thế lực họ Trần đang trỗi dậy. Đây cùng với Hà Tĩnh trở thành hai nơi tạo hiệu ứng hồ điệp, đẩy bánh xe lịch sử nước ta đi lệch với con đường vốn có.

Sau vài tháng trời ổn đinh vùng Quảng Yên, xây dựng được một đội quân trang bị vũ khí hiện đại và huấn luyện bài bản, Diêu thiếu bắt đầu có suy nghĩ tung quân đánh ra các vùng xung quanh để gây ảnh hưởng lên các khu vực giàu có của vùng đồng bằng sông Hồng.

Ngày 4 tháng 3 năm Tự Đức thứ 11, sau nhiều tháng vất vả rèn luyện thì đội quân phải nói là tân tiến nhất của Đại Nam lúc này xuất chinh lần thứ nhất.

Cái gọi là tân tiến nhất Đại Nam không phải nói xuông mà hoàn toàn là sự thật, đội quân của Hồng Đĩnh đông đảo và thiện chiến hơn, thế nhưng xét về mặt vũ khí thì lại thua xa quân đội Trần gia của Diêu thiếu.

Lần này là mười hai chiếc chiến hạm cùng được tung vào trận đánh. Phải nói quân Vạn Ninh đã tung ra lực lượng mạnh nhât của bản thân.

Tiểu chiến hạm dài 15m rộng năm mét. Có một tầng đặt pháo mỗi bên mạn thuyền 3 khẩu pháo 3 pound mặt sàn thuyền xếp đầy bao cát, lan can Chiến hạm đã được cải tạo thành bọc một lớp thép mỏng bên ngoài. Đây là chiến thuyền một cột buồm thẳng chính và hai buồm tam giác vía trước và sau. Tiếp đó là hàng 4 cặp mái chèo. Với sức chứa 50 người kể cả thủy thủ pháo binh, cộng thêm phụ binh chèo thuyền.

Trung hạm thì lớn hơn một chút với Chiều dài 23 m rộng 7m thuyền có hai tầng một lâu rõ ràng với hai cột buồm chính, bố trí tinh vi, 6 cặp mái chèo, và 5 cặp pháo 3 pound bố trí hai bên, trước sau bố trí hai thớt pháo 8 pound uy lực. Chiến hạm có sức chứa 80 người kể cả phụ binh chèo thuyền.

Tổng số quân xuất phát lần này là gần bảy trăm người với bốn trăm tay súng toàn bộ là súng Kammerlader. Bản thân Diêu thiếu đánh giá cao hơn về khẩu súng này, vậy nên hắn sẽ tiến hành trang bị đồng loạt loại súng này cho quân đội của hắn trong thời gian đầu. Chính vì thế 217 khẩu Colt revolving rifle có hoa không quả của Mỹ. Đặc biệt có bảy mươi ba khẩu Minire Rifle mà hiện nay quân Pháp đang dùng. Diêu thiêu bố trí cho lực lượng đặc biệt. Colt revolving lực bắn khá mạnh, nhưng chính xác không cao. Có thể bắn 6 viên liên tục nhưng mỗi lần lên đạn thì rất mệt mỏi. Dứt khoát lấy ra năm mươi khẩu cho các thân binh sử dụng. Thân binh là lực lượng hộ vệ cần phản ứng nhanh với các tình huống cận chiến. Colt revolving rifle thích hợp. Minire Rifle là loại vũ khí tiêu chuẩn của quân Pháp hiện tại, thứ đã gây ra nỗi khiếp sợ cho quân triều đình, khẩu súng này có nòng rãnh xoắn, đút đạn phía trước, đạn chì hình trụ dài vó đai, tầm bắn cực tốt lên đến 300- 400m nhưng thao tác nạp đạn rườm rà. Nhất quyết lấy ra 20 khẩu chuyên luyện tập một nhóm bắn tỉa.

Diêu thiếu muốn chuẩn hóa quân đội về một loại súng duy nhất, vậy nên hắn sẽ không chơi kiểu đói ăn càn có súng nào dùng súng ấy. Điều này thì ngược lại với học thuyết chiến tranh của Hồng Đĩnh. Vệ Quốc Quân được trang bị vũ khí theo hướng hỗ trợ lẫn nhau, từ xa đến gần, chú trọng các loại vũ khí hỏa lực cộng đồng, tiến hành vận động tác chiến đại quy mô. Cả hai đều có ưu nhược điểm riêng, còn tùy vào tình hình địa phương và đối tượng tác chiến, cho nên rất khó nói rằng bên nào tốt hơn bên nào.

Trần Quang Cán Tĩnh Hải Úy nơi đóng quân sở thuộc Vạn Ninh, chức trách bảo vệ Vạn Ninh địa phận cùng tuần duyên. Tuần duyên thì có thể vi phạm một chút mà dong duổi thuyền qua địa phận huyện bạn hoặc huyện bạn. Nhưng bộ binh muốn quá cảnh nơi khác phải có sự đồng ý của Binh Bộ hoặc Tuần phủ đại nhân. Đây là lý do mà Vạn Ninh sau khi có súng mà trong hai tháng vẫn không thể có một trận đánh nào. Biển khơi mù mịt không có hoa tiêu chỉ điểm hải tặc là rất khó tìm. Hơn nữa trên biển hiện nay thế lực Nhai Châu đang trỗi dậy, căn cứ chính chuyên bơm tiền bơm hàng và sửa tàu cho hải tặc là Nhai Châu bị Hồng Đĩnh chiếm, cho nên gần như đã gây xáo trộn lên toàn bộ thế cục Vịnh Bắc Bộ. Trên biển là thế, còn trên bộ thì Lê Duy Phụng chưa xâm phạm Vạn Ninh hắn chả có cớ gì tiến hành quá cảnh tham chiến.

Ngày 4 tháng 3 năm Tự Đức thứ 11, thủy quân Vạn Ninh xuất phát, đến dạng sáng ngày 6 tháng 3 thì thủy quân Vạn Ninh đã xuất hiện trên Bạch Đằng Giang.

Thật ra đánh Lê Duy Phụng không đơn giản như triều đình Huế tưởng tượng, và người biết rõ điều này chính là Diêu thiếu. Diêu thiếu không hề nắm rõ những bước tiến của Lê Duy Phụng nhưng hắn cũng nắm sơ qua tình hình của nhánh quân này.

Lê Phụng tên thật là Tạ Văn Phụng, tên này đã từng pham gia đánh pháp vào những năm 1857-1859. Vậy nhưng sau này tên họ Tạ đã mạo xưng là Lê Duy Minh con cháu nhà Lê để nổi dậy trống phá triều đình Huế tại Bắc Kỳ. Trong thực tế Lê Duy Phụng có liên hệ cùng Pháp vì khi đó Pháp đang xâm chiếm Nam Kỳ. Cuộc nổi dậy đã được các nhóm nổi dậy khác ở khắp Bắc Kỳ như Hải Dương, Bắc Ninh, Sơn Tây, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Thanh Hoá, Nghệ An và hải tặc ngoài biển ủng hộ.

Đầu năm nay Lê Duy Phụng đã liên kết với một đạo trưởng tên Trường nổi lên ở miền Quảng Yên vào tháng 12 năm1860. Thực tế, nếu không có gì thay đổi thì tháng 8 âm lịch năm 1861 quân của Phụng vây đánh tỉnh thành Hải Dương. Triều đình phải sai Binh bộ Thượng thư Trương Quốc Dụng đem quân Kinh và quân Thanh-Nghệ ra công tiễu, giải vây.

Nhưng ngay lúc này đây Diêu thiếu quyết dẫn một ngàn quân thủy bộ binh tiến vào Hải Dương theo đường thủy, hắn quyết định va chạm trực tiếp cùng bộ binh của Le Duy Phụng tại các quận huyện ở Hải Dương ( Hải Dương lúc này khá rộng lớn, bao gồm cả Hải Phòng và Hải Dương).

Thật ra lúc này quân của Lê Duy Phụng chưa đủ sức uy hiếp Thành Hải Dương, chúng chỉ quấy phá được một số huyện ven phiển của Hải Dương mà thôi ( Hải Phòng ngày nay). Trong lịch sử,do có được sự hỗ trợ mạnh mẽ của Hải tặc từ biển nên quân của Duy Phụng rất cơ động đánh cướp vùng duyên hải Hải Dương. Nhưng hiện tại thủy quân của Lê Duy Phụng do hải tặc tập hợp không còn được như lịch sử nữa bởi sự xuất hiện của Hồng Đĩnh ở Nhai Châu, cho nên Le Duy Phụng khá yếu k thể phong tỏa biển và Diêu Thiếu có thể nghênh ngang tiến vào Bạch Đằng giang.

Le Duy Phụng hải tặc cứ điểm lúc này cũng tụ tập trên đảo Cát Bà. Tất nhiên chúng cũng không có nhiều chiến thuyền cho lắm, trong lịch sử thực tế vào những năm 1863 Lê Duy Phụng đã từng tụ tập được 500 chiến thuyền để thực hiện kế hoạch đánh vào kinh thành Huế, nhưng dĩ nhiên đó là chuyện của hai năm sau. Giờ đây tại Cát Bà Lê Duy Phụng có tầm 70-80 thuyền hải tặc, trong đó chiến hạm thực ra là có không nhiều, đa phần là thuyền hàng loại nhỏ hoặc thuyền ngư dân cướp được. Đạn dược và pháo thì thủy quân Lê Duy Phụng không có được mấy, vậy nhưng số quân của nhánh giặc cỏ này thì rất nhiều. Điều này thành thử ra hải phòng của Hải Dương tỉnh không dám tiếp chiến cùng hải tặc của Lê Duy Phụng, khiến cho nhóm thuyền tặc tung hoành ung dung tại vùng cửa biển Nam Triệu này.

Thật ra quân của Le Duy Phụng cũng không quá mạnh mẽ, lý do chính yếu khiến cho tình hình Bắc Kỳ trởi nên tồi tệ đó là. Sau khi Nhà Nguyễn chính thức được thành lập năm 1802 và kiểm soát gần như toàn bộ lãnh thổ Việt Nam như ngày nay nhưng ảnh hưởng về chính trị và kinh tế đối với sứ Đàng Ngoài và phần lớn miền bắc lại không hề mạnh mẽ.

Lí giải cho điều này thì sử học có rất nhiều giải thích, nhưng ở góc độ ngươi hiện đại thì Diêu thiếu suy luận ra như sau:

Đàng Ngoài có lịch sử hàng ngàn năm. Các thế lực sĩ tộc, môn phiệt thâm căn cố đế, mặc dù thay đổi triều đại hay hay chiến tranh thì những thế lực này vẫn luôn có cách để bảo toàn gia tộc. Mặc dù trải qua thời Tây Sơn đầy biến động, bị nhà Tây Sơn quét dọn mấy lần, nhưng không thể quét sạch được,bởi vì sĩ tộc chưa bao giờ đặt hết trứng vào một giỏ cả. Trong một gia tộc có người theo nhà Mạc, có người lại theo Lê trung Hưng, sau đó là thời kì; anh thì bảo vệ lợi ích vua Lê, em thì ủng hộ chúa Trịnh. Mọi việc vẫn vậy cho đến khi vua Quang Trung ra bắc. Rồi vẫn là chiêu trò đó, người thì theo Tây Sơn, kẻ thì lại giúp Nguyễn Ánh đánh Quang Toản. Nói chung, những kẻ có đầu óc chưa bao giờ phải chịu thiệt cả, chịu thiệt chỉ có dân đen mà thôi.( *cái này thì chú thích gia phả của thằng tác có viết, họ nhà hắn phất lên từ khi Tây Sơn ra bắc đánh quân Thanh, cho nên những lập luận này là có cơ sở)

Lí do thứ 2 đó chính là sự phân chia lợi ích. Bắc Hà lúc này đã là một vùng đất đã được phân chia xong. Trải qua hàng trăm năm phân chia, rõ ràng à sự quét dọn của Tây Sơn và sự thống trị của Nguyễn Ánh chưa thể nào phá vỡ đi trật tự cố hữu đó. Nói đơn giản thì là đất đai và tài của gia tộc,dòng họ đã tích cóp qua hàng trăm năm, qua bao nhiêu đời rồi, các mối quan hệ, chính trị,từ làng xã cho đến tổng trấn rắc rối như mạng nhện, đây không phải là điều có thể thay đổi trong một sớm một chiều được.

Ngoài ra, từ sau thời Thiệu Trị thì sự bất lực trong việc cai trị của triều đình Huế đối với Bắc Hà rõ ràng đã khiến nhiều vùng đất thuộc địa bàn Hải Phòng khi đó thường xuyên ở vào tình trạng bất ổn chính trị, đời sống nhân dân bấp bênh do thiên tai và nạn hải tặc từ miền nam Trung Hoa. Tinh thần binh sĩ Đại Nam tại các vùng này quả thật là sĩ khí đê mê, sợ chiến tránh chiến, chính lý do này mới là nguyên nhân chủ yếu khiến hải tặc nhóm của Lê Duy Phụng kiêu ngạo.

Diêu thiếu lãnh một đội chiến hạm dù là ít nhưng tất cả đều là thuyền chiến với súng pháo đầy đủ nên rất tự tin mà đi vào vung Nam Triệu cửa biển. Thật ra Quang Diêu cũng muốn chạm trán thử qua một chút sức mạnh của hải tặc tại Cát Bà Đảo nhưng kì thay là lũ giặc này cũng không tiến hành va chạm cùng quân Vạn Ninh. Vậy ra đội thuyền của Vạn Ninh cứ vậy mà thẳng tiến vào sông Bạch Đằng.

Hang ổ hải tặc tại Cát Bà đảo. Lúc này đây Lê Duy Phụng và một đám sĩ quan phản quân đang ngồi nhấp nhổm trong lều gỗ sơ sài.

- Thủ lãnh, chúng ta không thể để lũ binh sĩ triều đình diễu võ dương oai chạy vòng vòng trước mặt như vậy. Tôi nguyện lãnh chiến thuyền đi vây đánh chúng.

- Võ đương gia, chuyện này không đơn giản. Nhóm chiến hạm kia không rõ lai lịch là quân của đội hải phòng sứ nào. Quan trọng nhất đó là trang bị của chúng rất đầy đủ, chiến hạm thì chắc chắn, tuy rằng không nhiều nhưng đội hình rất nghiêm cẩn. Biết mình biết người trăm trận trăm thắng, nếu vội vã xuất binh mà chưa hiểu rõ tình hình đối phương quả thật không phải cách làm hay.

Người vừa phát biểu là một gã trung niên nhân tầm 35 tuổi, hắn chính là Lê Duy Phụng, người cầm đầu cuộc nổi dậy khắp các tỉnh Bắc Kỳ. Lê Duy Phụng vóc người không quá cao lớn nhưng nhìn có vể rắn giỏi và chắc chắn. Tên này khá chỉnh chu râu tóc, khác hẳn với những tên thủ hạ râu ria xồm xoàm đang ngồi vây quanh. Nhìn qua Duy Phụng thì có cảm giác gã là một tên trí tướng nhiều hơn là một gã tướng lãnh cầm quân xung phong tiền tuyến nơi trận mạc.

- Võ đương gia, thủ lãnh nói không có sai. Ông là thủ lãnh các nhóm “hải quân trên biển” tác chiến trên biển khác với tác chiến trên sông hay đất liền. Mục tiêu cuối cùng của chúng ta vẫn là chiếm đóng địa bàn trên đất liền tạo điều kiện lập nên căn cứ vững chắc cho “vương triều” trong tương lai. Đánh thắng vài trận trên biển hay các huyện cảng, làng chài không phải là mục đích của chúng ta, Hải Dương thành mới là mục đích quan trọng lúc này. Có được Hải Dương chúng ta mới nối liền được quân của Thái Nguyên và quân của Lạng Giang, chỉ khi đó mới tạo nên thế bao vậy và tiến đánh Gia lâm cùng Hà Nội. Tôi tán thành phương án hành động cẩn thận.

- Hừm đồ nhát như thỏ đế.

- Đúng vậy nhát gan thì về rúc váy đàn bà thôi, ra trận làm gì ha ha…

- Im miệng, ngươi nói ai nhát gan…

- Mẹ kiếp.

- Khốn nạn.

Bỗng chốc căn lều “ chủ tướng” trở nên náo nhiệt lạ thường. Lê Duy Phụng cũng vạn phần bất đắc dĩ, hắn đứng lên tạo phản nhưng để có được sự lớn mạnh của quân đội trong tay mà bất chấp mọi hậu quả mà hấp thu đủ loại tặc khấu. Những kẻ này vô vương vô pháp quên rồi, vậy nên những kẻ đầu trộm đuôi cướp này tụ tập với nhau làm loạn khá giỏi, nhưng kết cấu quân đội thì thực không dám khen. Nhưng đạo phỉ quân kiểu này có một ưu điểm đó là chúng hung hăng không sợ chết, chiến đấu cực kì hung tàn.

- Thôi được rồi nháo cái gì mà nháo. Ngày mai để Võ Thành Khánh dẫn 40 thuyền cộng thêm 3 ngàn binh mã đi đánh thăm dò đám quan binh kia. Nhớ là đánh thăm dò thực lực đối phương gặp nguy hiểm tức phải bức ra mà lui lại.

Ngồi trên chủ vị Lê Duy Phụng cũng không chịu nổi mà quát lên át chế hai nhóm người đang ồn ào phía dưới.

- Thủ lĩnh bất tất lo lắng, Khánh tôi chỉ cần đánh một trận là dẹp luôn đám quan binh kia, đùa gì chứ mấy chiếc chiến thuyền cẩu quan kia thì cùng lắm cũng có tầm một ngàn binh mã mà thôi, Thủ lãnh chờ tin vui của tôi đi.

Lê Duy Phụng đầu đầy hắc tuyến, tên thủ lãnh đám hải tặc này cũng quá kiêu ngạo đi, nhưng hắn cũng đành chịu thôi. Sự nghiệp của phản quân không thể tách rời lũ hải tặc này cho được.

- Võ đương gia tự tin là tốt, Bản soái chờ tin mừng của ngươi. Bản Soái sẽ dẫn quân tập kích Huyện Tiên Lãng để phân tán sự chú ý của quan binh. Báo xuống dưới, công phá tiên lãng cho binh sĩ “chưng thu” lương thực một ngày.

Cái gọi là chưng thu, đơn giản chính là đánh cướp, phỉ quân của Duy Phụng có nhiều thành phần. Lúc ban đầu dựng cờ hắn lấy danh là hậu duệ Lê triều mà lôi kéo sự ủng hộ sĩ phu Bắc Kỳ vốn tưởng niệm nhà Lê, cộng thêm thu hút các địa chủ cường hào vốn bất mãn với chế độ Huế Kinh. Lúc này thì quân đội của Duy Phụng tuy ít nhưng dù sao cũng có một vài phần chính nghĩa, như phá kho thóc cứu đói, không sách nhiễu dân. Nhưng thời gian qua đi mà thế lực phỉ quân tăng quá nhanh, thành phần thu nạp về sau lại toàn là giặc phỉ, điển hình là hải tặc. Với nhóm quân mới thu nạp này thì việc quản lý cực khó khăn, không cẩn thận thì sức bắn ngược là rất lớn. Lúc này đây quân của Lê Duy Phụng so với tặc phỉ không khá là bao, cướp, phá, hãm hiếp, giết người là có. Nhưng nếu Lê Duy Phụng thực hiện quân pháp hà khắc thì không đến mấy ngày đám phản quân 4 vạn người sẽ chia năm sẻ bảy ngay. Vậy nên sách lược “chưng lương” khó coi cũng được Lê Duy Phụng bày ra để thu nạp tâm tư đám tặc phỉ.

Bộ hạ của Lê Duy Phụng chia làm hai phe đấu đá nhau, một là thành phần sĩ phu có học thức và có tâm làm nghiệp lớn phía còn lại là phỉ tặc cùng hải tặc chỉ mong cướp phá. Cùng lúc đó thì Trần Quang Cán Tĩnh Hải Úy kiêm Hải Phòng Sứ đã dẫn quân tới quân cảng tại sông Cẩm. Chức Hải Phòng Sứ là chức quan tân thời khi có chiến tranh, sau này sẽ thu lại sau khi tiêu diệt loạn phỉ. Nhưng với chức quan này thì Trần Quang Cán có thể nghênh ngang mà vượt biên tác chiến, trong khi đó quân đội địa phương phải cung cấp nhu yếu phẩm cùng phối hợp trên mặt quân sự.

Đội thuyền của Vạn Ninh quân thực sự là xuất phát rất đột ngột, cũng như vô kỳ bất ý mà di chuyển khiến cho phản quân muốn phản ứng đã chậm. Vậy nên lúc Cát bà đảo phản quân doanh đưa ra chủ ý thì quân Vạn Ninh đã có được hai ngày nghỉ ngơi tại Sông Cẩm.

Bạn đang đọc Sự Trỗi Dậy Của Đế Chế Đại Việt sáng tác bởi nguyenphongj1998
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi nguyenphongj1998
Thời gian
Lượt thích 2
Lượt đọc 66

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.