Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)
Tiểu thuyết gốc · 3037 chữ

Chương 14: Gặp mặt cậu cả họ Lý ban đêm bàn hôn sự

Mọi người “á” kêu vang vọng khắp sân đình. Tôi nhìn xuống bộ váy bị rách một đường rồi nhìn người đàn ông râu ria ngã nhoài ra đất liên tục nói xin lỗi kia trong lòng cảm thấy kỳ quái.

Gã đàn ông tuổi đáng làm chú của tôi kia liên tục cúi gằm mặt xin lỗi. Từ lúc làm rách váy của tôi hắn vẫn chưa dám ngẩng đầu lên. Miệng liên tục kêu tha:

“Ông Lý tha mạng, ông Lý tha mạng. Tôi không cố ý, tôi không cố ý!”

“Cô Nguyễn, tôi không cố ý. Cô tha mạng.”

Thím tôi thấy cảnh này đầu tiên là hốt hoảng, sau khi nhìn thấy chiếc quần đen bên trong váy tôi mới thở phào nhẹ nhõm. Bởi vì theo lệ làng, nếu gặp trường hợp này người đàn ông thì bị đánh, còn phụ nữ sẽ bị đuổi khỏi làng. Tôi cảm thấy luật này rất bất công, rõ ràng lỗi đâu phải của phụ nữ. Thế nhưng người sống dưới mái hiên không thể không cúi đầu.

Bởi vì vết rách xéo ở đằng trước nên những người đằng sau hoàn toàn im lặng. Lúc này tôi mới nghe một giọng nói quen thuộc vang lên.

“Bắt lấy, đánh một trăm roi, quỳ ở đình làng ba ngày. Đưa cô Nguyễn ra khỏi làng.”

“Vâng!”

Người nói không ai khác chính là người ở đợ có quần áo sang trọng kia. Cô ta tên là Lệ. Một cái tên hay một cái tên đẹp đẽ, yếu mềm như giọt nước mắt (giọt lệ) nhưng dưới tính cách này tôi lại thấy cô ta lăng lệ ác liệt (lệ = ác liệt). Tôi không quay đầu lại, trong không khí tĩnh mịch chỉ còn tiếng xin tha của người đàn ông nọ, tôi lên tiếng:

“Ý của nhà Lý là gì? Từ lúc nào một người hầu cũng dám quyết định số phận của con dâu tương lai nhà họ Lý đây?”

Cô ta như đã chuẩn bị từ trước, không hoang mang, giọng không biểu tình lại trích một lượt lệ làng nói:

“Theo lệ làng, tổ huấn từ xa xưa để lại, nếu phụ nữ để hở thân thể trước mặt nhiều người đàn ông mà lỗi không phải do cô ta thì đuổi khỏi làng. Chết có thể tha nhưng không thể ở lại.”

“Theo lệ làng, ai cố tình vu oan hãm hại, thất lễ với người trên thì bị tội gì?”

Cô ta không biết tôi hỏi câu này có ý gì, mọi người xung quanh vẫn im lặng, người đàn ông kia úp sát mặt xuống đất cũng không nói gì nữa. Không gian yên lặng tôi có thể nghe thấy cả tiếng hít thở của mình.

“Nhẹ phạt năm mươi roi, nặng đuổi khỏi làng, mãi mãi không được trở về.”

“Cô muốn chịu roi hay muốn ra khỏi làng?” - Tôi vừa nói, vừa xoay người lại nhìn.

Vạt váy rách từ chân đến qua đầu gối tôi lúc này rõ rệt dưới ánh sáng đèn điện. Thế nhưng bên trong váy tôi vẫn còn mặc một chiếc quần võ. Bởi vì tôi không quen mặc váy mà không có quần bảo hộ bên trong. Hôm nay ra khỏi nhà nên mặc luôn chiếc quần này, không ngờ lại hữu ích đến thế.

Tôi nhìn biểu cảm cứng đờ của con Lệ trong lòng đắc thắng. Mấy trò rẻ rách này tôi không thèm xem phim cũng đoán được. Gì chứ phim không xem nhưng truyện cung đấu tôi đọc không biết bao nhiêu quyển. Chỉ là không ngờ tôi lại lạc vào một thế giới mà có lúc dùng đến mấy thứ trò nho nhỏ này thôi. Mặt nó tái mét lại không biểu cảm.

“Mình ơi/Yến, chưa về còn đứng ở đây làm gì?”

Đúng lúc này bố tôi và chú Tín vừa hay đi đến. Thím tôi đứng sau lưng thủ thỉ nói nhỏ với chú và bố tôi, mọi người biết chuyện. Bố tôi bước lên tát một bạt tai vào mặt con Lệ. Tôi không ngờ bố lại mạnh tay, dứt khoát như thế cũng giật mình. Tiếng “bốp” chát chúa vang lên.

“Một người ở đợ cũng dám đuổi con gái tôi ra khỏi làng. Gọi ông Lý ra đây.”

“Ông xin tha cho con. Con biết lỗi rồi. Con con có mắt như mù, xin ông đừng gọi, nếu không con chết mất.”

“Ông Nguyễn, đây là do người làm nhà chúng cháu sai. Xin tạ lỗi với ông và cô Nguyễn. Hôm nay nhà họ Lý cháu sẽ nghiêm phạt.”

Cô Thanh lúc này đại diện nhà Lý lên tiếng.

“Thằng Ất, vả miệng con Lệ ba mươi cái, đánh năm mươi roi, không được ăn cơm ba ngày. Cho người giám sát.”

“Ông Nguyễn, không biết ông thấy cháu xử lý thế này đã được chưa ạ? Nếu chưa thỏa đáng mong ông định đoạt.”

Nghe tiếng tát đôm đốp mạnh mẽ lên gương mặt trái xoan kia tôi cũng không lỡ nhìn. Đúng là quá nặng rồi. Tôi giật giật vào tay áo bố. Bố tôi nhìn qua người dưới đất rồi quát lên:

“Còn người này, cứ như cũ mà phạt. Về thôi”

Nói xong mấy bố con chú cháu tôi đi về. Bỏ lại mọi người xì xào sau lưng.

“Chuyện này chắc chắn có mờ ám. Giữa nơi rộng lớn không đi lại cố tình đâm vào Yến. Chắc chắn là mấy người đó sắp xếp.” - Thím tôi lên tiếng.

“Yến sau này về nhà chồng phải cẩn thận. Có người không muốn cho con đặt chân vào nhà họ Lý rồi.”

Bốn chú cháu tôi trèo lên xe ngựa kéo đi về. Lúc đi ngang qua ngã ba hôm đi đưa tang gặp bà nội ở đó, tôi rùng mình hồi tưởng. Hướng đi bên “bà nội” tôi đi tới đấy chính là hướng đi nhà ông Lý. Trong đầu tôi không hiểu sao lại lóe lên vài dòng suy nghĩ không kiểm soát nổi.

Bà nội tôi hôm đó đã đi còn quay lại, người bà mà tôi gặp là bà Cúc hay bà nội? Miệng bà chảy rất nhiều máu nhưng không thể nói được gì. Liệu có phải bà bị oan khuất nên muốn tìm tôi để hai chị em bà gặp nhau không? Tôi nghĩ miên man một lúc cũng về đến nhà. Tôi thay quần áo rồi leo lên giường ngủ. Thế nhưng dù cố gắng ra sao tôi cũng không tài nào ngủ được. Trời đã về khuya, không gian yên ắng đến nỗi tôi có thể nghe rõ từng tiếng tích tích của kim giây đồng hồ chạy. Trong đầu tôi có vô vàn suy đoán, rất nhiều ý tưởng.

Tôi cứ miên man mà nghĩ hàng trăm loại khả năng xảy ra, rồi sau đó thiếp đi ngủ lúc nào không hay. Buổi sớm, đồng hồ gieo lên, tôi giật mình bừng tỉnh. Kể cũng lạ, trừ ngày bị bóng đè và ác mộng đó ra thì chất lượng giấc ngủ của tôi từ khi vào làng rất tốt. Tôi ngủ rất sâu, ngủ rất ngon, khi tỉnh dậy không hề thấy mệt mỏi hay buồn ngủ như khi còn ở thành phố. Không biết do thay đổi thói quen sinh hoạt hay do luyện tập gần đây làm tôi mệt mỏi ban ngày nữa.

Nhưng dù là thế nào thì chuyện này cũng là tín hiệu đáng mừng đối với tôi.

Mấy ngày tiếp theo trôi qua như thường lệ, tỉnh dậy gánh nước, gặp ông lão ăn xin, cho ông chai nước rồi về ăn nhẹ, tiếp theo là học đối kháng thực chiến rồi lại học dược lý. Có điều buổi chiều có khi tôi được bố đưa lên núi hái thuốc và phân biệt thuốc rồi còn cả sao thuốc nữa. Chẳng mấy chốc đã đến ngày nhà trai sang dạm ngõ, mẹ tôi cũng từ thành phố sắp xếp công việc xong về làng.

Theo tục của làng này, ngày dạm ngõ thì nhà trai sẽ sang đón nhà gái sang bên kia tổ chức tiệc. Ngoài ra ngày này cũng là ngày mà nhà gái chính thức được tìm hiểu, hỏi han cặn kẽ nhà trai. Sau ngày này nếu nhà gái muốn từ hôn cũng được chấp thuận. Theo lý thì như vậy nhưng trong cuộc hôn nhân này, nhà tôi lấy đâu ra quyền từ chối. Mọi thứ làm chỉ là để cho có lệ thôi. Hơn nữa giờ tôi vào nhà họ Lý có mục đích rồi, tôi cũng không muốn từ chối cơ hội tốt như vậy.

Buổi sáng tôi vừa gánh nước đến đoạn đường chính trở về thì mẹ tôi đi vào. Chú Tín mang xe ngựa thồ bao nhiêu là thứ. Mẹ nhìn tôi gánh nước đi vững chãi, nhẹ nhàng như chạy trên đường, ngồi trên xe mỉm cười vẫy vẫy tay tôi nói:

“Nhanh lên về ăn củ mã thầy. Mẹ mua nhiều lắm.”

“Dạ.”

Tôi như được tiếp thêm nguồn sức mạnh chân bước thoăn thoắt, đi như chạy về nhà. Bởi vì đã quen với việc này lại thêm được bố tôi tẩm bổ cơ thể thường xuyên bằng thuốc bổ từ thiên nhiên. Hôm thì canh cao ích mẫu lúc lại canh ngải cứu, canh đinh lăng, tắm bằng các loại thảo dược giúp gân cốt chắc khỏe như cỏ xước, xấu hổ, hoa tía tô… Thế nên ngay cả chính tôi cũng thấy mình đã khác rất nhiều. Mà nói đúng ra thì phải là nảy nở đáng kể. Nếu trước đây tôi chỉ như que tăm thì giờ cũng phải sanh được với cái đũa rồi. Hơn nữa cái đũa này có lồi có lõm, tôi rất mãn ý vừa lòng.

Hãy nhìn ngực không thấy ngày mai trước đây của tôi, cằn khô như sa mạc cũng có ngày mở mày mở mặt, phát dương quang đại* mà phát triển phổng phao, no tròn căng đủ. Tuy chẳng bằng chị Thanh cỡ 38 thì cũng được cỡ 36 ngon nghẻ. Càng đặc biệt là đùi thon bụng nhỏ, bụng có rãnh khe. Chỉ có hơi tiếc là bắp tay tôi lại u lên một cục chuột. Bình thường thì không sao, chỉ cần xách hay bê đồ thì không khác gì lực sĩ ném đĩa. Tôi nhìn mà muốn chết trong lòng một ít.

(Phát dương quang đại: đại ý là kế thừa và phát triển nó mạnh mẽ.)

Tuy có khuyết điểm như vậy nhưng tôi cũng không buồn lòng quá độ. Bởi vì ở đây quanh năm suốt tháng mặc áo dài tay, có bao giờ mặc váy hai dây đâu mà phải lo. Nhìn làn da trắng khỏe, chân tay thon dài, eo thon săn chắc, cả người bừng bừng sức sống như mặt trời sớm mai. Tôi cảm giác như bản thân có thể nhanh chóng đập tan mặt những đứa nào muốn ám hại tôi. Gánh nước đặt xuống sân xong, anh Thế ném cho tôi một cái khăn mặt ướt. Tôi vào thưa với ông Phúc xong thì ăn một bát chè khẩu phần riêng của bố nấu cho tôi giúp lưu thông máu, bồi bổ cơ thể. Mẹ tôi lúc này cũng cùng chú Tín đến cửa.

“Mình ơi, ra giúp em cất đồ.”

Bố tôi nghe thế chạy ra cửa, nhìn đống đồ lớn ở trên xe ngựa mà bố tôi trố mắt.

“Mình định dọn cả nhà về đây đấy hả?”

Tôi nhìn bao lớn bao nhỏ, thùng vuông thùng trụ, hộp cao hộp thấp cũng thấy đúng như bố nói. Mẹ chắc là muốn dọn cả nhà xuống. Mẹ tôi chỉ vào cái thùng các tông (Carton) cao cao kia bảo:

“Đồ dùng con dặn mẹ để hết vào trong này.”

“Vâng mẹ!”

Tôi vâng dạ xong chạy ra vác một mạch cái hộp hơn hai chục kí vào trong phòng tôi dưới cái nhìn kinh ngạc của mẹ. Tôi chạy ra phụ mẹ hạ đồ, cất đồ vào trong rồi bắt đầu nhìn những thứ mẹ để ở sân.

“Đây là quà mẹ mua về đây cho mọi người. Yến mang củ mã thầy này vào gọt mang lên đây.”

“Vâng mẹ!”

Tôi đang định vác bao củ mã thầy dễ có đến năm chục cân vào nhà bếp thì thím Hoài ngăn lại.

“Yến xuống bếp lấy rổ với dao, đĩa lên đây.”

“Vâng.”

Tôi chạy ù xuống bếp lấy mấy cái rổ, vài con dao với dăm cái đĩa lên. Sau đó lại mang củ mã thầy đi tắm rửa cho chúng nó trước khi làm thịt. Vì quá thèm thuồng nên trong lúc rửa tôi chẳng ngại mà gọt vài củ bỏ vào miệng ăn. Vị ngọt ngọt của củ mã thầy làm cho buổi sáng mùa hè nóng bỏng cũng trở lên mát mẻ dịu dàng như sớm mùa thu.

Xong xuôi tôi mang lên. Mẹ tôi dọn dẹp đồ, tôi và thím ngồi ngọt mấy đĩa củ mã thầy bưng lên cho ông Phúc và bố tôi cùng các chú đàm đạo. Bởi vì ngày mai nhà ông Lý Quan sẽ sang bên này cho nên sáng nay các chú, cô Lễ cũng từng người từng người sang. Ông Phúc nhìn tôi cười nói:

“Hôm nay tập đến đây thôi, ngày kia xong việc thì tập luyện thêm.”

Tôi vâng vâng dạ dạ gọt mấy đĩa củ, lại bổ dưa hấu, thanh long, mang mận ra để lên sạp gỗ lim rồi không quên để vài đĩa nhỏ bày lên bàn thờ bà. Thời gian trôi qua nhanh quá, bà đi đã sắp được một tháng rồi. Nhìn bà mỉm cười trên di ảnh khóe mắt tôi lại cay cay, sống mũi nghèn nghẹn. Tôi rất ít khi dám nhìn lên di ảnh của bà. Bởi vì mỗi khi nhìn tôi lại không kìm được mà nhớ lại. Tôi cụp mắt xuống tránh để dòng xúc cảm lan tràn. Hai tay chắp lại khấn vái mời ông bà tổ tiên về ăn rồi lại xuống bếp làm tiếp. Sau đó thím Hoài kéo tôi lên trên ngồi. Tôi ngồi sau lưng mẹ, nghe mọi người nói chuyện.

“Ngày mai chín giờ sáng nhà ông Lý Quan sang đây nói chuyện làm lễ xong xuôi thì tầm mười giờ cả nhà chúng ta sẽ sang bên đó. Buổi trưa ở lại bên đó ăn cơm.”

“Yến!” - Bố tôi quay mặt ra tôi gọi.

“Ngày mai con sẽ được vào gặp mặt cậu cả nhà họ Lý để làm lễ hẹn mặt. Có gì cứ hết sức bình tĩnh, có bố mẹ và cô chú ở bên ngoài.”

Trong đầu tôi đang nghĩ chỉ là gặp mặt thôi có gì bố nói giọng lại nghiêm trọng đến vậy không? Như giải đáp thắc mắc của tôi, chú Nghĩa nói:

“Vì là vẫn còn trong thời kỳ có tang, thế nên mọi lễ diễn ra ban ngày duy chỉ có gặp mặt hoặc mọi lễ nghi của riêng hai đứa con thì phải là ban đêm. Theo tục của làng ta thì trong ngày này nam nữ hẹn nhau ở trong nhà chính để nói chuyện một mình, bày tỏ suy nghĩ muốn tiếp tục hay từ bỏ để ngày hôm sau thông báo quan viên hai họ. Thế nhưng với tình hình của con thì… gặp một người thực vật mấy năm rồi lại ở một mình ban đêm thì dù đèn có sáng cũng sợ con là con gái…”

Nghe đến đây giờ tôi mới hiểu tại sao chú lại nói thế. Mẹ tôi kéo tay tôi ra vỗ nhẹ lên mu bàn tay trấn an. Tôi nghe xong cũng bất ngờ nhưng không quá kinh hoàng nữa. Bởi vì rước dâu còn đi đêm được huống chi là gặp mặt. Chỉ là tôi thấy kì quái, nếu ban đêm gặp mặt thì bố mẹ tôi, mọi người ở đâu?

“Theo lệ mà nói thì nhà gái phải bước khỏi họ nhà trai trước năm giờ chiều. Thế nên một mình con ở bên trong phải cẩn thận. Bố mẹ ở bên ngoài chờ con xong việc thì đi ra.” - Bố tôi ôn tồn nói rồi nhấp một ngụm trà.

Nếu để ý kĩ càng thì sẽ thấy tay ông hơi run run. Tôi biết những lúc như thế này, đôi tay run run của bố là do ông đang kìm nén sự tức giận. Mà ở đây chính là phẫn nộ cho tôi. Tôi từng thấy bố như vậy ba lần rồi. Hai lần là vì mẹ, còn lần này chính là vì tôi.

Nhìn bố mẹ như thế tôi càng cảm thấy bản thân phải mạnh mẽ, phải nỗ lực hơn nữa để bố mẹ có thể an lòng vì tôi. Bố dạy cho tôi không biết bao nhiêu kiến thức y học cổ truyền. Chỉ có điều mấy lần lên chân núi tìm ông Nhẫn nhưng không gặp. Bố rất muốn tôi bái được thầy Nhẫn làm sư, chỉ là dường như không có duyên.

Rõ ràng nhìn ngôi nhà tranh sạch sẽ, sân vườn gọn gàng như có người ở nhưng lại chẳng có ai. Thi thoảng gặp được một đứa bé mười lăm tuổi đi hái thuốc về, bố con tôi hỏi thăm thì nó đều nói ông lên núi hái thuốc. Thế mà bố con tôi cũng theo con đường đó lên núi hái thuốc, có khi chờ đợi cả ngày lại chẳng thấy người quay về. Chung quy lại có những việc thuộc về duyên số, không thể cưỡng cầu chỉ có thể chấp nhận. Bởi vì ngoài chấp nhận ra, mọi sự giãy giụa của bạn cũng vô ích mà thôi.

Nếu yêu thích đừng ngại để lại bình luận dưới các chương truyện của mình nha. FB mình là Dạ Nguyệt Thanh Khâu, rất hân hạnh được kết bạn! https://www.facebook.com/tranthom1995/

Nhóm đọc truyện của mình trên fb: https://www.facebook.com/groups/1066847937217483/

Bạn đang đọc Chồng Tôi Là Tên Thiểu Năng Láu Cá sáng tác bởi danguyetthanhkhau
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi danguyetthanhkhau
Thời gian
Lượt đọc 2

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.