Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Đại Việt 14 Lần Tiến Đánh Trung Quốc ( ngoại truyện free)

Tiểu thuyết gốc · 1778 chữ

Chương 132: Đại Việt 14 Lần Tiến Đánh Trung Quốc.

Vào thời Tiền Lê năm 995 hơn 100 chiến thuyền của Đại Cồ Việt vượt biên giới nước Tống đánh vào trấn Như Hồng thuộc Khâm Châm Châu, sau đó thì rút quân.

Khi nhà Tống gửi thư trách mắng vua Lê Đại Hành đã trở lời đầy thách thức rằng:

“ Việc cướp trấn Như Hồng là do bọn giặc biển ngoài, Hoàng Đế có biết đó không phải là quân của Giao Châu hay không ?

Nếu Giao Châu có làm phản thì đầu tiên đánh vào Phiên Nhung, thứ đến là đánh vào Mân Việt, Há chỉ có dừng ở trấn Như Hồng mà thôi!”

Cũng năm đó, quân Đại Cồ Việt tiến đánh Ung Châu của nhà Tống, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có chép rằng: “Mùa hạ năm ấy, châu Tô Mậu nước ta lại đem 5 nghìn hương binh xâm lược Ung Châu nước Tống”. sau đó lại rút về.

Vua Tống sau khi hay tin thì cũng không dám lơ là liền còn sai sứ giả là Lý Nhược Chiếu mang chiếu thư và đai ngọc sang ban cho vua Lê Đại Hành.

Năm 1022 Lý Thái Tổ sai Dực Thánh Vương đưa quân đánh giặc Đại Nguyên Lịch quấy phá ở biên giới, rồi đuổi theo vào sâu trong đất nhà Tống, đến trấn Như Hồng, quân nhà Lý phá hủy kho tàng rồi rút về.

Năm 1052 thủ lĩnh người Tày, Nùng vùng Cao Bằng là Nùng Trí Cao đem quân sang đánh nhà Tống. Được sự hậu thuẫn của các thủ lĩnh người Thái – Tày ở Quảng Tây là Nùng Trí Trung, Nùng Kiến Hậu, quân của Nùng Trí Cao tiến đánh và chiếm được 8 châu thuộc Quảng Đông và Quảng Tây ngày nay.

Vua Đại Cồ Việt là Lý Thái Tông dâng biểu xin mang quân giúp Tống đánh Nùng Trí Cao. Tuy nhiên danh tướng nhà Tống là Địch Thanh can vua Tống, cho rằng Đại Cồ Việt đưa quân sang nếu phối hợp với Nùng Trí Cao đánh Tống thì sẽ rất nguy hiểm.

Vua Tống nghe lời, không dám để quân Việt giúp, sai các tướng Dư Tĩnh và Tôn Miện đi đánh Nùng Trí Cao, nhưng đánh mãi mà không thắng được. Năm 1053 danh tướng Địch Thanh xin đi đánh.

Tháng 10 năm 1053, lấy danh nghĩa là ứng cứu nhà Tống, Quân Đại Việt tiến vào đát Tống để tiếp ứng cho Nùng Trí Cao. Nhưng tới nơi thì Nùng Trí Cao đã thua, nên đành rút quân về.

Sau sự việc này quan hệ hai nước Tống – Việt căng thẳng. Năm 1054 vua Lý Thánh Tông lên ngôi đổi tên nước thành Đại Việt. Vua Tống muốn đánh Đại Việt, vua Lý Thánh Tông chọn cách ngoại giao mềm dẻo, mang cả thú lạ dâng cống cho Tống để thăm dò thái độ. Vua Tống không nhận lễ vật và cho tướng Tiêu Chú mang quân quấy phá biên giới Đại Việt.

Trước sự tình này vua Lý Thánh Tông đã cho quân chống trả rồi vượt biên giới đánh sang đất Tống. Sự kiện này Đại Việt Sử ký Toàn thư có ghi lại rằng: “Đánh Khâm Châu nước Tống, khoe binh uy rồi về, vì ghét nhà Tống phản phúc”.

Học giả Hoàng Xuân Hãn tìm các sách sử của Trung Quốc có ghi chép lại rằng: Vua Lý đã chiếm các động Cổ Vạn, Tư Lẩm và Chiêm Lăng, giết quan nhà Tống là Lý Duy Tân, bắt nhiều quân Tống nhưng vẫn không lui binh. Vua Tống và các quan lộ Quảng Tây phải ra dụ cấm Tiêu Chú gây sự với Đại Việt, rồi vua Lý mới rút quân về.

Thế nhưng khi quân Việt rút về, xung đột biên giới lại nổ ra. Một số dân Việt bị bắt mang về Tống trốn thoát ở châu Tây Bình của nhà Tống, nhưng viên quan ở đây không trả người mà tìm cách dấu đi số dân này.

Vua Lý Thánh Tông sai phò mã Châu mục Lạng Châu là Thân Thiệu Thái đem quân từ động Giáp sang đòi người. Quân Tống do Tống Sĩ Nghiêu không chịu trả người mà đánh lại. Thân Thiệu Thái đưa quân rút về động Giáp, Tống Sĩ Nghiêu đuổi theo qua biên giới đánh thẳng vào động Giáp nhưng bị quân Đại Việt đánh bại.

Năm 1060 vua Lý Thánh Tông sai Thân Thiệu Thái đánh sang Tống để lấy lại người. Quân Đại Việt lần này chủ động dàn quân tiến sang và đánh bại quân Tống. Tướng chỉ huy quân Tống là Tống Sĩ Nghiêu cùng 4 tướng thuộc hạ bị tử trận. Quân Tống ở Tây Bình không chống nổi.

Chiếm được Tây Bình, quân Đại Việt thừa thắng tiến tới Ung Châu và tấn công trại Vĩnh Bình, quân Tống đại bại, chỉ huy sứ Dương Bảo Tài cùng nhiều quân bị bắt.

Vua Tống sai Thị lang Bộ Lại là Dư Tĩnh tung quân lộ Quảng Nam Tây phản công nhưng lại thất bại.

Sau một loạt các thất bại ở biên giới, vua Tống sa thải các tướng chuyên quấy rối biên giới Đại Việt như Tiêu Cố, Tiêu Chú, rồi sai Dư Tĩnh sang Đại Việt để nghị hòa, mong quân Việt rút về nước và hứa sẽ không xâm phạm biên giới nữa.

Đại Việt đồng ý nghị hòa và rút quân về nước, nhưng không đồng ý trao trả tướng Dương Bảo Tài cùng nhiều quân Tống đã bị bắt, điều này nhằm răn đe các tướng Tống khác đang giữ quân ở biên giới.

Năm 1072 vua Lý Thánh Tông qua đời, vua Lý Nhân Tông lên ngôi mới 7 tuổi, nhà Tống nhân cơ hội này muốn thôn tính Đại Việt.

Năm 1073 nhà Tống chuẩn bị quân sang xâm chiếm Đại Việt, lập căn cứ luyện tập binh mã, chuẩn bị quân lương ở Ung Châu, quân số ở đây là 10 vạn. Nhà Tống chuẩn bị huy động thêm 45.000 cấm binh thiện chiến từ phương Bắc xuống làm quân chủ lực.

Quân Đại Việt biết được tình hình chuẩn bị của Tống, Thái hậu Ỷ Lan quyết định phải đưa quân tiến sang đất Tống đánh trước. Thái hậu bàn với Thái úy Lý Thường Kiệt và giao cho ông chỉ huy việc đưa quân đánh Ung Châu nhằm tiêu diệt bớt quân lương và nhuệ khí của Tống. 10 vạn quân binh bao gồm quân triều đình và quân của thủ lĩnh các dân tục thiểu số miền biên giới được huy động để chuẩn bị tiến đánh.

Năm 1072 vua Lý Thánh Tông qua đời, vua Lý Nhân Tông lên ngôi mới 7 tuổi, nhà Tống nhân cơ hội này muốn thôn tính Đại Việt.

Năm 1073 nhà Tống chuẩn bị quân sang xâm chiếm Đại Việt, lập căn cứ luyện tập binh mã, chuẩn bị quân lương ở Ung Châu, quân số ở đây là 10 vạn. Nhà Tống chuẩn bị huy động thêm 45.000 cấm binh thiện chiến từ phương Bắc xuống làm quân chủ lực.

Quân Đại Việt biết được tình hình chuẩn bị của Tống, Thái hậu Ỷ Lan quyết định phải đưa quân tiến sang đất Tống đánh trước. Thái hậu bàn với Thái úy Lý Thường Kiệt và giao cho ông chỉ huy việc đưa quân đánh Ung Châu nhằm tiêu diệt bớt quân lương và nhuệ khí của Tống. 10 vạn quân binh bao gồm quân triều đình và quân của thủ lĩnh các dân tục thiểu số miền biên giới được huy động để chuẩn bị tiến đánh.

Quân Đại Việt chia làm 2 cánh: Phía Đông do Lý Thường Kiệt chỉ huy quân triều đình từ Móng Cái theo hai đường thủy bộ tiến đánh Khâm Châu của Tống (tỉnh Quảng Tây ngày nay). Phía Tây quân của thủ lĩnh dân tộc thiểu số do Nùng Tông Đản chỉ huy chia làm 4 mũi tiến đánh đến Ung Châu. Quân hướng Tây có nhiệm vụ nghi binh thu hút quân Tống.

Tháng 10/1075 quân phía Tây của các thủ lĩnh dân tộc thiểu số tiến đánh trước lần lượt chiếm các trại Cổ Vạn, Vĩnh Bình, Thái Bình, Hoành Sơn, cùng các châu Lộc, Tây Bình.

Khi quân Tống bị hút sang phía Tây, thì quân triều đình do Lý Thường Kiệt chỉ huy bất ngờ đánh thẳng vào Khâm Châu. Quân Tống hoàn toàn bị bất ngờ không chống đỡ nổi. Các tướng giữ thành của Tống đều bị bắt hoặc bị tiêu diệt.

Thừa thắng quân Đại Việt đánh tiếp vào Liêm Châu, quân Tống đại bại. Sau đó cánh quân Việt chiếm được Khâm Châu tiến đánh Ung Châu, cánh quân chiếm được Liêm Châu tiến đánh Bạch Châu.

Hai cánh quân Đông Tây của Bách Việt hợp sức đi sâu vào đất Tống đánh thẳng vào Ung Châu, trên đường tiến quân Lý Thường Kiệt viết “Phạt Tống lộ bố văn” để dán và phát cho dân Tống nêu rõ mục đính tiến binh là chính nghĩa nhằm tiêu diệt quân lương của Tống chuẩn bị đánh Đại Việt, xong sẽ lui binh.

Học giả Hoàng Xuân Hãn tìm hiểu từ sách sử Trung Quốc có ghi rằng: Dân Tống hiểu rõ mục đích tiến quân cũng vui mừng đồng tình, còn mang cả rượu thịt ra thết đãi quân Việt. Dân Tống thấy cờ hiệu quân nhà Lý đến thì cùng nhau bày án bái phục trên đường, từ đó uy danh quân Việt lan rất nhanh.

Tin dữ lan truyền đến kinh thành khiến vua Tống lo lắng, lệnh cố gắng di chuyển tiền, vải vóc, lương thực để tránh khỏi bị rơi vào tay quân Đại Việt, đồng thời đưa binh đến ứng cứu.

Tháng 1/1076 Lý Thường Kiệt cho quân bao vây kín thành Ung Châu, tướng giữ thành là Tô Giam cố thủ chờ viện bình. Lý Thường Kiệt cho quân công thành, nhiều tướng tâu với vua Tống rằng thành Ung Châu rất kiên cố với thành cao, hào sâu có thể trụ được. Quan giữ thành là Tô Giam cùng quân binh liều chết giữ thành.

Ban đầu quân Việt dùng máy bắn đá bắn vào thành khiến quân Tống thiệt hại nhiều, sau đó dùng thang vân thê (thang lắp trên xe đẩy) trèo lên tường thành. Quân Tống trên thành dùng đuốc và hỏa tiễn đốt thang khiến quân Việt không leo lên thành được.

Bạn đang đọc Hùng Ca Đại Việt sáng tác bởi phamtrongnghia
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi phamtrongnghia
Thời gian
Lượt đọc 158

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.