Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Địa mạch - Nhân mạch

Tiểu thuyết gốc · 2343 chữ

Địa mach,

"Địa mạch còn gọi là Long mạch, nó bao gồm Sơn mạch ( dãy núi), Thủy mạch ( dòng sông), Khoáng mạch ( mỏ kim loại), lâm mạch ( các cánh rừng), hỏa mạch (các dòng dung nham). Tượng trưng cho năm nguyên tố kim, mộc, hỏa, thủy, thổ. Các long mạch này có ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến sự phát triển của vạn vật.

Chủ nhân, ngài nhìn trên bản đồ này mà xem. Về Sơn mạch, đất nước ta hiện tại có hai sơn mạch chính, một là sơn mạch nhánh của dãy núi Côn Lôn từ Tây Tạng chạy xuống mà huyệt vị là núi Tản Viên.

Sơn mạch thứ hai là dãy trường sơn chạy theo hướng Bắc Nam, đầu rồng chạy qua vùng Thanh Hóa. Tuy nhiên, đầu rồng ở đây bị vỡ ra thành nhiều nhánh nhỏ như một thân rồng mọc ra nhiều đầu. Đây là đất Đế Vương, chắc chắn sẽ sinh ra nhiều hổ báo tức các thủ lĩnh, vua chúa.

Tốt chính là thế nhưng xấu cũng là ở đây. Vì thế của sơn mạch nên các vua chúa không thể sống lâu dài, sự nghiệp sớm nở chóng tàn. Việc tranh quyền đoạt lợi, đấu đá, cướp ngôi nhiều như cơm bữa. Thành Tràng An tuy nằm giữa hai sơn mạch Hà Nội và Thanh Hóa nhưng gần với Thanh Hóa hơn. Cách Thanh Hóa 45 km nhưng cách Hà Nội tới gần 100 km.

Cho nên số mệnh và khí vận của ngài sẽ chịu ảnh hưởng của sơn mạch Thanh Hóa nhiều hơn. Cho nên đặt kinh đô ở đây là không ổn, dễ bị kẻ khác nhòm ngó, đế triều không vững. Tốt nhất trong vòng 10, 20 năm ngài nên về thành Đại La mới là kế lâu dài”.

Đinh Liễn nghe đến đây thì giật mình. Thì ra kiếp trước Lý Công Uẩn lập chiếu dời đô năm 1009 tức 30 năm sau là có lý do. Hai triều Đinh và Tiền Lê mệnh số ngắn ngủi, loạn lạc, chính biến tùm lum. Đến khi Lý Thái Tổ về Đại La lập kinh đô Thăng Long mới an ổn lâu dài. Các triều Lý, Trần, Lê đều kéo dài số mệnh tới mấy trăm năm. Đây chính là lý do chăng?

“Tiếp theo là Thủy mạch, nước ta được cái có hệ thống thủy mạch vô cùng phong phú. Biển, sông, ngòi, kênh, rạch, ao, hồ dày đặc. Thủy là vạn vật chi nguyên ( nới bắt đầu của vạn vật), nơi nào có nhiều nước, nơi đó có hệ sinh thái phát triển. Tất cả các nền văn minh đều được xây dựng xung quanh lưu vực các con sông và ven biển.

Có thể kể đến lưu vực sông Hoàng Hà và Dương Tử có nền văn minh Bách Việt, kế tiếp là văn minh Trung Hoa. Lưu vực sông Niles có nền văn minh Ai cập. Lưu vực sông Hằng và sông Ấn có nền văn minh Ấn Độ, lưu vực sông Tiger và Ephedrine có nền văn minh Lưỡng Hà...

Nước ta có một hệ thống Thủy mạch lớn là lưu vực sông Hồng bắt nguồn từ vùng Tân Cương, Tây Tạng. Ngoài ra còn có các hệ thống sông Mã chảy qua Thanh Hóa, lưu vực sông Cả chảy qua Nghệ An - Hà Tĩnh , sông lục đầu qua Thái Bình và Thái Nguyên và một số hệ thống thủy mạch khác.

Ngoài ra còn có bờ biển dài, lối đi giao thương quốc tế. Đây chính là nguồn tài phú vô cùng quan trọng để xây dựng đất nước, tăng cường quốc lực. Chủ nhân cần chú ý.

Kim mạch chính là các mạch khoáng nói chung, không cứ là kim loại mà chỉ tất cả các sản phẩm tinh hoa của đất, đá. Nước ta có rất nhiều khoáng sản như than ở Quảng Ninh, Sắt ở Thái Nguyên, Khí ở Thái Bình. Ngoài ra còn có các mỏ vàng, đá quý, bô xít, đồng, thủy ngân...

Để phát triển kinh tế và tăng cường quốc lực thì không thể không phụ thuộc vào nguồn khoáng sản này. Mỗi lần thay đổi vật liệu, công cụ lao động là một lần văn minh chuyển mình phát triển.

Từ thời đồ gỗ - đá đến thời đồ đồng, từ đồ đồng lên đồ sắt, từ thời vũ khí lạnh đến thời vũ khí nóng, từ thời vũ khí nóng đến vũ khí thời tiết. Tất cả đều không thoát khỏi sự ảnh hưởng của các loại khoáng sản.

Mộc mạch chính là các cánh rừng. Rừng có thể giữ đất. Rừng có thể điều hòa khí hậu thời tiết. Rừng có thể cung cấp thức ăn là các loài động, thực vật phong phú, rừng cung cấp dưỡng khí cho vạn vật... Mà đất nước ta rừng có rất nhiều. Từ vùng núi cho đến đồng bằng, đâu đâu cũng thấy rừng. Cư dân ở đây vẫn khai thác một cách sơ khai, chưa có hệ thống. Ngài nhớ chú ý việc này để tận dụng tối đa lợi thế.

Hỏa mạch tức là các dòng dung nham, các suối nước nóng, các miệng núi lửa. Tuy rằng khi địa long chuyển mình, hỏa long tức giận sẽ gây ra thiệt hại rất lớn khi ở gần nhưng không thể phủ nhận nếu không có các hỏa mạch thì vùng đất ấy sẽ chỉ là đất chết lạnh lẽo.

Ngoài ra, núi lửa phun sẽ mang theo nhiều khoáng sản như đất bazan, lưu huỳnh, bụi hữu cơ, đá hữu cơ... Đất nước ta xưa kia vốn là vùng đất núi lửa hoạt động. Sau nhiều lần biến động các hỏa mạch đã ngủ say an bình, để lại cho vạn vật một môi trường phát triển tốt nhất.

Nói chung, long mạch, địa mạch ở nước ta tuy không phải khổng lồ nhưng được cái là cân đối, hài hòa. Địa hình loại nào cũng có, khoáng sản loại nào cũng xuất hiện. Chim sẻ tuy nhỏ nhưng ngũ tạng đầy đủ.

Có câu Đất sinh người, vì thế triết lý âm dương, ngũ hành của người Việt cũng chịu ảnh hưởng bởi hệ thống địa mạch. Từ ăn, uống, ngủ, nghỉ, làm việc đều phải cân bằng. Điều này khác biệt hẳn với lối sống thiên lệch của người phương Bắc và người phương Tây. Khi ăn người Việt cân bằng giữa thực vật và động vật. Bữa cơm truyền thống là phải có đủ rau, canh, cá, thịt. Khi du hành cũng ý thức đi có đôi, có cặp.

Bánh chưng ngày tết phải có đủ ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ ( màu xanh mộc của vỏ bánh, thịt bánh màu trắng kim, màu đỏ hỏa của thịt chả, màu đen thủy của hạt tiêu, màu vàng thổ của đậu xanh). Khi ngủ thì phải nằm giường đôi. Buổi trưa phải chợp mắt một tí. Công cụ để ăn cũng là đôi đũa...

Đinh Liễn gật đầu. Văn hóa của người Việt chính là như vậy, tất cả đều hướng tới sự cân bằng. Tất cả đều hướng tới âm dương hòa hợp.

Thế còn Long mạch kiểu Nhân mạch là sao?

Vâng, thưa chủ nhân. Nhân mạch hay quan hệ nhân mạch là thường chỉ về mạng lưới quan hệ của mỗi người. Nó vô cùng quan trọng trong sinh hoạt hàng ngày đến nỗi dân gian có một câu vè thế này: thứ nhất quan hệ, thứ nhì tiền tệ, thứ ba hậu duệ, thứ tư trí tuệ.

Thật ra, câu vè này còn có tới mấy dị bản. Thí dụ: Dị bản 1, “Thứ nhất tiền tệ/ Thứ nhì hậu duệ/ Thứ ba đồ đệ/ Thứ tư trí tuệ”. Dị bản 2, “Thứ nhất hậu duệ/ Thứ nhì quan hệ/ Thứ ba tiền tệ/ Thứ tư trí tuệ”. Điều đáng chú ý là ở tất cả các dị bản đó, trí tuệ đều bị xếp ở cuối bảng tổng sắp.

Với các dị bản nêu trên, dị bản 2 xem ra là phù hợp nhất với những hiện tượng có trong thực tế của nước ta hiện nay. Bởi vì, dù có quan hệ rộng rãi hay có nhiều tiền bạc đến mấy thì " con vua thì vẫn làm vua, con sãi ở chùa vẫn quét lá đa".

Từ Hoàng Gia cho đến các gia tộc, dòng họ, ưu tiên nâng đỡ số một vẫn là con mình, cháu mình, dòng họ mình. Vì thế, người ta đưa hậu duệ lên đầu bảng tổng sắp là rất có lý. Hậu duệ ở đây, dân gian thường gọi là lớp người thuộc “4c”: “con, cháu các cụ”.

Kiếp trước, người Nhật có câu: “Quan hệ tốt coi như đã hoàn thành tới 70% công việc”. Vì thế, quan hệ được xếp ở vị trí thứ hai. Khái niệm quan hệ mà người Nhật nói chủ yếu là quan hệ giao tiếp, ứng xử; nhưng ở nước ta chủ yếu lại là quan hệ bà con, họ hàng hay bạn bè thân thiết, thậm chí là quan hệ theo nhóm lợi ích.

Dù giao tiếp, ứng xử giỏi đến mấy; dù có là quan hệ bà con, họ hàng hay bạn bè thân thiết nhưng túi không có tiền bôi trơn thì nhiều khi cũng không được việc. Vì thế, trong bảng tổng sắp, tiền tệ được xếp ở vị trí thứ ba.

Còn trí tuệ? Xin mời xuống cuối bảng. Ngươi có tài học đó nhưng ngươi là con cháu hàn môn, không phải là “con, cháu các cụ”; tiền không nhiều; quan hệ lại không rộng rãi, không khôn khéo, hoặc không được những người thân, quen có địa vị cao trong xã hội giới thiệu thì vẫn cứ lang thang, thất nghiệp. Tài năng và trí tuệ của các ngươi chẳng có nghĩa lý gì.

Đương nhiên, nếu “hậu duệ” thật sự có năng lực và phẩm chất tốt thì cho dù họ còn rất trẻ cũng xứng đáng được giao những chức vụ quan trọng, và phải mừng vì đó cũng là hiện tượng “hổ phụ sinh hổ tử”.

Nhân mạch như trên là nhân mạch cá nhân, khí vận cá nhân. Còn ở tầm Quốc vận tức Khí Vận Quốc Gia thì lại khác. Chủ nhân, Hệ thống khí vận quốc gia chính là các thành phố, các con đường, các dòng tiền, các hệ tư tưởng”.

“Yêu tinh hệ thống, ngươi nói rõ ta nghe”.

“ Quan hệ giữa người với người ở tầm quốc gia chính là nơi tập trung dân cư như các thành phố, thị trấn, chợ búa...cái này cũng gọi là nhân khí. Thường mỗi quốc gia nơi phồn vinh nhất, đông đúc nhất chính là kinh đô. Thế nên, việc xây dựng kinh đô thành nơi trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa...chính là đang tụ tập khí vận quốc gia.

Các con đường, các dòng sông chính là các dòng khí vận nhân tạo. Đường càng nhiều người đi thì khí vận càng mạnh, làm ăn càng phát đạt. Vì thế dọc các con sông hay dọc các con đường nhà cửa san sát, giá cả bao giờ cũng cao hơn những chỗ khác.

Có câu: nhất cận thị, nhị cận giang ( thứ nhất gần chợ, thứ nhì gần sông) chính là ý đó. Do đó, muốn phát triển quốc gia thì việc xây dựng đường xá, cầu cống, chợ búa, bến cảng phải được ưu tiên hàng đầu. Kinh đô chính là nơi bắt đầu và hội tụ của các con đường. Kinh đô chính là nơi hội tụ khí vận quốc gia.

Thứ ba là con đường tài chính hay còn gọi là tiền tệ. Từ xưa đến nay Tiền tệ có thể thông cổ kim, tiền tệ có thể thông thần. Không có tiền tệ loài người vẫn mãi dừng chân ở chế độ nguyên thủy. Tiền có thể không mua được thứ gì đó nhưng hầu như tất cả đều phải mua bằng tiền.

Người nào nắm được dòng tiền thì nắm được sức mạnh của tiền, nắm được sức mạnh của tiền sẽ nắm được sức mạnh vô địch thiên hạ. Tiền chính là thứ duy nhất cướp lấy khí vận của ngoại quốc mà không cần phải chiến tranh đổ máu. Chủ nhân, ngài nhất định phải nắm chắc được điều này”.

Đinh Liễn hiểu chứ. Ở kiếp trước khi xã hội phát triển tốc độ cao, giá trị của vật chất, giá trị của đồng tiền được coi là một trong những tiêu chí thành công. Có tiền bạn gần như có được tất cả. Không tiền, bạn gần như chẳng có gì. Con người khi còn trẻ bán sức khỏe để lấy tiền, khi về già thì lấy tiền đi mua sức khỏe.

“Thứ 4 là trí tuệ. Trí tuệ còn gọi là tư tưởng, là văn hóa, văn minh. Sở hữu nền triết học, tư tưởng, văn hóa tiên tiến, dân tộc đó, quốc gia đó sẽ có một sức sống vô cùng lâu dài. Dù cho thay đổi triều đại hay thể chế chính trị thì khi còn nền văn hóa là còn dân tộc. Thử hỏi, nếu dân tộc Hán không có nền văn minh tiên tiến hơn thì đã bị Mông Cổ, Mãn Thanh đồng hóa từ lâu. Lúc đó chỉ còn Mông Cổ tộc, Mãn Thanh tộc chứ lấy đâu ra còn Hán tộc?

Tóm lại, muốn gia tăng khí vận quốc gia thì ngoài việc khai thác Địa mạch tự nhiên thì phải phát triển nhân mạch. Đó là phát triển đô thị, giao thông, tiền tệ và văn hóa”.

-----

P/s: Chương này tác đã dùng con mắt khí vận để giải thích về một số sự vật, sự việc hàng ngày như đặt tên đường, nhân khí, tiền bạc, giao thương...các độc giả có thể tham khảo thêm.

Bạn đang đọc Khí Vận Quốc Gia sáng tác bởi kimbang
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi kimbang
Thời gian
Lượt thích 3
Lượt đọc 101

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.