Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Chiêu Cáo Thiên Hạ

Tiểu thuyết gốc · 2490 chữ

Kinh đô Tràng An,

Sáng ngày 17/10, tức là ngày thứ 3 sau khi Đinh Tiên Hoàng bị ám sát và ngày thứ 2 Đinh Liễn thanh tẩy nhóm đảo chính. Hôm nay, gió mùa đông-bắc đã ngừng thổi, mưa phùn đã ngừng rơi, mây đen đã tan mất, mặt trời đã bắt đầu chiếu sáng khắp mặt nơi.

Kinh thành Tràng An đã ngừng phong tỏa sau hai ngày Thiết quân luật, mọi người đều hiểu là Hoàng Cung có biến, và có thể liên quan đến dị tượng chiều hôm kia. Thế nên, sáng nay sau khi phong tỏa đã dỡ bỏ, mọi người đều hướng về phía Hoàng Cung để xem thông báo.

Chính giữa quảng trường trước cửa Hoàng Cung Hoa Lư lúc này vẫn còn giới nghiêm, mấy hàng ngự lâm quân đang nghiêm chỉnh canh gác. Đầu họ đều đeo khăn tang trắng. Dân chúng phía ngoài nhìn xuyên qua thì đã thấy một linh đường to lớn được dựng trước cổng Hoàng Cung. Tới đây, thì mọi người cũng biết trong cung có nhân vật quan trọng ra đi. Nhìn sang phía ngoài quảng trường có đặt một bảng chiêu cáo thiên hạ thật to, mọi người liền chạy qua xem xét.

Người Việt vốn có thói quen nhiều chuyện nên gặp bất cứ chuyện gì cũng tụ tập lại xem xét. Thói hiếu kỳ này di truyền về tới hơn 1000 năm sau vẫn còn nguyên vẹn. Trên bảng thông báo đã dán hai bức chiêu cáo thiên hạ mà Đinh Liễn cho phép công khai.

Bức thứ nhất đại ý là Hoàng đế Đinh Bộ Lĩnh tức Đại Thắng Minh Hoàng Đế đã bị bệnh băng hà, được bách quan tôn xưng là Đinh Tiên Hoàng Đế. Hậu cung chi chủ Dương Vân Nga đã tình nguyện tuẫn táng đi theo hầu hạ. Thập đạo Tướng Quân Lê Hoàn và bộ hạ cũng tuẫn tiết đi theo chinh chiến cùng Tiên Đế dưới Suối Vàng. Chương trình quốc tang trong 9 ngày từ ngày 15/10 đến 24/10. Toàn dân có thể đến viếng. Các làng, xã đến Hoàng Cung nhận sắc phong rước bài vị tượng Tiên Đế về Đình, Đền, Miếu, Chùa cúng lễ.

Bức thứ hai ngắn gọn hơn là thông báo Tân Đế là Nam Việt Vương Đinh Liễn đăng cơ lấy hiệu là Đại Việt Minh Hoàng Đế, gia phong ngũ vị Thái Hậu, một vị Hoàng Hậu. Ngày 01/11 hội triều bách quan cả nước.

Mọi người bàn tán xôn xao. Đã có nhiều tiếng khóc nức nở vang lên. Đó là những tiếng khóc thương của dân chúng đối với Đinh Tiên Hoàng Đế. Điều này cũng rất dễ hiểu. Đinh Tiên Hoàng là vị Hoàng Đế đầu tiên sau hơn 1117 năm Bắc thuộc.

Chính ngài đã đứng lên dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, đem lại một không khí hòa bình cho cả quốc gia. Mấy chục năm chinh chiến, quân đội của Đinh Bộ Lĩnh đã đi khắp nơi mộ lính, chiêu lương, giúp đỡ dân chúng. Uy thế của ngài vang danh toàn cõi, đã xâm nhập tới tận nhân tâm mỗi người dân đất Việt.

Chính Đinh Bộ Lĩnh cũng là người khai quốc Đại Cồ Việt, đặt niên hiệu Thái Bình, lập triều đình, phong bách quan cai trị dân chúng. Tràng An, Ninh Bình lại là quê hương của Đinh Bộ Lĩnh, nơi căn cơ của Hoàng Gia tức Đinh tộc. Hầu hết dân chúng kinh thành đều có mối quan hệ với Hoàng gia.

Chính vì thế khi biết tin Đinh Bộ Lĩnh băng hà, mọi người đều bàng hoàng đau khổ khóc than. Dân chúng tự phát đến trước quảng trường quỳ xuống hướng lễ đường vái lạy. Ta có thể hiểu khi bác Hồ thời hiện đại mất đi, toàn dân tộc Việt Nam đã đau đớn như thế nào thì giờ phút này nhân dân Đại Cồ Việt cũng đau đớn như thế.

Hơn 1000 năm bắc thuộc là hơn 1000 năm dân tộc biến thành nô lệ. Hơn 1000 mất đi nhà nước, mất đi triều đình, mất đi sự chính thống. Nay người lãnh tụ ấy đã băng hà, trái tim mọi người dân không nghẹn ngào nức nở ư?

Chỉ qua nửa canh giờ, tin tức Hoàng Đế băng hà như nước lũ lan tỏa khắp mọi ngõ ngách của kinh Đô sau đó như cơn gió tan tỏa sang các khu vực lân cận. Mọi người dân tự phát kiếm khăn tang buộc lên đầu. Có nhà còn mặc cả bộ áo tang. Sau đó, từng người dân xếp thành hàng tiến tới hoàng cung quỳ lạy khóc than.

Cánh cửa cung cấm được từ từ mở ra. Hai hàng ngự lâm quân mặc áo tang dẫn đường. Tiếp theo là hai hàng hòa thượng và đạo sĩ dẫn đầu là đại sư Khuông Việt và tăng lục Trương Ma Ni. Sau đó là Tân Đế Đinh Liễn đang bê một bài vị cùng hoàng gia và bách quan đi tới. Lúc này, trước quảng trường dân chúng đã hội tụ lại đông nghìn nghịt. Bỗng một tiếng hô lớn:

“Bệ hạ vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế”

Toàn thể dân chúng bừng tỉnh hô vang theo. Đinh Liễn đợi tiếng hô kết thúc thì lên tiếng:

“Chư vị dân chúng bình thân an vị”.

“Tiên Đế không may băng hà về với chư vị tổ tiên Bách Việt. Ngài để lại cho chúng ta không những là chiến công hiển hách mà còn là nỗi tiếc thương vô hạn. Đinh Liễn tôi may mắn được Tiên Đế chỉ định nối ngôi nay xin ra mắt bách quan và trăm họ.

Quốc tang của Tiên Đế sẽ được cử hành trang trọng trong 9 ngày. Chư vị có lòng đưa tiễn thì đến lễ đường dâng nén hương thơm tỏ lòng kính ý. Nhân dân ở xa có thể cử người đến Hoàng cung xin lệnh rước bài vị và tượng thờ. Tiên Đế trên trời có linh thiêng thì sẽ phù hộ cho làng ấy, xã ấy và toàn đất nước được an cư lạc nghiệp, dân chúng âm no.

Đinh Liễn nguyện tuân theo di chiếu của Tiên Đế hết lòng vì nhân dân, vì bách tính mà lo toan, phụng sự. Kính mong nhân dân cả nước ủng hộ. Thay mặt Hoàng gia, bách quan, trẫm xin dâng kính bài vị tại lễ đường để thuận lợi hơn cho trăm họ dâng hương”.

Đinh Liễn nói xong liền đi theo đoàn tới trước linh đường làm lễ và an vị bài vị của Tiên Đế. Kết thúc xong phần lễ, Đinh Liễn cùng bách quan và hoàng gia tiến về cung cấm. Một số quan lại và con cháu hoàng gia được giao ở lại trông coi và hướng dẫn nhân dân xếp hàng vào dâng hương.

....

Công việc tiếp theo của Đinh Liễn là tới thành ngoại, đến sát núi đá rồi hóa phép tức thực hiện siêu năng lực khống chế để tạo thành các bức tượng Đinh Tiên Hoàng. Các bức tượng to bằng cơ thể người thật trong tư thế ngồi trên ngai vàng, thần thái trang nghiêm túc mục.

Người bên ngoài nhìn vào đôi mắt dù ở góc nào cũng đều cảm thấy như Đinh Tiên Hoàng đang nhìn mình chăm chú. Cả người và ghế đều cấu tạo bằng đá nguyên khối. Sau đó, được ngự lâm quân khênh ra một khu vực. Nơi này có các nghệ nhân mang sơn đến tô tượng. Sơn khô, các bức tượng lại được khênh ra khu vực gần cửa Hoàng Cung.

Những bức tượng này là để cho dân chúng các làng đến xin rước về thờ cúng. Kiếp trước, theo thống kê thì cả nước có tới mấy trăm đền thờ Đinh Bộ Lĩnh và các anh hùng thời Đinh. Do đó, Đinh Liễn cũng mất mấy ngày để tạo ra hàng trăm bức tượng.

Đinh Liễn cũng không ngờ công việc tạc tượng nặng nhọc của các thợ thủ công lại do chính hắn thực hiện. Hắn cũng không dám oán giận vì dù sao hắn cũng đang đúc tượng của cha hắn. Dù hắn có làm vua thì hắn vẫn là con trai Đinh Bộ Lĩnh. Hơn nữa, tài sản mà Đinh Bộ Lĩnh để lại cho hắn là cả một quốc gia, có chút khổ cực cũng xứng đáng.

---

Đối với những người dân bình thường, họ không quan tâm nhiều đến những thâm cung bí sử hay những cong cong quéo quéo của chính trị, hoàng gia. Cái họ quan tâm là làm sao ngày kiếm được ba bữa cơm là tốt lắm rồi. Nhưng những thành phần tri thức, nho học, quan lại thì dường như đã phát hiện ra những sự bất ngờ.

Đinh Tiên Hoàng đang khỏe mạnh tại sao lại bất ngờ băng hà ngay khi Đinh Liễn hồi cung? Băng hà ngày 15 tại sao hôm nay ngày 17 mới chiêu cáo thiên hạ và dựng linh đường? Hoàng hậu Dương Vân Nga tuẫn táng theo vua có thể lý giải nhưng tại sai tứ vị hoàng hậu khác thì không? Trong khi hoàng hậu Dương Vân Nga là người duy nhất có con trai tức cốt nhục của Tiên Đế?

Tại sao Thập đạo Tướng Quân Lê Hoàn và bộ hạ lại tuẫn tiễn còn người khác thì không? Những bộ hạ kia là những ai? Xưa nay thấy cảnh cung tần mỹ nữ tuẫn táng theo vua thì có chớ đâu thấy quan tướng tuẫn tiết theo vua? Những người khác thân thiết với vua Đinh Bộ Lĩnh như nhóm tứ trụ Định Quốc Công Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ, Trịnh Tú tại sao không tuẫn tiết mà lại là Lê Hoàn?...

Rất nhiều nghi vấn được đặt ra và nhiều giả thuyết cũng được suy đoán. Nào là Đinh Liễn thù oán Đinh Bộ Lĩnh không truyền ngôi nên đã làm đảo chính giết vua cha. Lê Hoàn và Dương Vân Nga đã ngăn cản nên bị giết hết. Nào là Dương Vân Nga và Lê Hoàn hợp tung giết chết hai cha con Đinh Liễn nhưng bị Đinh Liễn phát hiện phản sát, đáng tiếc Đinh Tiên Hoàng Đế không qua khỏi...vân vân.

Thám tử của các nước lân bang cũng nhanh chóng thu thập chứng cứ rồi cấp tốc báo về cho đất nước họ. Việc thay triều đổi vua là việc rất bình thường nhưng đi theo còn có cả tổng chỉ huy quân đội và bộ hạ thì không có nhiều.

Ai cũng rõ tài năng cầm quân đánh trận của Lê Hoàn vào dạng khủng khiếp. Mới 33 tuổi, đang ở giai đoạn đỉnh cao của sự nghiệp nay lại cùng bộ hạ chết một cách bất thường. Mất những người này, nước Đại Cồ Việt như mất đi xương sống. Đây có lẽ là cơ hội cho đất nước họ.

Đồng bằng sông Hồng màu mỡ luôn là miếng mồi ngon cho các quốc gia xung quanh thèm muốn.

Đinh Điền đứng ở cổng thành nhìn về phía xa, khuôn mặt tỏ rõ sự lo lắng :

“Phong ba có vẻ đang ấp ủ. Không biết bệ hạ sẽ có chính sách đối kháng như thế nào đây?”

Nguyễn Bặc đứng bên cạnh góp lời.

“Quốc công đang lo lắng các nước lân bang động binh với chúng ta? Ngài cứ an tâm. Bệ hạ là một thần nhân. Tôi tin các quốc gia khác cũng không dám xâm phạm. Mà nếu có cũng sẽ bị chúng ta đánh bại mà thôi. Lưng tôi vẫn còn thẳng, mông tôi còn cưỡi ngựa, cây sóc của tôi còn mang được. Bất cứ kẻ thù nào cũng sẽ bị khuất phục mà thôi”.

Lưu Cơ tiến tới nói theo.

“Cả tôi nữa chứ. Tứ trụ triều đình chúng ta còn đủ mà. Tuy Tiên Đế đi trước nhưng còn Tân Đế, một trong Giao Châu Thất hùng, à, giờ còn có Lục Hùng. Nhưng tôi tin chúng ta sẽ thắng lợi. Bất cứ kẻ thù là ai. Bất cứ. Ngài hiểu chứ”.

“Các ông xông pha sao có thể thiếu chúng tôi”.

Xa xa, Trịnh Tú và Phạm Hạp cùng tiến đến nói to.

“Ta chỉ lo như vậy thôi. Có lẽ không đến nỗi. Tân Đế chắc cũng có kế hoạch rồi. Chúng ta có thể gặp riêng bệ hạ để tham khảo đại sự”.

“Phải đó. Chúng ta đi cầu kiến bệ hạ đi. Giờ này chắc bệ hạ cũng vừa cơm nước xong xuôi”.

“Uh. Chúng ta đi thôi”.

“Nói đến bệ hạ, sáng sớm nay ngài làm cho chúng ta hết hồn, hết vía. Nói thật sự, đến bây giờ tôi vẫn còn chân đập tay run đây nè. Bệ hạ, thật là biết dày vò...”

“Ông cứ nói quá. Ông tim đập chân run là bởi ông đang vui mừng phải không? Nhận được bao nhiêu quà của bệ hạ lúc sáng sớm không phải tốt lắm sao?”

“Ông không phải cũng thế sao? Mà phải công nhận, bệ hạ làm tôi bất ngờ quá. Pháp thuật gì mà lợi hại. Cách không tạo vật, hóa đá thành tượng...và các loại đồ dùng. Sáng nay tôi xem kỹ, hoa văn điêu khắc vô cùng tinh xảo, đẹp đẽ. Đúng là báu vật mà”.

“Ông nói đúng. Thợ thủ công đào đá cũng khó chứ đừng nói đẽo đá, điêu khắc mà lại mượt mà tinh tế đến thế. Chỉ có pháp thuật mới có thể làm vậy chứ sức người sao làm nổi. Nhìn mấy cái bát gốm ở nhà, nói thật, tôi tự nhiên thấy chúng xấu xí vô cùng”.

“Ui trời. Khi ngự lâm quan mang cả xe đồ về. Bà nương nhà tôi nhìn thấy mà kích động ầm ĩ cả phủ. Phụ nữ là loài động vật ưa cái đẹp mà. Xuýt xuýt xoa xoa, nâng lên hạ xuống , hạnh phúc muốn ngất xỉu. Trưa nay tôi định mang ra để dùng cơm mà bả nhất định không cho, đòi giữ lại làm báu vật gia truyền. Tôi cũng sợ đem ra dùng nỡ chạm mạnh lại bị sứt mẻ, lúc ấy hối hận cũng không kịp”

“Nhà tôi, bà nương cũng vậy á. Từ sáng đến giờ bà ấy vui như tết. Nếu không phải đang đám tang Tiên Đế chắc bà ấy cũng đã mổ lợn ăn mừng.Tôi phải cố hãm cái miệng của bà ấy lại đó”.

“Nhà tôi, bà nương còn muốn đem đi khắp làng trên ngõ dưới khoe nữa cơ. Cũng may tôi cản lại. Nếu không thiên hạ người ta nhìn vào lại cười cho thối mũi”.

“Ha ha ha”

“Ha ha ha”.

Bạn đang đọc Khí Vận Quốc Gia sáng tác bởi kimbang
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi kimbang
Thời gian
Lượt thích 4
Lượt đọc 109

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.