Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Ý Tưởng Xây Dựng Bộ Quốc Phòng

Tiểu thuyết gốc · 2537 chữ

Đinh Liễn đang chợp mắt sau buổi ăn trưa tại Dưỡng Tâm Điện. Lúc này, Thái giám tiểu Kim tử bước vào báo rằng tứ trụ triều đình đến cầu kiến. Đinh Liễn mở mắt ngồi dậy:

“Ngươi đưa bốn vị ấy đến thư phòng chờ ta một chút”.

“Vâng ạ”.

Đinh Liễn lấy hai tay xoa xoa mặt rồi cầm khăn rửa mặt cho tỉnh táo. Sau đó ngậm mấy ngụm nước muối súc miệng. Thời đại này chưa có kem đánh răng nên hắn chỉ có cách sử dụng nước muối để vệ sinh răng miệng. Hắn thầm nghĩ, có lẽ mình nên đưa kem đánh răng vào chương trình nghiên cứu và sản xuất trong thời gian tới.

Khi Đinh Liễn bước vào thư phòng, bốn vị Điền, Bặc, Cơ, Tú đã có mặt. Thấy Đinh Liễn, bốn người vội đứng dậy quỳ xuống làm lễ.

“Các vị ái khanh bình thân. Các vị ngồi xuống rồi nói chuyện. Trong thư phòng không cần quá câu nệ”.

Bốn vị quan lúc này mới đứng lên rồi tìm ghế ngồi xuống.

“Không biết các vị ái khanh gặp ta là có chuyện gì? Việc quốc tang có khó khăn gì chăng?”

Nguyễn Bặc mở lời đầu tiên,

“Muôn tâu bệ hạ. Quốc tang không có vấn đề gì cả. Bệ hạ cũng quyết định cắt đi các lễ nghi của người Hán nên thật ra tiết kiệm được rất nhiều thứ rườm rà. Điều bọn thần muốn tâu trình là về sự kiện lần này. Tuy chính biến lần này đã qua nhưng hậu quả để lại cũng không ít. Lê Hoàn tuy mắc phải tội lớn tày đình nhưng không thể phủ nhận hắn là một người thống binh rất giỏi. Sau thế hệ của Tiên Đế thì thế hệ sau chỉ còn có bệ hạ mới áp chế được tài hoa của hắn”.

Đinh Liễn cười thầm, Nguyễn Bặc đúng là sợ hắn phật ý nên mới nói như thế. Tuy hắn xếp thứ hai trong giao châu thất hùng nhưng hắn thuộc về tuýp người tổng hợp. Nghĩa là tất cả các mặt đều giỏi. Nhưng nói đến thống binh xuất sắc thì còn kém xa Lê Hoàn. Đây là sự thực. Thế hệ trước có cha hắn là Đinh Tiên Hoàng. Thế hệ sau xuất sắc nhất là Lê Hoàn. Hắn chỉ có thể hạng hai mà thôi. Biết Nguyễn Bặc đang dát vàng lên mặt hắn nhưng Đinh Liễn cũng không có vạch trần. Dù sao thì người ta cũng đang khen hắn cơ mà.

“Nay Lê Hoàn đã đền tội nhưng vị trí này cũng trống mà bệ hạ thì bận trăm công ngàn việc. Không thể lúc nào cũng lên chiến trường giết địch. Nếu như người Champa hoặc Đại Tống đến xâm phạm thì chúng ta cử ai đi chống cự?”

Đinh Liễn cũng trầm ngâm. Theo chính sử kiếp trước thì sau khi cha con Đinh Tiên Hoàng bị độc chết, nhóm tứ trụ về quê tập hợp binh lực lật đổ Lê Hoàn và Dương Vân Nga. Lê Hoàn đã đánh tan và tru sát sạch nhóm đại thần thế hệ trước trung với nhà Đinh.

Ngô Nhật Khánh chạy qua Champa thuyết phục vua Champa đem quân sang đánh Đại Cồ Việt. Khi tới Thanh Hóa không may gặp cơn bão nên bị đánh tan, tàn quân cũng bị Lê Hoàn chém giết sạch. Sau đó, Đại Tống lấy cớ Lê Hoàn lên ngôi không chính thống đã sai Hầu Nhân Bảo mang theo 20 vạn quân sang đánh Đại Cồ Việt.

Nhân cớ này, Lê Hoàn và Dương Vân Nga bày ra hý kịch vì đại nghĩa khoác hoàng bào cho Lê Hoàn lên ngôi, hoàn thành chính biến triệt để. Không biết, kiếp này lịch sử đã thay đổi rồi thì các sự kiện kia có xảy ra như hiệu ứng hồ điệp hay không?

“Vậy theo, ý của các ái khanh thì như thế nào?”

Lưu Cơ lúc này mới trả lời:

“Bệ hạ, chúng thần tuy rằng đã già nhưng chí vẫn chưa già, gân cốt còn dẻo dai lắm. Nếu như quân Chiêm, quân Tống xâm phạm, chúng thần quyết đứng lên sát cánh cùng bệ hạ chống cự”.

Đinh Liễn thầm nghĩ. Tất nhiên là chống cự rồi. Chẳng lẽ ta đầu hàng à.

“Định Quốc Công, ngươi thấy sao?”

Đinh Điền trầm ngâm suy nghĩ chốc lát rồi mới mở miệng trả lời:

“Tâu bệ hạ. Hạ thần nghĩ đất nước ta võ tướng vô số. Khi giặc đến thì cưỡi ngựa chinh chiến. Khi hòa bình thì cầm bút an thiên hạ. Thế nên thần không lo thiếu tướng, thiếu soái. Cái thần lo lắng là đất nước chúng ta vẫn chưa an ổn. Theo tin thần mới nhận thì đã xuất hiện nhiều ổ trộm cướp ở Hòa Bình, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Nghệ An...”

“Dân chúng mới hòa bình mấy năm nay còn rất nghèo khổ. Quốc khố chúng ta cũng không có nhiều lương thảo. Giờ chiến tranh xảy ra e sức dân hao mòn, quốc khố cũng vì thế mà trống rỗng”.

Quốc trượng Trịnh Tú cũng lên tiếng.

“Bệ hạ. Hạ thần suy nghĩ như này. Một mặt chúng ta tăng cường phòng thủ và huấn luyện binh sĩ. Cho binh sĩ đi dẹp thổ phỉ để rèn luyện. Một mặt thì chuẩn bị thu gom lương thảo. Vụ mùa thu đông cũng sắp thu hoạch xong, chúng ta sẽ có một đợt thuế bổ sung quốc khố”.

Đinh Liễn ngồi lặng im, hai tay hắn gõ gõ lên bàn suy tư. Đây là thói quen kiếp trước mỗi lần hắn cần suy nghĩ. Một lát sau:

“Theo các khanh, quân Chiêm và quân Tống đánh nước ta là thế bắt buộc hay chỉ là nhân cơ hội trộm cướp? Phải làm rõ được điều này ta mới có biện pháp ứng phó cho phù hợp”.

Đến lượt bốn vị tứ trụ trầm ngâm suy nghĩ và cân nhắc.

“Bệ hạ. Theo hạ thần thì Champa hay xâm lược nước ta với nguyên nhân chủ yếu là cướp bóc. Champa sát biển nhưng lại quá nghèo. Vấn đề lương thực đối với họ còn khó khăn hơn chúng ta do dẻo đất hẹp, đồng bằng ít. Biên giới của họ kéo dài bên cạnh đế quốc Khơ me nên việc phòng thủ của họ quá vất vả. Họ không dám đánh lâu dài hay chiếm đóng nước ta vì họ sợ bị ba mặt giáp công”.

“Vì thế họ chỉ dám xâm nhập vào nước ta để cướp bóc khi thấy nội bộ chúng ta có vấn đề. Nếu nước ta nội bộ ổn định, họ sẽ không dễ dàng xuất quân. Hướng đánh của họ chủ yếu là thủy quân để dễ dàng cho việc cướp bóc và chạy trốn.

Người Khơ me tuy có đất đai rộng lớn nhưng bị dãy Trường Sơn ngăn lại nên cũng không dễ dàng bắc tiến. Họ cũng sợ chúng ta và champa liên thủ sẽ khiến cho họ lưỡng đầu thọ địch, thế nên người Khơ me cũng không phải địch nhân chủ yếu của đất nước ta.

Người Đại Lý bốn mặt đất liền, địa bàn nhiều đồi núi. Họ rất thiếu các sản phẩm như muối, thủy hải sản. Thế nên họ cũng muốn xâm lược chúng ta để thông ra biển. Tuy nhiên từ kinh đô của họ qua chúng ta phải vượt qua rất nhiều núi đồi, đèo. Họ cũng không có thủy quân trong khi hệ thống sông ngòi của chúng ta quá dày đặc. Đường đi lại rất khó đi nên khả năng họ đánh chúng ta cũng không cao.

Đại Tống thì khác hẳn. Đất nước ta vốn là thuộc địa của họ hơn 1000 năm qua. Nhân lúc họ đang nội chiến chia năm xẻ bảy chúng ta mới nổi lên để độc lập. Nhưng trong máu thịt người Hán, mảnh đất này vốn thuộc về họ. Giờ họ đã thống nhất. Như vậy, họ nhất định sẽ xuất quân để đặt lại chế độ thuộc địa ở nước ta.

Hơn nữa, quân Nam Hán vốn mới ra nhập Đại Tống, còn nhiều thành phần chưa chịu phục chính quyền Khai Phong. Họ rất cần một cái cớ để đẩy những kẻ chưa phục sang để tiêu hao. Dó đó thần e rằng, kế hoạch đánh chúng ta đã nằm trong bàn làm việc của Hoàng Đế Đại Tống.

Tổng kết lại: Nguy hiểm sống còn nhất là Đại Tống. Tiếp sau là Champa, Khơ Me và Đại lý”.

Đinh Điền nói một lèo ra những phân tích của mình. Tam trụ và Đinh Liễn cũng gật đầu.

“Đã biết về đối thủ chính và phụ thì cũng dễ làm rồi. Đầu tiên, trẫm thật sự không muốn chiến tranh. Đất nước chúng ta đã quá khổ vì loạn lạc rồi. Chúng ta cần hòa bình để phát triển. Thế nên bằng mọi giá phải giữ gìn được hòa bình. Các vị hiểu chứ?”

“Bệ hạ. Chúng thần hiểu ạ”.

“Chiến tranh chỉ là thủ đoạn cuối cùng. Thật bất đắc dĩ mới phải động binh. Nói thẳng ra là chúng ta cần thời gian. Vậy kéo thời gian sẽ là chiến thuật sắp tới của chúng ta. Dùng ngoại giao để kéo thời gian. Nhân sự kiện Tiên Đế băng hà, Tân Đế nối ngôi. Bệ hạ hãy thành lập 4 đoàn ngoại giao tức sứ đoàn. Để đi bốn nước xung quanh. Mục đích đầu tiên là thông báo sự kiện để chính danh cho bệ hạ. Thứ hai là thực hiến kế sách hợp tung liên hoành ạ”.

“Ồ. Biện pháp này hay đó. Nguyễn Bặc. Ngươi nói kế hợp tung liên hoành như thế nào?”

“Thưa bệ hạ. Với Champa chúng ta có thể gợi ý liên minh phòng thủ chung chống Khơ me. Với Khơ me chúng ta gợi ý đánh Champa để chia cắt quốc thổ. Với Đại lý chúng ta gợi ý liên minh phòng thủ chung chống Đại Tống. Với Đại Tống...chúng ta tiếp tục xin làm phiên dậu phía Nam cho họ an tâm đánh Tây Hạ và Khiết Đan. Nếu đạt được mục đích thì nước ta vô lo. Ít nhất có 10 năm hòa bình phát triển”.

“Hay. Nguyễn Bặc. Ông chính là túi khôn của triều ta. Chiêu này thế mà cũng nghĩ ra được”.

Nguyễn Bặc vội vàng khiêm tốn :

“Hưởng lộc vua ban thì phải lo nghĩ thay vua. Không những thần mà ba vị đây đều nghĩ ra cả. Chẳng qua thần nhanh miệng nói ra trước thô”i.

“Ha ha ha.”

“Ý tưởng này trẫm thấy có thể thực hiện nhưng nên điều chỉnh một chút.”

Trịnh Tú vội hỏi.

“Ngoài đi sứ hai việc trên thì với Champa, chúng ta hợp tác thông thương, chúng ta bán lương thực và các sản phẩm nông nghiệp cho họ. Bù lại họ bán cho chúng ta khoáng sản, đồ thủ công, muối, hải sản. Người Đại lý chúng ta yêu cầu thông thương, chúng ta sẽ bán cho họ muối, đồ biển cho họ, bù lại chúng ta nhập khoáng sản, lâm sản của họ. Với người Khơ me chúng ta cũng yêu cầu thông thương, còn thông thương cái gì thì tùy theo nhu cầu. Với Đại Tống cũng như vậy.

Chúng ta cũng xin đặt cứ điểm liên lạc của chúng ta ở nước họ. Gọi là Đại Sứ Quán đi. Chức năng là tiện liên lạc cho hai bên. Tránh đường xá xa xôi lại hiểu lầm lẫn nhau. Thúc đẩy việc giao thương hoặc liên minh. Chúng ta cũng lợi dụng cứ điểm này làm cơ sở tình báo. Có thông tin tình báo chúng ta sẽ nắm được sự chủ động trong tay. Các vị thấy sao”.

“Bệ hạ. Ý tưởng này rất hay. Thần tán thành ạ”.

“Chúng thần tán thành”.

Coi như thông qua. Các vị cũng chọn nhân sự đi. Đầu tháng 11 bắt đầu hội triều sẽ công bố.

“Vâng ạ”.

“Còn vấn đề chọn người thay thế vị trí Thập đạo Tướng Quân, bốn vị có ý kiến gì không?”

“Chúng thần cũng đang bối rối đây ạ. Tướng cầm quân thì chúng ta có rất nhiều, từ thế hệ trước đến thế hệ này nhưng soái cầm quân thì hiện tại chỉ có bệ hạ mới làm được. Nhưng bệ hạ lại thân là Vua một nước..”.

“Cái này thì khó gì đâu. Nếu cá nhân không có thì chúng ta hợp sức nhiều người vậy?”

“Ý của bệ hạ...?”

“Ý của trẫm là thành lập một Bộ gọi là Bộ Quốc Phòng để quản lý tất cả mọi sự vụ liên quan đến quân đội, tình báo, vũ khí, hậu cần và tham mưu. Đinh Điền, ông tạm thời giữ vị trí Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng.

Sau đó, tìm người phụ trách các cơ quan phía dưới. Bộ Tổng Tư Lệnh quản lý thập đạo quân. Bộ Tổng Tham mưu tụ họp tất cả các tướng lĩnh, mưu sĩ. Quy trình như sau: khi nhận được thông tin tình báo bên Cục tình báo, Bộ Tổng Tham mưu sẽ nhóm họp để bày mưu tính kế.

Khi có kế hoạch, chiến lược, chiến thuật cụ thể thì sẽ chuyển qua Bộ Tư lệnh để chọn tướng, điều quân, vũ khí, hậu cần lương thảo. Tướng ra trận phải phục tùng người của bộ tư lệnh. Đương nhiên kế hoạch này sẽ được trình lên cho ta xem xét và phê duyêt. Trẫm sẽ là người cuối cùng quyết định tuyên bố chiến tranh hay quốc chiến”.

Đây là cách phân quyền chuyên môn hóa nhưng lãnh đạo lại là tập thể.

Tứ trụ nghe vậy thì ngỡ ngàng, ngơ ngác. Không ngờ chuyện quân đội lại có thể tổ chức như thế. Ngẫm nghĩ lại thì rất có khả thi. Thứ nhất, tránh sự độc tài tuyệt đối gây ra hậu quả nghiêm trọng. Thứ hai là tập hợp trí tuệ được của nhiều người. Thứ ba là tận dụng tối đa thiên phú của mỗi cá nhân. Tổ chức như này quả là chặt chẽ và tài tình. Sức mạnh và hiệu quả của quân đội là không thể đo lường. Càng nghĩ lại càng hưng phấn. Tứ trụ nhìn nhau kích động.

“Bệ hạ thánh minh. Chúng thần tuyệt đối đồng ý”.

“Vậy các ông bắt đầu nhóm họp lại rồi lên kế hoạch chi tiết, nhân sự phụ trách..rồi đưa ta phê duyệt. Đến ngày hội triều đầu tháng 11, thì chúng ta công bố và chính thức thành lập.

Thứ nữa là thành lập bốn sứ đoàn luôn đi. Lưu cơ ông phụ trách thành lập Bộ Ngoại giao nhé. Bốn sứ đoàn sẽ quy về Bộ Ngoại giao quản lý. Ông tạm thời phụ trách Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao”.

“Tuân mệnh bệ hạ. Chúng thần xin cáo lui ạ.”

Tứ trụ triều đình hành lễ rồi hưng phấn đi ra

----

Bạn đang đọc Khí Vận Quốc Gia sáng tác bởi kimbang
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi kimbang
Thời gian
Lượt thích 4
Lượt đọc 146

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.