Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Cối giã gạo bằng chân

Tiểu thuyết gốc · 2212 chữ

Phòng giã gạo,

Trước sự chứng kiến của mọi người, một cái cối bằng đá có đường kính 80 cm, đường kính lòng cối phía trong là 70 cm và thu hẹp dần phía đáy. Cái cối đá cao chừng 60 cm và nặng chừng 120 kg.

Sau đó Đinh Liễn lại thi triển siêu năng lực tạo ra một cái bệ đá khác hình chữ nhật dài khoảng 60, cao hơn 70 cm. Ở giữa lõm một khúc hình chữ nhật. Hai bên có có khoét một lỗ bên hai tai.

“Các ngươi đục một lỗ to vào chỗ này khúc gỗ, sau đó đặt khúc gỗ đó lên cái bệ đá này. Đúng rồi. Dùng một đoạn gỗ khác xỏ xuyên qua hai cái tai bệ đá và khúc gỗ. Đầu gỗ kia các ngươi cũng gắn một khúc gỗ tròn dài ba cái gang tay. Hình vẽ đây. Các ngươi căn cho chuẩn”.

“Ai trèo lên xà nhà buộc dây thừng lớn này cho trẫm”.

Đô Đốc đạo Vĩnh Nguyên Đỗ Quang vội vàng chạy ra xin đám.

“Bệ hạ, bệ hạ. Ngài để đó cho hạ thần. Hạ thần nháy mắt sẽ làm xong”.

Nói đoạn, Đỗ Quang cầm nhanh sợi dây trên tay thái giám hơi khụy đầu gối nhảy lên cái xà nhà cao gần 4m so với mặt đất. Sau đó nhanh chóng vòng dây qua buộc lại rồi thắt nút. Đâu đó đã hoàn thành, Đỗ Quang nhảy xuống đất nhẹ nhàng như con mèo gây ra một tiếng động nhẹ như lá rơi. Các đô đốc khác đậm ngực dậm chân. Thằng cha này nhanh quá, chiếm hết cơ hội thể hiện trước mắt bệ hạ rồi. Ta chậm quá. Đúng là thất sách. Lần sau phải nhanh hơn mới được. Hừ.

“Đỗ Đô Đốc võ công thật không tầm thường. Thật xứng danh là một đại Đô Đốc của nước Nam ta”.

Đỗ Quang thấy bệ hạ khen ngợi thì tâm hoa nộ phóng nhưng vẫn tỏ vẻ khiêm tốn.

“ Bệ hạ. Hạ thần bêu xấu. Không có gì đặc biệt lắm đâu ạ”.

Các vị Đô Đốc khác nhìn thấy vậy thì ngứa mắt, nghiến răng ken két, trong lòng càng thêm ghen tị.

“Hừ. Hãy đợi đấy”.

Đinh Liễn lúc này cầm lấy sợi dây thừng đang thõng xuống buộc thêm ba cái nút thắt rồi cắt đoạn thừa đi.

Sau đó chạy ra chỗ khác còn trống tiếp tục tạo ra thêm hai cái cối đá khác. Lần này Đinh Liễn để lệch nhau với thân thể tạo thành chữ V. Sau đó, khi các đô đốc khác còn chưa kịp phản ứng, Đỗ Quang đã nhanh chóng đoạt hai cái dây nhảy lên xà nhà. Những đốc khác lại tiếp tục đấm ngực dâm chân tức tối.

Một lúc xong, các thợ mộc cũng hoàn thành gắn đầu chày vào ba cái khúc gỗ dài và đặt lên bệ đá.

“Các ngươi bỏ thóc vào các cối xay cho ta”.

“Tuân mệnh”.

Các cung nữ nhanh chóng xúc thóc đổ vào cái cối đá. Đinh Liễn tiến tới một đầu cây chày gỗ, tay phải nắm vào sợi dây thừng, chân phải để lên khúc gỗ đang ngóc lên. Sau đó dùng chân đẩy thân gỗ xuống rồi lại thả ra để chày bật lên; cứ nhịp nhàng và nhẫn nại như thế. Tiếng chày giã gạo chắc nịch, nặng nhọc âm thanh rung rung nền phòng giã gạo. Những hạt thóc bị tróc vỏ ra thành hạt gạo trắng ngần đang tự đảo mình trong lòng cối. Bụi cám nhỏ li ti bay lên tỏa ra tơi bời trên nền đất.

Mọi người nhìn xem mê mẩn. Đến bây giờ thì ai cũng hiểu ra là Đinh Liễn đang cải tiến cối giã gạo. Không những giải phóng đi một lao động mà còn nhanh hơn một nửa thời gian. Chỉ trong vòng một khắc, những hạt thóc trong cối đá đã trở thành 4 loại: gạo, gạo tấm, vỏ trấu và một ít hạt thóc còn sót lại. Đợi khi Đinh Liễn dừng chân thì cung nữ đi vào dùng một cái bát gốm xúc tất cả ra một cái nia và mang qua gian kế bên để giần sàng.

Đinh Liễn lúc này tổng kết.

“Vậy là phương pháp mới đã tiết kiệm một người và một nửa thời gian giã gạo. Thay vì cần hai người nay chỉ cần một người. Thay vì mất nửa canh giờ mới hoàn thành thì bây giờ chỉ còn có một khắc (15 phút). Nhân dân thay vì dùng cối đá thì dùng cối gỗ cũng được. Bệ đá này có thể làm bằng cách đào hố sâu xuống đất cũng được. Tất cả đều dùng vật liệu có sẵn quanh ta. Các ngươi mau chóng phổ biến cách này ra ngoài dân gian cho dân chúng bớt khổ”.

Mọi người quỳ xuống bái tạ Đinh Liễn. Không ngờ một vị quân vương lại chịu khó vì dân chúng mà suy nghĩ như thế. Đi theo một vị Vua như vậy, quả là có phúc ba đời.

“Bây giờ một người thử như cách Trẫm vừa làm. Một người qua bên đây đặt hai cái cối. Cái này gọi là song cối giã gạo. Thay vì đặt một chân lên cối thì giờ mỗi chân đặt trên một cối ấn xuống nhịp nhàng”.

“Thần . bệ hạ. Để thần thử xem ạ”.

Hai vị đô đốc thừa cơ chạy ra tranh giành vị trí. Mấy người cung nữ thấy vậy đành phải lùi lại không dám tranh giành.

Thế là một cuộc thi giã gạo diễn ra. Một bên là một vị Đô Đốc giã chày đơn. Một bên là một vị Đô Đốc khác giã chày đôi. Tiếng ầm ầm liên tục vang lên khắp phòng. Mọi người nhìn chăm chú từng chút một vào hai người. Cuối cùng một khắc sau, hai đại Đô Đốc cũng dừng chân lại, mặt không đổi, tim không dồn dập. Chứng tỏ nội lực của hai vị Đô Đốc cũng cao vô cùng.

Đinh Liễn nhìn thấy vậy thì vô cùng hài lòng với tác phẩm của mình.

“Như vậy, với song cối giã gạo, một người đã làm bằng 4 người, thời gian giã cũng tiết kiệm được nửa canh giờ. Thật là diệu quá thay”.

Lúc này, một sư phó thợ mộc bất ngờ lên tiếng,

“Bệ hạ. Tại sao đoạn chày chỗ đặt chân lại ngắn hơn đoạn chày chỗ gần cối ạ”.

Đinh Liễn thấy bộ hạ hỏi thì khoái chí. Cảm thấy bản thân lại được dịp thể hiện.

“Cái cối giã gạo bằng chân này được làm dựa trên nguyên lý về cái cân. Nếu cái bệ đặt giữa cái chày thì trọng lượng hai bên sẽ như nhau, cái chày sẽ nằm ngang cân bằng ở giữa. Nếu để lệch thì trọng lượng bên nào nặng hơn sẽ trầm xuống, bên nào nhẹ hơn sẽ vổng lên.

Trẫm để cái bệ gần chân thì đương nhiên cái chày gần cối đá sẽ nặng hơn và trầm xuống. Lúc này ta dùng lực ở chân giậm xuống chày gỗ bên này thì bên kia tự nhiên sẽ vổng lên. Ta ngừng giậm chân thì phần cối bên kia sẽ hạ xuống. Nguyên lý này gọi là nguyên lý đòn bẩy. Thế cho nên khi thiết kế các ngươi phải liên tục tính toán, thử nghiệm trước. Như vậy, lực chân đạp xuống sẽ nhẹ nhàng hơn, tiết kiệm bớt sức lực và hiệu quả nhanh chóng hơn”.

“Dạ. Hạ thần hiểu rồi ạ”.

“Chúng ta phải tích cực nghiên cứu các loại công cụ lao động mới để phải dùng ít người hơn, ít sức hơn, hiệu quả hơn. Người dư ra sẽ đi làm việc khác. Như vậy đất nước mới nhanh phát triển. Cụ thể hiệu quả thế nào, Lương Ngọc, ngươi giỏi tính toán, ngươi thử tính ra cho mọi người xem?”

“Tuân mệnh, thưa bệ hạ. Với cách mới làm như thế này đã tiết kiệm được một người, thời gian cũng giảm đi được một nửa như vậy một canh giờ dùng cối đơn cũng chỉ làm được 8 mẻ thóc, mỗi mẻ thóc ước chừng cho ra 2 cân gạo (1 kg). Vị chi một canh giờ giã được 16 cân gạo.

Với cách cũ mỗi người một canh giờ chỉ làm ra 2 cân gạo. So sánh ra thì năng suất cao tới 8 lần. Nếu dùng song cối thì cao hơn gấp 16 lần, nghĩa là một canh giờ, một người giã được tới 32 cân gạo.

Sức ăn của một người thường là 3 cân gạo (1.5 kg) một ngày, nếu lao động nặng hoặc quân lính thì là 5 cân gạo (2.5 kg) một ngày.( *)

Tính trung bình là 4 cân gạo một ngày. Mỗi hộ trung bình có 4 người. Suy ra, với cối giã gạo bằng chân mà bệ hạ cải tiến thì một người phụ nữ giã gạo cối đơn một canh giờ sẽ đủ gạo một ngày cho một gia đình nhỏ. Giã bằng song cối sẽ đủ cho một gia đình lớn 8 người. Quả là thần tích”.

Mọi người trợn to mắt lên ngạc nhiên. Thời này mọi người không giỏi tính toán nên chỉ biết rất lợi hại. Nhưng lợi hại như thế nào thì quả thật khó mà hình dung. Nay Lương Ngọc ví dụ thực tế đơn giản, dễ hiểu, mọi người lập tức hìn dung ra liền. Lúc này mới thấy cái cối của bệ hạ lợi hại như thế nào.

Với người khác có lẽ đã có thể dừng lại tại đây nhưng với Lương Ngọc thì khác. Lương Ngọc xuất thân là thương nhân, nhạy cảm bới các con số và các cơ hội kinh doanh thế nên trong đầu hắn nảy sinh ra thắc mắc.

“Thưa bệ hạ, liệu ngài còn cách nào có thể hiệu quả hơn không ạ? Thần nghĩ, với gia đình bình thường thì điều này cũng đã đủ nhưng với nhu cầu cấp bách khi phục vụ nhiều người như trong quân đội chẳng hạn thì số lượng gạo giã ra như vậy là không đủ trong một thời gian ngắn. Hơn nữa, nếu như chúng ta giao dịch bên ngoài bằng gạo thay vì bằng thóc sẽ tiện lợi hơn rất nhiều ạ”.

Lập tức mọi người bàn tán xì xào. Bệ hạ đã cải tiến ra cái chày đá này đã hơn cũ gấp 16 lần mà vẫn chưa thỏa mãn ư. Đúng là được voi lại đòi Hai Bà Trưng. Các ngươi coi bệ hạ là thần hay sao mà thiết kế ra cái khác tốt hơn...bỗng mọi người khựng lại. Bệ hạ hình như là thần mà. Có lẽ nào...nghĩ tới đây, mọi người im lặng nhìn Đinh Liễn chờ mong.

Đinh Liễn trầm mặc suy nghĩ. Thời của hắn dùng điện nên có máy xay sát rất tiện lợi. Thời bây giờ không có điện nên phải dùng phương pháp thủ công, hoặc lợi dụng sức gió, sức nước.

----

P/s: Về cách tính giờ: tác sử dụng chỉ là tương đối chứ không thật chính xác nhé. Theo tác thì một ngày 12 canh giờ, mỗi canh giờ chia làm 8 khắc, mỗi khắc tương đương 15 phút hiện đại. Nhưng trong thực tế thì sẽ hơi khác.

Cụ thể như sau:

Khắc được hiểu là cách gọi tên thời gian trong ngày trong ngày. Một khắc tương đương với 2 giờ 20 phút. Bắt đầu từ 5 giờ sáng và kết thúc vào lúc 19 giờ cùng ngày.

Một ngày có 6 khắc, được tính cụ thể như sau:

Khắc 1: Tính từ 5h đến 7h20 sáng.

Khắc 2: Tính từ 7h20 đến 9h40 sáng.

Khắc 3: Tính từ 9h40 sáng đến 12h trưa.

Khắc 4: Tính từ 12h trưa đến 14h20 phút

Khắc 5: Tính từ phút 14:20 đến 16:40 phút

Khắc 6: Tính từ 16h40 đến 19h

Với cách tính này, ngày dài 14 giờ và đêm dài 10 giờ.

Một đêm 10 tiếng sẽ được tính thành 5 canh bắt đầu từ 19h tối đến 5h sáng ngày hôm sau:

Canh 1: Người ta tính canh 1 từ 19 giờ tối đến 9 giờ tối, tức là giờ Tuất.

Canh 2: Người ta tính canh 2 từ 9 giờ đến 11 giờ cùng ngày là giờ Kỷ Hợi.

Canh 3: Người ta tính canh 3 từ 23h đêm hôm trước đến 1h sáng hôm sau, tức là giờ Tý.

Canh 4: Người ta tính canh 4 từ 1 giờ đến 3 giờ sáng, tức là giờ Sửu.

Canh 5: Người ta tính canh 5 từ 3 giờ đến 5 giờ sáng, tức là giờ Dần.

(*). Có ai từng thắc mắc một ký gạo thì thổi ra bao nhiêu ký cơm?

Thông thường 1 kg gạo = 1 kg cơm + không khí + nước.

Tùy vào loại gạo mà cơm hấp thu bao nhiêu nước.

Ví dụ: 1 kg gạo nở sẽ cho ra 2.5 kg cơm, 1 kg gạo thường sẽ cho ra 1.5 kg cơm.

Bạn đang đọc Khí Vận Quốc Gia sáng tác bởi kimbang
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi kimbang
Thời gian
Lượt thích 2
Lượt đọc 86

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.