Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Quá trình hay kết quả, cái nào quan trọng hơn?

Tiểu thuyết gốc · 2021 chữ

Phạm Cự Lãng suy nghĩ một chút rồi đáp:" Tâu bệ ha, Thập đại mưu sĩ thời tam quốc, mỗi người một vẻ cũng như mỗi một bông hoa đều có nét đẹp riêng vậy. Thế nên so sánh sẽ luôn khó có sự khập khiễng nhất định. Thế giới mưu sĩ vốn đa dạng và phức tạp hơn nhiều điều mà người thường có thể tưởng tượng".

" Ồ?" Đinh Liễn cũng hơi ngạc nhiên.

" Mưu sĩ không phải như người thường vẫn hay tưởng tượng là những người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, ngồi trong trướng mà quyết thắng ngàn dặm. Mưu sĩ có nhiều loại khác nhau. Có mưu sĩ giỏi việc An Bang, có những mưu sĩ giỏi Định Quốc. Có mưu sĩ giỏi làm Kinh tế, có mưu sĩ giỏi việc ngoại giao. Có mưu sĩ giỏi trong việc xây dựng chiến lược, có mưu sĩ giỏi trong việc kiến lập chiến thuật.

Tức mưu sĩ chính là người có một thiên phú chuyên môn giỏi giang cộng thêm khả năng thuyết khách, biện luận kiệt xuất, được người khác công nhận".

Đinh Liễn gật đầu. Nói như Phạm Cự Lãng thì mưu sĩ chính là những người làm nghề tư vấn, cố vấn thời hiện đại. Ngoài khả năng chuyên môn thì họ có thêm khả năng nói năng, thuyết phục người khác. Đối tượng phục vụ của họ chính là khách hàng. Người giỏi về tâm lí thì gọi là tư vấn tâm lí. Người giỏi về chính trị thì gọi là cố vấn chính phủ. Người giỏi về quân sự thì gọi là cố vấn quân sự...

" Đương nhiên, những mưu sĩ nổi tiếng thì không chỉ giỏi một lĩnh vực mà thường là kèm nhiều lĩnh vực cùng một lúc. Ví dụ, Gia Cát Lượng là mưu sĩ giỏi về chiến lược và quân sự. Tư Mã Ý là mưu sĩ giỏi về chiến thuật và chính trị." Phạm Cự Lãng nói tiếp.

"Vào thời đó, nếu chỉ giỏi duy nhất một lĩnh vực thì không được coi là mưu sĩ. Thứ nữa là do loạn lạc quá nhiều nên những người giỏi về mưu lược, chính trị, quân sự sẽ được đề cao và đưa lên làm đại diện cho cả nhóm người."

Đinh Liễn nghĩ nghĩ: " Quả là như vậy". Phạm Cự Lãng nói tiếp: " Cho nên để cho công bằng thì phải đánh giá cho từng lĩnh vực còn nếu tổng hợp thì đánh giá kết quả cuối cùng ".

"Trẫm cũng cho rằng như vậy, kết quả chính là thước đo cho quá trình đúng hay sai, thành tích quyết định phương pháp đúng hay trật". Đinh Liễn khẳng định. Phạm Cự Lãng mắt sáng lên, Đinh Liễn nói chính hợp ý hắn.

Xưa nay tranh luận tầm quan trọng của quá trình và kết quả luôn là đề tài muôn thuở. Người mưu sĩ luôn cho rằng quá trình quan trọng hơn kết quả. Sự cống hiến phải đường đường chính chính để lưu danh hậu thế.

Mưu sĩ vốn coi trọng danh dự, danh tiếng cho nên trong từng mưu kế, sách lược đều phải đứng trên vai đại thế để suy xét. Còn thắng bại, đôi khi còn do may mắn, do số trời. Hãy làm hết sức mình, kết quả còn phải dựa vào ông trời. Nhân tận lực, thành tại thiên.

Độc sĩ lại cho rằng kết quả mới là quan trọng, quá trình chỉ là ảo tưởng. Sự thành bại là ở kết quả chứ không phải quá trình. Thắng làm vua, thua làm giặc.

Kết quả đúng sẽ chứng minh cho nỗ lực, cố gắng, chiến lược, chiến thuật, phương pháp của ngươi là chuẩn. Nếu kết quả sai thì cái quá trình kia của ngươi là sai lầm. Đừng đổ lỗi cho ông trời, ông trời chẳng làm gì ngươi cả, chẳng qua là ngươi kém tài chưa tính toán hết mà thôi.

Ví dụ: Trận Xích Bích liên minh Ngô Thục toàn thắng cho nên các nhân vật tham dự đều được ca ngợi lên tại mây xanh, các loại mưu kế mới được thế nhân ca ngợi đến thiên hoa loạn trụy. Nhưng nếu ngược lại Tào Tháo thắng thì sao, tất nhiên thế nhân sẽ quay lại ca ngợi quân Tào là anh hùng và tài giỏi như thế nào. Vì thế cho nên mới có câu: thành bại luận anh hùng.

Gia Cát Lượng tính toán muốn chôn giết Tư Mã Ý ở khe núi bằng hỏa công. Khi sắp thành lại bại bởi một trận mưa rào. Có người nói đây là số trời, Tư Mã Ý chưa phải chết nên trời đã cứu. Nhưng với quan điểm của độc sĩ, đó chỉ là tự an ủi.

Thiên tượng là hữu căn, mọi thứ đều phải có mầm mống, quá trình và kết quả. Một trận mưa, một cơn gió đều vậy. Không thể tự nhiên lại có cơn mưa nếu không có mây, có gió, có hơi nước, có độ ẩm. Gia Cát Lượng thất bại là bởi ông ta không tính được hoặc tính sai mà thôi.

Đinh Liễn chợt nhớ về kiếp trước, có một thời gian trong giới trí thức đã tranh luận không ngớt về chuyện này.

Ngươi có hay nghe những câu nói thế này không : “Không quan trọng kết quả ra sao chỉ cần biết bạn cố gắng thế nào”, “kết quả đâu có gì để so sánh, quan trọng là quá trình”.

Ngươi có tin không? Ta thì có phần tin vào câu nói này hơn: “Thế giới vốn dĩ không quan tâm bạn nỗ lực thế nào, chỉ quan tâm đến hiệu quả từ sự nỗ lực đó”.

Như vậy, quá trình có quan trọng không?

Đúng, quá trình vô cùng quan trọng.

Có một giai đoạn dẫn chúng ta tới kết quả đó chính là quá trình. Không có quá trình thì chẳng bao giờ có kết quả. Hay nói cách khác quá trình là Nhân mà thành tựu là Quả. Không có Nhân thì làm sao có Quả nhưng cho dù có Nhân, Quả chưa chắc được sinh ra.

Quá trình phản ánh năng lực, khả năng xử lí, trình độ của mỗi người.

Việc bỏ qua những quá trình quan trọng hay đốt cháy giai đoạn thường đưa đến những kết quả không như ý. Với mong muốn đạt kết quả tốt nên nhiều khi chúng ta thường quên mất phải thực hiện quá trình sao cho mĩ mãn và không để lại hậu quả.

Trong quá trình đó là cả mồ hôi xương máu, và tất cả những nỗ lực.

Nhưng… không phải ai cũng nhìn vào quá trình đó.

Ai cũng mong muốn mọi người nhìn vào quá trình nỗ lực của mình để đánh giá chứ không phải một vài điểm số hay kết quả trên giấy. Chúng ta luôn hi vọng mọi người cho rằng sự nỗ lực sẽ là thước đo hoàn hảo đánh giá con người. Chúng ta muốn nghe mọi người nói cho dù ngươi thất bại, thì ngươi cũng cố gắng hết sức rồi… Nhưng ai cũng nhìn vào kết quả để đánh giá chúng ta.

Không cần biết ngươi bận việc gì trên đường, ngươi đến muộn chính là đến muộn. Trong một bài thi trắc nghiệm, có những người làm bằng chính năng lực thì không đúng, nhưng có những người chọn bừa thì lại điểm cao. Thế nên không quan tâm ngươi học hành ra sao, kết quả kém thì vẫn không thay đổi được gì.

Trong một giải đấu bóng đá, thắng là thắng mà thua là thua. Ngươi nỗ lực thế nào không quan trọng, quan trọng là ngươi chiến thắng chứng tỏ nỗ lực của ngươi hơn xa nỗ lực của kẻ thua. Ban tổ chức sẽ trao cúp vô địch cho người thắng. Tiền bạc, vinh quang, sự ca tụng và cả lịch sử đều ghi nhận tên của ngươi với tư cách của một kẻ thắng cuộc. Còn kẻ thất bại có ai còn nhớ tới, nếu có thì sẽ được nêu tên với tư cách lót đường.

Trong một cuộc thi tốt nghiệp, ngươi thi đậu thì ngươi lên lớp hoặc xuất sư. Ngươi thi rớt thì ngươi sẽ ở lại hoặc thi lại. Chẳng ai quan tâm đến ngươi đã nỗ lực thế nào, thức trắng đêm ra sao để ôn bài, mệt mỏi đến bệnh tật vì luyện tập. Giám thị, giám khảo, bố mẹ, thầy cô, bạn bè, xã hội, ai sẽ công nhận ngươi? Nếu có lời an ủi, âu đó chỉ là lời thương hại dành cho kẻ đáng thương.

Trong một công ty, ngươi đạt doanh số ngươi sẽ có thưởng, ngươi có thành tích ngươi sẽ lên chức. Ngươi không có những điều đó thì ai sẽ chứng cho ngươi. Phần thưởng dành cho người mang kết quả về cho tập thể, chứ không dành cho kẻ chỉ biết cố gắng mà không mang lại thành quả cụ thể.

" Em nói em đã cố gắng hết sức vậy kết quả đâu? Có kết quả tức là em đã làm và làm đúng. Không có kết quả tức em không làm hoặc làm sai. Khi em nộp đơn xin việc vào đây, chúng ta nhận em vì chúng ta nhìn thấy thành tích của em ghi trong CV chứ không phải nhìn thấy em đã nỗ lực như thế nào để đạt được những thành tích ấy, bởi điều đó là không thể". Một vị Giám đốc đã quát lên với một nhân viên của mình như thế.

Cho nên:

Đôi khi ngươi không dám nói rằng ngươi đã nỗ lực thế nào vì sợ chê cười rằng nỗ lực mà kết quả không như ý muốn. Những thứ đó khiến bản thân ngươi không còn muốn bước tiếp trước những sóng gió, những khó khăn và gập ghềnh.

Nhưng đó chỉ là suy nghĩ thôi, không phải lí do để ngươi từ bỏ.

Đó là để ngươi nhìn vào kết quả và nỗ lực hơn. Rằng ngươi không cố gắng thì cả kết quả và quá trình ngươi cũng chẳng có gì.

Cho dù kết quả ngươi đạt được vừa tát ngươi một cái đau điếng, thì cũng không nên tự phủ nhận những gì mình đã làm được được bởi trên đời này còn một thứ gọi là may mắn. Trong một cuộc đua thì nhất định sẽ có người thắng kẻ thua, có người mỉm cười mãn nguyện với kết quả thì cũng có những giọt nước mắt tiếc nuối. Nhưng khi ngươi chiến đấu cho kết quả cuối cùng thì chính mỗi người đã chiến thắng chính bản thân mình rồi.

Hoặc cũng có thể con người tự có vạch đích khác nhau, nên mọi sự so sánh đều là khập khiễng, học sinh giỏi thì 8 điểm đã là thấp, nhưng với học sinh trung bình 7 điểm đã là điều đáng mừng. Mỗi người đều có khó khăn riêng, trên con đường ấy luôn có những lời nói khiến bạn tổn thương, nhưng cuộc sống là vậy mà. Một mặt bạn phải học cách hứng chịu đau thương, mặt khác phải học cách kiên cường.

Đinh Liễn đồng tình với Phạm Cự Lãng rằng kết quả là quan trọng khiến Phạm Cự Lãng cảm thấy như gặp tri âm. Hắn vốn là con người thực tế, nhưng thế nhân vốn hay mơ mộng hão huyền. Cho nên bản thân hắn gặp quá nhiều sự cản trở gian nan.

Gặp được minh chủ không dễ, gặp được minh chủ hiểu mình, trọng mình và giao cho mình đúng việc thì lại càng khó khăn hơn. Đinh Bộ Lĩnh tuy là kiêu hùng nhưng quá cảm tính, tiểu nông. Lê Hoàn cũng là kiêu hùng nhưng không may lật bàn phút cuối. Đinh Liễn đồng dạng cũng là kiêu hùng, hy vọng sẽ tồn tại lâu hơn...

---------

Bạn đang đọc Khí Vận Quốc Gia sáng tác bởi kimbang
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi kimbang
Thời gian
Lượt thích 4
Lượt đọc 57

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.