Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Trạng Thái Kinh Tế Thời Hùng Vương - An Dương Vương

989 chữ

Vào thời kì này , tuy sinh hoạt săn bắn và hái lượm vẫn còn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế của cư dân , nhưng nghề chài lưới và nghề nông đã có những bước phát triển đáng kể . Thời ấy , ngư dân vẫn thường hay bị những loài cá dữ sát hại . Vua Hùng bèn dạy cho dân cách xăm trên mình hình ảnh những con cá sấu để thủy quái tưởng lầm là đồng loại mà không sát hại nữa. Từ đó dân Lạc Việt có tục xâm mình . Tục này kéo dài đến đời vua Trần Anh Tông ( 1293-1314 ) mới chấm dứt

Nghề đánh cá đã phát triển với các dụng cụ đánh bắt nư lưới có chì lưới bằng đất nung , lưỡi câu bằng đồng thau , mũi lao có ngạnh bằng xương

Vua Hùng lại chỉ cho dân cách trồng lúa và chính bản thân vua vẫn hàng năm lên núi cầu trời đất cho được trúng mùa . Chỗ núi vua lên khấn vái lúa về sau được gọi là núi Hùng ( thuộc xã Hy Cương , huyện Phong Châu , Vĩnh Phú ) . Thuở ấy Văn Lang có ruộng lạc , tức là ruộng ở chỗ trũng nằm ven sông Hồng , sông Mã . Dân theo thủy triều lên xuống mà làm ruộng được gọi là Lạc dân . Lạc Dân dùng phương pháp thủy nậu để cấy lúa bằng cách lấy chân đạp cho cỏ sụt bùn rồi mới lấy cấy lúa lên . Thoạt tiên đó là những giống lúa hoang . Về sau được Lạc Dân thuần dưỡng để trở thành hạt gạo nếp thơm dẻo . Nhưng Lạc dân không chỉ độc canh cây lúa mà còn trồng các loại rau củ , cây trái nữa. Qua các sự tích ta thấy có trầu cau , dưa hấu . Ngoài ra còn có khoai đậu , trồng dâu , nuôi tằm .

Kỹ thuật luyện kim phát triển mạnh , cư dân Lạc Việt đã biết làm ra những công cụ sản xuất bằng kim loại như rìu đồng và quan trọng nhất là cày đồng và lưỡi hái bằng đồng ảnh hưởng mạnh đến sinh hoạt nông nghiệp . Lưỡi cày thời ấy có hình cánh bướm hoặc hình tam giác . Và xuất sắc đặc biệt là dân Lạc Việt đã đúc nên những chiếc đồng phức tạp đòi hỏi một trình độ kĩ thuật văn hóa cao

Vào thời Âu Lạc , Cổ Loa nằm vào vị trí trung tâm của đất nước và là nơi giao lưu quan trọng của đường thủy . Đó là một khu đất đồi cao ráo nằm ở tả ngạn sông Hồng . Con sông qua nhiều thế kỷ bị phù sa bồi đắp nay đã trở thành một con lạch nhỏ , nhưng xưa kia sống Hoàng l là một con sông nhánh lớn quan trọng của sông Hồng . nối liền sông Hồng với sông Cầu , con sông lớn nhất trong hệ thống sông Thái Bình . Hai mạng lưới đường thủy này chi phối toàn bộ hế thống đường thủy tại Bắc Bộ . Qua con sông Hoàng , thuyền bè có thể tỏa đ khắp nơi , nếu ngược lên sông Hồng , thuyền có thể ra đến biển cả , còn nếu muốn đến vùng phía Đông Bắc Bộ thì dùng sông Cầu để thâm nhập vào hệ thống sông Thái Bình đến tận sông Thương và sông Lục Nam

Phong Khê hồi ấy là một vùng đồng bằng trù phú có xóm làng , dân chúng đông đúc , sống bằng nghề làm ruộng , đánh cá và săn bắn . Việc dời đô từ Phong Châu về đây có ý nghĩa lịch sử quan trọng , đánh dấu một giai đoạn phát triển của dân Việt , đánh dấu giai đoạn người Việt thiên cư từ vùng Trung du , rừng núi về định cư tại đồng bằng . Việc định cư tại đồng bằng chứng tỏ một bước tiến lớn trong các lĩnh vực xã hội , kinh tế ,trong giao tiếp , các cánh đồng bằng phẳng đã được khai thác có quy mô , trong công nghiệp sự sản xuất các công cụ như cuốc , cày , hái bằng sắt đã tăng tiến .

Về thành Cổ Loa theo sử cũ thành được xây quanh co chín lớp , chu vi chín dặm , sâu nghìn trượng , xoáy tròn như hình ốc , cho nên được gọi là Loa Thành ( Loa có nghĩa là con ốc ) . Thành còn có tên nôm là Chạ Chủ và nhiều tên khác . Để có đất xây thành , An Dương Vương phải cho dời dân tại chỗ di nơi khác. Theo truyền thuyết thì làng Quậy hiện nay có nguyên vốn tại Cổ Loan đã phải dời xuống vùng đất trũng cuối dòng sống Hoàng để An Dương Vương xây thành .

Thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là " tòa thành cổ nhất , quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của nước ta " .

Vào thời Âu Lạc , con người chỉ mới làm quen với một ít kĩ thuật sơ khai , công cụ lao động còn rất thô thiển , ít hiệu quả , tất cả công việc đều do bàn tay người mà ra. Muốn xây được công trình với quy mô lớn bậc nhất này cần phải có mộ số lượng khổng lồ đất đào đắp , đá kè và gốm rải , như vậy nhà nước Âu Lạc hẳn đã phải điều động một số nhân công rất lớn để lao động trong một thời gian rất dài mới có thể hoàn thành được . Các nhà khảo cổ học cho rằng đã có đến hàng vạn người làm việc hàng năm cho công tình này

Bạn đang đọc Lịch Sử Việt Nam Từ Nguồn Gốc Đến Năm 1884 của GS. Nguyễn Phan Quang & TS. Vũ Xuân Dần
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi vobacang998
Phiên bản VietPhrase
Thời gian
Lượt thích 1
Lượt đọc 37

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.