Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Bình tĩnh phát triển

Tiểu thuyết gốc · 2523 chữ

Sau cái chết của Chế Bồng Nga, cùng với trận thua đau năm 1391, Nghệ Tông càng không màng triều chính, sa vào hưởng lạc, đền đài cung điện mọc lên như nấm sau mưa, quốc khố thì cạn kiệt, thuế phú nặng nề, dân oán ngập trời, phản loạn xảy ra khắp cõi Đại Việt. Trong triều Lê Quý Ly được lòng vua dần nắm lấy quyền to. Từ cổ chí kim hễ ngoại thích mà nắm nhiều quyền lực thì triều đình ắt loạn, triều Trần cũng không ngoại lệ. Họ Trần còn nhiều kẻ tài ba, nhận rõ thời thế, ra sức can dán thượng hoàng, lập mưu diệt Quý Ly, trọng trấn triều đình nhưng đều thất bại, bị bắt giết cả, vận mệnh của dòng dõi Đông A rồi sẽ đi về đâu đây.

Năm 1394, thượng hoàng Nghệ Tông tuổi cao sức yếu, dự là sắp về trời, không biết có phải hoàn hồn không mà có vài phần tỉnh táo, tặng Quý Ly bức tranh Tứ phụ, ý mong Quý Ly hết lòng phó tá vua Trần. Sau lại mơ thấy vua Duệ Tông về đọc cho bài thơ, điềm xấu nhà Trần mất vào tay Quý Ly, gọi Ly vào gặp, dăn dạy mấy câu thử lòng Ly nhưng cũng không làm gì hơn, giờ thượng hoàng đã già nua, hùng tâm tráng trí đã mất, mặc cho sự đời, dường như không muốn nghịch chuyển gì….. thế họ Trần cũng suy yếu cũng không sao nghịch được.

Cuối năm đó, thượng hoàng băng hà, Lê Quý Ly lên làm Nhập nội Phụ chính Thái sư Bình chương quân quốc trọng sự, Tuyên trung Vệ quốc Đại vương, đeo lân phù vàng, quyền lực triều đình giờ gom hết vào tay Ly, thế lớn hơn bao giờ hết. Giờ đây ở Thăng Long, y dưới một người mà trên vạn người, vua Thuận Tông cũng có phần e sợ, Lê Quý Ly đã tính đến việc dời đô về Thanh Hóa, nơi đất tổ của y, nơi thế lực của y mạnh nhất.

Thành Thăng Long đấu đá giữa các thế lực bất kể ngày đêm, quần ma loạn vũ, mỗi ngày đều có vô số người bị nghiền nạt trong cuộc tranh đấu này. Bên ngoài giặc cướp, thổ phỉ hoành hành, trăm họ lầm than.

Thiên tai, nhân họa liên tiếp, dân chúng trôi dạt khắp nơi, tha hương cầu thực, ấy vậy mà quanh thành Thăng Long lại không có bóng dáng nạn dân, quan lại cử người đi điều tra mới biết được là Thuận Hóa lại đi thu nạp nạn dân về khai hoang nên đăng báo qua loa rồi thôi, không tìm hiểu sâu gì, dân thời loạn, mạng sống không bằng loài heo chó, ai hơi đâu quan tâm, ít nạn dân càng tốt, không lo hỗn loạn, dễ bề quản hạt. Họ cứ đinh linh rằng dân vào Thuận Hóa khai hoang hết cả rồi, chắc cỡ chục vạn nhưng nào biết dân đã di cư hàng chục vạn.

Chính bởi vậy mà chỉ trong mấy năm, Tân đảo tiếp thu thêm hàng chục vạn dân chúng, càng ngày càng đông đúc giàu mạnh thành một thế lực tương đối lớn ngoài biển đông, ấy vậy mà trong đất liền không hề hay biết, có đâu chỉ dăm ba tên buôn lậu người Tàu hay qua lại buôn bán là biết được.

Loạn lạc đến đâu rồi cũng đến lúc kết thúc, đến năm 1396 cuộc tranh đất trên đất Đại Việt đã đến hồi kết, Quý Ly đã khống chế được triều đình, tiêu diệt hầu hết những kẻ ngoan cố chống lại, bắt đầu vươn tay về các địa phương. Cùng năm, Trần Tùng được phong làm đại soái, mang quân sang dẹp Chiêm Thành, đòi phú cống, Đại Hải được phong phó soái theo quân. Cũng như trận năm 91, trận này cũng diễn ra chóng vánh, quân Chiêm không phản kháng gì nhiều do đang bận nội đấu, quân Đại Việt tấn công nhanh mà rút lui cũng nhanh do thiếu lương thực, dẫu vậy cũng chiếm được dải đất gần biên giới.

Cứ vậy đến khi Hồ Quý Ly cướp ngôi, phương Nam sẽ không có cuộc chiến lớn nào giữa Đại Việt và Chiêm Thành nữa, Đại Hải cũng có thể an ổn làm ruộng.

……………………

5 năm thấm thoát thoi đưa, từ cuộc bình Chiêm năm 1391 đến nay đã 5 năm, Thuận Hóa không có quá nhiều thay đổi, so với sự phát triển bồng bột khi Đại Hải mới nhậm chức thì giờ đây Thuận Hóa có phần bình tĩnh hơn. Âu cũng là lẽ thường tình, giờ đây trọng tâm của Đại Hải đã dời ra biển, Thuận Hóa giờ chỉ là căn cứ tiền tiêu của hắn trên đất Việt. Sự phát triển của Thuận Hóa mấy năm nay dù không mãnh liệt nhưng cũng đã đón lấy những ánh mắt tìm toi nghiên cứu từ kinh thành, quá khác loại ắt có chuyện, bởi vậy, Đại Hải cũng không dám đao to búa lớn làm việc ở Thuận Hóa.

Sau cuộc Nam tiến năm 1396, Thuận Hóa được biết đến nhiều hơn ở Đại Việt, một vùng đất biên cương yên bình, trạm trung chuyển, trao đổi hàng hóa giữa Đại Việt và Chiêm Thành cùng với các bộ tộc người miền núi, không quá phồn hoa hay giàu mạnh đông đúc, điểm khác biệt duy nhất là sạch sẽ gọn gàng hơn các thành thị khác trên cõi Đại Việt, không hơn. Tướng trấn thủ - Trấn phủ sứ là Vũ Đại Hải nổi tiếng là người thương dân, lại có tài cầm quân, chiến sự ở Hải Triều rồi năm 1391, 1396 đã nói rõ điều đó, một viên tướng giỏi tương lai đầy triển vọng.

…………

Cảng Trúc Lâm (Cao Hùng – Đài Loan hiện đại) là một cảng trấn mới được thành lập trên đảo Minh Châu (Đài Loan) bởi người Việt. Từ ngày đầu thành lập thế lực, khi Phú béo dong thuyền lên phương Bắc buôn bán, Đại Hải đã bảo y lưu ý đảo này, một đảo lớn lại chưa bị khai phá, giáp ngay Trung Quốc, không gần mà cũng không quá xa, một căn cứ quá tuyệt vời để làm buôn bán cũng như chuẩn bị cho đại nghiệp sau này.

Sau nhiều cuộc thăm dò, cuối cùng Đại Hải quyết định thành lập căn cứ trên đảo, làm nơi buôn bán, trao đổi chính với lái buôn người Tàu cũng như cướp biển Đông Doanh, vì quanh cảng toàn rừng trúc nên đặt tên là Trúc Lâm. Trên đảo dù không có một chính quyền, nhà nước nào thống nhất cai trị nhưng cũng đầy dẫy các bộ lạc bản địa, sau khi tiêu diệt kha khá bộ lạc, cuối cùng người Vạn Xuân có thể thành lập nên một điểm định cư an toàn, đứng vứt gót chân trên hòn đảo Minh Châu này. Thổ dân bản địa tỏ ra hung hãn thiện chiến hơn nhiều thổ dân Tân đảo, may thay họ cũng như thổ dân Tân đảo, thuộc nhiều nhóm bộ tộc khác nhau, ngôn ngữ không thống nhất, lại thích tàn nhẫn tranh đấu nên không thể tập trung lại hòng tiêu diệt người Vạn Xuân mới đến.

Điểm định cư thành lập, cảng nhanh chóng được xây dựng, rồi sau đó là thành quách quân doanh, chỉ thoáng qua vài năm một khu định cư quy mô đã xây dựng hoàn thành, nơi đây là địa điểm quen thuộc cho các nhóm cướp biển khắp vùng tẩu táng hàng hóa cướp được cũng như nghỉ ngơi lấy lại sức mà không sợ bị trả thù, tiêu diệt, cảng Trúc Lâm cũng là chỗ mà bọn thương lái người Tàu ưa thích đến để thu mua hàng hóa của cướp biển, cũng như mua những món hàng hiếm lạ của người Vạn Xuân như gương, xà phòng thơm, gia vị,….những thứ hàng giá trị vô cùng khi mang về đất liền.

Khác với Tân đảo, ở Minh Châu, Vạn Xuân không chủ trương ngay lập tức tiêu diệt đồng hóa hết ngay các bộ lạc bản địa mà chọn cách từ từ, buôn bán thẩm thấu. Thứ nhất bởi vì thổ dân trên đảo tàn nhẫn thiện chiến, lại sống sâu trong rừng sâu núi lớn, rất khó để tìm diệt, kể cả làm cũng tốn công, mãi đến thế chiến quân Nhật cũng chưa thể tiêu diệt hoàn toàn sự phản kháng của người bản địa, ngược lại bị phản sát, tổn thất lớn.

Thứ 2 là đảo Minh Châu này chưa thực sự quan trọng đối với Vạn Xuân, không giàu có đông đúc như Tân đảo, không cần hoàn toàn chiếm lĩnh. Thứ 3 là Vạn Xuân cũng không đủ người, đủ lính để đi càn cả đảo, Tân đảo mới là căn cứ chính, mọi nguồn lực đều tập trung xây dựng Tân đảo. và cuối cùng là Đại Hải ham thổ dân đảo Minh Châu, muốn thuê họ làm lính chiến nên rộng rãi hơn trong cách thống trị. Chính bởi vậy mà quan hệ giữa thổ dân Minh Châu với người Vạn Xuân không đến nỗi tình như anh em nhưng cũng không quá tệ.

Trấn Trúc Lâm, thủ phủ đảo Minh Châu, một trấn nhỏ trên dưới vạn dân, không là gì đối với các thành thị ở Đại Việt hay Minh triều, nhưng lại là nơi phồn hoa nhất mà thổ dân từng gặp. Con đường 6 làn xe ngựa nối thẳng đến cảng được đổ bê tông đặc biệt khô ráo, sạch sẽ, là con đường rộng lớn, khí khái nhất trên đảo, kể cả đám thương buôn người Tàu, Đông Doanh mỗi lần đi qua đều không khỏi xuýt xoa, càng không cần nói đến đám thổ dân chân đất mắt toét.

Bao quanh trấn là bức tường thành cao bằng 3 tầng lầu, cao lớn rắn chắc, xung quang là hào nước hộ thành sâu, cắm đầy cọc nhọn, nhìn thôi cũng đã đủ thấy dễ thủ khó công, tạo một cảm giác an toàn cho ai sống ở bên trong thành.

Bên trong thành, đường phố sạch sẽ, đều được đổ bê tông, mưa không lo lầy lội, xe ngựa đi qua rất êm, không lo sóc nảy như đường nát đá. Hai bên là vỉa hè cùng hàng cây dợp bóng mát, tiếp đến là từng dãy cửa hiệu, nhà dân, tuy quy mô chưa lớn nhưng lại rất phồn hoa, kẻ ra người vào tấp lập, hễ ai là công dân Vạn Xuân thì đều ưỡn ngực ngẩng cao đầu, tự hào lắm, có cái khí thế của dân cường quốc dù cho Vạn Xuân bây giờ còn rất nhỏ, công dân chưa đủ trăm vạn.

Một đám thổ dân mặc áo trắng, mặt đầy hình xăm mang vác nặng nề tiến vào, nào là thịt khô, da lông, rồi còn vài thứ gỗ, sơn trân kỳ quái, họ là người của một bộ lạc cách đây 7 ngày đường, vượt rừng đến buôn bán. Bước đến dưới cổng thành, dù có qua lại bao lần vẫn bị cái khí thế to lớn bàng bạc ập vào mặt, không sao thổ nổi, đúng là từ quê lên phố mà, chưa trải sự đời.

“Dẹp đường cho người ta còn đi. Nhanh. Đến đây đăng ký rồi mới được vào thành.” Một lính canh nói lớn, thu hút sự chú ý của đám thổ dân đang ngố nghiêng trước cửa thành.

“Đến đây! Mày đăng ký cho bọn tao, bọn tao đến từ bộ lạc gấu đen phía bắc, cách đây 7 ngày đường, đến đổi chút đồ dùng.” Một tên thổ dân già nhưng rắn chắc, mặt cũng đầy hình xăm, dùng thứ tiếng Việt nửa chín nửa sống nói.

Vệ binh người Việt nhanh chóng điền vào mẫu đơn, rồi đưa qua.

“Này, cầm tờ giấy này nếu bị kiểm tra thì đưa ra, người ta sẽ biết. Các ngươi cũng nên học chữ Vạn Xuân đi, nếu không làm sao biết ghi gì trên giấy, muốn tìm mua gì cũng khó, bảng hiệu cũng không đọc được.”

“Bọn tao già rồi sao mà học được mấy chữ của tụi mày.” Tên thổ dân đáp

“Đưa bọn trẻ đến học, đưa vài đứa sáng dạ đến học, sau nó về sẽ dạy lại cho người tộc mày. Ở Trúc Lâm, trẻ nhỏ được dạy học miễn phí, bọn bay chỉ lo đồ ăn cho chúng nó là được, chỗ ở cũng không cần lo, bộ lạc Diều hâu rồi Sói xám đều cho trẻ con đến học rồi đấy.”

“Thế à, để tao về bộ lạc bàn bạc lại đã.” Tên thủ lĩnh trầm ngâm.

“Ừ, nghĩ kỹ đi nhá, đi học có nhiều thứ tốt lắm, lợi cho bộ lạc của tụi mày. Vào đi, qua bảng tin, có tin tuyển quân, nhận người từ các bộ lạc, xem xem hợp ý không.”

“Được rồi, tao đi đây, cho mày mấy củ mài.” Tên thủ lĩnh đưa túi củ mài qua.

“Tao xin, biếu lại mày chút quả khô, ngon lắm, nhận đi, tâm ý của tao.”

Vệ binh đạp lễ bằng túi quả khô mới được phát, có qua có lại mới toại lòng nhau, làm tốt quan hệ với các bộ lạc, khiến họ chủ động học tập tiếng nói, chữ viết, văn hóa Vạn Xuân cũng là công tác hắn được giao. Một nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc đồng hóa dân bản địa thông qua sự vượt trội về văn hóa, kinh tế, quân sự của Vạn Xuân, khiến việc gia nhập Vạn Xuân là ước mơ và đích đến của người bản địa.

Tên thủ lĩnh nhận túi quả, cười cười rồi đi mang người vào thành.

“Chu chao, cái thứ hạt này ăn béo thật, giá có nhiều chút mang về cho thằng nhỏ thì hay.” Một tên thổ dân trẻ nói.

“Quả khô này cũng ngon, chua chua ngọt ngọt, không biết bọn này kiếm đâu ra, tao đi khắp rừng mà không sao kiếm được thứ này” Tên khác đáp

“Nghe nói mang từ phía bên kia biển đến, xa lắm”

“Chúng mày chỉ biết ăn, nhìn áo giáp với đao kiếm của tụi nó, sáng choang, chắc là sắc khỏi nói, tao mà có được một bộ thì có gặp gấu mù cũng không ngán.” Một tên cao to đen hôi nói

“Không chê nặng à, mặc thế sao chạy trong rừng được.”

“Khỏe thì lo gì, có cái áo giáp sắt kia, bị tên bắn trúng cũng không lo chết.”

“Cứ mơ đi!”

Đám thổ dân vừa đi vừa nói vào thành, không khỏi xuýt xoa trước những thứ mới mẻ như đường bê tông như phiến đá khổng lồ, nhà lầu, xe ngựa rồi các thể loại người với những phục sức khác nhau.

Bạn đang đọc Tân Phục Hưng sáng tác bởi hoangdinh2125
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi hoangdinh2125
Thời gian
Lượt đọc 66

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.