Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Bên ngoài trường thành

Tiểu thuyết gốc · 2181 chữ

Vượt qua tháp đầu người, đoàn người lại tiếp tục lên đường, không khí có phần trầm lặng hơn, không ai dám hổ báo bỗ bã như lúc trước, tháp đầu người đã dọa họ không nhẹ. Đi thêm nửa canh giờ, từ xa, có một nhóm kỵ sĩ thúc ngựa lao nhanh về phía họ, chỉ mất một lúc toán kỵ sĩ đã đến trước mặt.

“Dừng lại. Nêu tên đi, vì sao các người đi vào địa phận thành Vạn Xuân.” Tên kỵ sĩ đi đâu dừng ngựa lại hét lớn. Hắn mặc bộ giáp lụa xanh rắn chắc (dịch oa giáp, loại giáp quân Thanh hay dùng), đầu đội mũ sắt, hông đeo đao, tay cầm giáo nhọn, bên yên ngựa còn có cung tên cùng khiên, trang bị tinh xảo vô cùng. Những kỵ sĩ đi theo trang bị không hề kém cạnh, đều y như vậy, trông rất uy vũ.

“Bọn tao là tộc Tu kít, hậu duệ Thành Cát Tư Hãn đến từ thảo nguyên phía Bắc, hàng năm mùa xuân đều đến thành Vạn Xuân để trao đổi mua bán, đã đăng ký ở chỗ văn thư.” Một tên thủ lĩnh đi lên đáp lời, hắn dùng tiếng Vạn Xuân, tuy còn chưa trôi chảy, ngọng líu ngọng lô nhưng người nghe vẫn hiểu được.

“Chào mừng các ngươi đến thành Vạn Xuân. Đi đi, nhớ đừng gây chuyện. Nếu không đầu các ngươi sẽ được làm cột mốc biên giới.” Tên kỵ sĩ đáp lời, rồi dẫn người rời đi.

Bọn họ là lính biên phòng Vạn Xuân, có nhiệm vụ tuần tra canh phòng biên giới, đề phòng các thế lực tấn công bất ngờ. Việc gặp các bộ lạc du mục từ các nơi đến trao đổi là hết sức bình thường, từ đầu mùa xuân đến cuối mùa hè sẽ còn có nhiều hơn nữa các bộ lạc đến thành Vạn Xuân để trao đổi mua bán, chỉ cần không có ý đồ xấu, không gây chuyện, tất cả đều được tiếp đón nồng hậu và mua được những món hàng ưng ý.

“Bọn nó là ai đấy, trang bị thật tinh mỹ.” Một tên lính mới hỏi người bên cạnh, hắn mới gia nhập bộ lạc vào mùa đông năm ngoái, chưa đi qua thành Vạn Xuân nên không biết.

« Bọn nó là lính thủ biên của Vạn Xuân, hết sức tinh nhuệ, không thua kém bất kỳ dũng sĩ nào của thảo nguyên, trang bị tinh mỹ khỏi bàn, khéo còn tốt hơn của bọn người Hán đóng ở trường thành. » tên kia chép miệng nói, hắn thèm bộ giáp với thanh đao của bọn lính Vạn Xuân này lâu lắm rồi, khổ lỗi không có mua được, có tiền cũng không mua được, cướp lại càng khó, trước đây không ít kẻ muốn cướp, bây giờ đầu cũng khô quắt khô queo ở mốc biên giới rồi.

« Trông nó giống người thảo nguyên, sao lại là lính Vạn Xuân được nhể » tên kia tò mò

« Không phải giống, mà nó chính là người thảo nguyên. Trong quân Vạn Xuân rất nhiều lính là người thảo nguyên, nghe nói đi cướp phá người Hán, bị bắt làm nô lệ rồi bán đi, người Vạn Xuân mua lại, chọn những tên to khỏe nhất làm lính, đủ chiến công thì sẽ không phải làm nô nữa, được trở thành người Vạn Xuân. » Một tên khác đáp lời

« Không ít dũng sĩ các bộ lạc nhỏ đều đi lính cho Vạn Xuân, có bọn còn kéo cả gia đình, bộ lạc đến thành Vạn Xuân sống. »

Bọn lính ồn ào thảo luận, không ít tên nhìn đám kỵ sĩ vừa chạy đi như đang suy tư gì đó rất sâu xa. Haizzz, hồi Đại Hãn còn ở, còn làm chủ Trung Nguyên, các dũng sĩ thảo nguyên cũng trang bị không kém, cớ sao lại ra cơ sự này cơ chứ…..

Nói gì thì nói, đoàn người vẫn tiếp tục di chuyển, đi nửa ngày đường, cuối cùng thành Vạn Xuân cũng hiện ra trước mắt, xa xa là từng dãy từng dãy lều bạt, xe ngựa rồi bãi gia súc, đó đều là của các bộ lạc đến đây trao đổi mua bán. Trong cùng, gần bờ sông mới là thành Vạn Xuân, nói là thành cũng không đúng lắm, thành Vạn Xuân không giống các thành thị khác mà đám người du mục từng gặp hay cướp phá, nó không được bao bọc bởi bức tường cao dày như thành của người Hán hay Cao Ly, thành Vạn Xuân chỉ được bao quanh bởi lớp tường đất thấp, chỉ đủ phòng dã thú, không hiệu quả lắm để chống lại sự tấn công từ bên ngoài.

Khu cảng sông mới là phần quan trọng nhất, người Vạn Xuân có lẽ sẵn sàng bỏ thành để chạy đến cảng rút lui nên mới không xây tường thành kiên cố gì cả.

Cảng sông cỡ vừa, được xây bằng đá cùng thạch thủy, đủ chỗ leo đậu cho cả chục thuyền lớn cùng lúc, có nhiều cần cẩu dòng dọc để tiện cho việc bốc dỡ hàng, mặt đất quanh cảng được san bằng đổ bê tông, hết sức sạch sẽ. Án ngữ trên đường vào cảng là một pháo đài kiên cố, mang hơi hướm của các lâu đài châu Âu, dùng cho mục đích quân sự là chính. Tường đá dày nặng cao cả chục mét, nhiều lỗ châu mai, nhìn qua thôi đã thấy dễ thủ khó công, bao quanh là hào sâu ngập nước cắm đầy cọc nhọn, phía trên binh lính Vạn Xuân tuần tra 24/24.

Đám người Mông Cổ đến nơi, được cấp chỗ dừng chân thì bắt đầu dựng trại, chuẩn bị cơm tối rồi nghỉ ngơi, mai còn đi trao đổi. Sau hơn tháng đi đường vất vả, cuối cùng cũng có thể yên tâm nghỉ ngơi. Ăn tối xong, chỉ để lại chút lính gác, còn lại nằm lăn ra ngủ, ít nhất an ninh ở thành Vạn Xuân được đảm bảo, không lo bị đánh cướp bất ngờ….

Ngày hôm sau mặt trời lên cao ba thước đám người này mới tỉnh lại, tinh thần tốt hơn hôm qua rất nhiều, cả lũ bắt đầu sắm sửa quần áo, hàng hóa chuẩn bị đến khu trao đổi. Trẻ con được thả ra, chảy nhảy nô đùa khắp cả khu trại, phụ nữ rũ chăn phơi nắng rồi nấu nhanh bữa trưa để kịp lên đường.

Khu chợ trao đổi nằm cạnh tường thành, rộng hàng dặm, người ra người vào tấp lập, không khí ngập tràn mùi hôi hôi của súc vật, cùng với mùi thôi của xú uế, không có gì đẹp cả nhưng đây là trạm đầu tiên mà bất kỳ bộc lạc nào đều phải đến.. Ở đây thương nhân Vạn Xuân sẽ thu mua gia súc, thịt, lông, pho mát của họ, rồi sau đó mới có tiền để vào thành mua sắm.

Đám người du mục đến bán súc vật, da lông, thịt khô là chính cũng có cả pho mát, kẹo sữa, khổ nỗi trên thảo nguyên thiếu muối, đường càng thiếu nên cũng không ngon lành gì cho cam, mua xong về phải nấu lại thêm gia vị thì mới hợp khẩu vị của người Vạn Xuân mới bán được. Dĩ nhiên, dân du mục cũng không thiếu vàng bạc hay đủ thứ lì kì cổ quái họ cướp hay kiếm được dọc đường, nhìn chung có gì mang ra hết để đổi đồ với người Vạn Xuân.

Phía Vạn Xuân cũng không kém, hàng hóa đá dạng phong phú khỏi bàn, trà bánh điểm tâm, kẹo ngọt nhìn thôi đã chảy nước miếng, đường, muối, lương thực từng tải từng tải, đám du mục trông mà thèm, chưa kể đến các dạng dao đĩa, nồi liêu xoong chảo, thuần sắt, đối với một đám bị cấm bán, thiếu sắt đến cùng cực thì sức hấp dẫn là không thể chối cãi.

Những kẻ mới đến thành Vạn Xuân trao đổi lần đầu, hoa mắt trước muôn loại hàng hóa, đủ thứ đồ ăn, hận không thể ở luôn tại đây mà không về nữa. Trong không khí thoang thoảng mùi thơm của các quán ăn, mùi thịt nướng, mùi phở, rồi ti tỉ món khác. Nói đến thịt nướng, đám du mục ăn không ít, thịt nướng rải thêm tí muối, cùng lắm thêm được tí thảo mộc…thiếu tốn gia vị, ăn cũng được nhưng không ngon gì cho cam, thịt nướng Vạn Xuân lại là một khái niệm hoàn toàn khác, đủ thứ tiêu hồi, gia vị, mật ong, muối đường, rau củ tươi nhồi vào cho thêm phần tươi ngon,….ngửi thôi đã chảy hết cả nước miếng, đám du mục hận không thể ăn hết cả một con bò. Còn phở, món ăn quá đỗi thân quen với người Việt hiện đại được Đại Hải mang đến, hoàn toàn chinh phục người thời đại này, ngon không thể chối cãi, nước hầm xương thơm ngọt, mấy nát thịt bò chín vừa tới, rồi hành, rau thơm, tương dấm, ăn kèm với mấy cây quẩy giòn rụm…..mê mệt không đường về.

Đám trẻ con hoàn toàn gục ngã trước đủ thứ kẹo hoa quả, trời đất ơi, sống ở nơi khổ hàn phương bắc, đường là thứ gì đó quá xa xỉ, vị ngọt duy nhất chúng được hưởng là quả dại, may mắn lắm là mật ong, hoa quả nhiệt đới là thứ gì, ai biết đâu, với tình hình giao thông vận tải rồi trao đổi buôn bán, kể cả có tiền còn chưa chắc đã mua được nhưng đến thành Vạn Xuân thì khác, đường tính bằng bao tải, kẹo nhiều vô kể, hoa quả sấy khô cũng không ít, đúng là thiên đường với lũ trẻ mà, tất nhiên, muốn ăn thì cũng phải trả tiền, giá cả cũng không thấp, không gì là miễn phí cả. Chúng gần như chết chân ở mấy quán bánh ngọt, đặc biệt trước chảo bánh rán mật, nhìn chỉ muốn ôm cả sọt bánh mà chạy đi ăn mình….

Ăn uống phong phú là vậy, người Vạn Xuân mang đến gia vị đường muối nhiều vô kể, còn không hạn chết mua, dù giá cả có chát một chút thì cũng không sao cả. Quanh năm suốt tháng sống trên thảo nguyên, không có gia vị thì đời thực nhạt nhẽo, đặc biệt là hưởng qua hương vị đồ ăn Vạn Xuân rồi, lại quay về cuộc sông nhạt nhẽo ăn thịt luộc với nướng mà chỉ có tí ti muối, quả là sống không bằng chết. Bởi vậy, muối mắm, đường tiêu gia vị đắt hàng vô cùng. Trà cũng không kém, ăn thịt mãi cũng ngấy mà không có lá trà để thanh lọc cơ thể thì có mà nị đến chết, có bao nhiêu trà, các bộ lạc mua bấy nhiêu, giá cao nhưng chất lượng tốt hơn mua cả đám người Hán nhiều, dĩ nhiên rồi, tà người Hán bán cho người thảo nguyên đều là loại kém vô cùng, ấy vậy mà họ còn coi như trí bảo, khổ.

Lương thực cũng hút hàng nhưng người Vạn Xuân không trao đổi nhiều lắm vì giá không cao và dân du mục đi cướp được. Thứ họ hướng tới là đồ sắt, dao, thìa, nồi xoong,…cứ có sắt là họ thích, đặc biệt vũ khí trong các cửa hàng quân sự như đao, mũi giáo, tên, mũ sắt, thỏi sắt,….các bộ lạc tranh nhau mua, kém tí là giơ tay đánh nhau rồi,….đây là một chiến lược của Vạn Xuân hòng buff sức mạnh của dân du mục lên để nhà Minh hướng tầm nhìn về phía Bắc, tạm quên đi phương Nam cùng nhà nước Vạn Xuân non trẻ.

Hàng hóa nhiều như nước, từ đầu xuân đến đầu thu, thành Vạn Xuân luôn tấp nập, các bộ lạc, thương đội từ khắp nơi đến trao đổi hàng hóa, ai nấy đều vui mừng vì kiếm được hàng ưng ý, thương nhân Vạn Xuân cũng kiếm được đầy bồn đầy bát, dù phải trả một mức thuế khá cao nhưng không ảnh hưởng gì đến tâm trạng họ cả vì họ cũng kiếm quá đẫm, gần như đi một chuyển đủ ăn cả 3 năm, ai mà không thích, đã thế còn được nhà nước bảo trợ, về quê cũng không bị khinh bỉ, sướng không ai bằng.

Chính việc trao đổi mua bán rộng khắp này thúc đẩy các ngành sản xuất, kinh tế của Vạn Xuân ngày càng phát triển, dân chúng có của ăn của để, tầng lớp thương nhân dần lớn mạnh lên nhưng vẫn trong tầm kiểm soát của nhà nước, tạo tiềm lực cho Vạn Xuân vươn lên mạnh mẽ trong tương lai, để trở thành bá chủ của phương Nam.

Bạn đang đọc Tân Phục Hưng sáng tác bởi hoangdinh2125
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi hoangdinh2125
Thời gian
Lượt đọc 78

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.