Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

NỖI KHỔ CỦA TIỂU QUỐC VÙNG HÁN - HOÀI

Tiểu thuyết gốc · 1940 chữ

Chương 448 : NỖI KHỔ CỦA TIỂU QUỐC VÙNG HÁN - HOÀI

Lại nói, khi đang cùng bọn Hoa Hoa công tử đi dạo trong Tương Dương Trấn, Triệu Tiếu Thiên và Thiên Lang chợt nghe có tiếng người gọi, thanh âm rất quen. Cả hai nhìn nhau khẽ cười, đã biết là ai rồi, liền dừng bước đứng chờ.

Hoa Hoa công tử tủm tỉm cười nói :

- Huynh đệ đây hẳn là Bố Y Thần Toán ? Cửu ngưỡng. Cửu ngưỡng.

Người vừa gọi bọn Triệu Tiếu Thiên chính là Bố Y Thần Toán Hoàng Thắng, thường gọi Hoàng Bố Y, bởi khi mới hành tẩu giang hồ thường mặc áo vải thô (bố y), chân mang giày cỏ, tay cầm quạt lông gà, hiệu xưng Bố Y Thần Toán. Cho dù giờ đây đã phát tài, không còn mặc áo vải thô nữa, nhưng ngoại hiệu kia vẫn còn.

Bọn Linh Sơn quốc chủ Chu Linh Sơn, Đại Hòa quốc chủ Nguyên Tín cũng tươi cười chào hỏi :

- Hoàng huynh đệ. Hạnh ngộ. Hạnh ngộ.

Hoàng Thắng vội bước nhanh đến chỗ bọn họ, vòng tay đáp lễ, nhã nhặn nói :

- Không dám. Không dám. Hôm nay được gặp chư vị, thật là tam sinh hữu hạnh.

Thiên Diệp quốc chủ Akihiro Matsudaira cười hỏi :

- Quốc gia của huynh đệ đã mở mang được đến đâu rồi ? Đã có thể tấn thăng bá tước, hầu tước gì chưa ?

Nghe hỏi vậy, Hoàng Thắng sắc mặt không còn tươi tỉnh nữa, rầu rầu nói :

- Mở mang gì được nữa đâu ? Cái bọn Hán quốc điên cuồng khuếch trương, ép người quá đáng, ai không thần phục thì sẽ bị bọn chúng tiêu diệt không nương tay. Bản quốc nằm ở nơi thâm sơn cùng cốc mà bọn chúng cũng không bỏ qua. Không còn cách nào khác, ta đành phải tạm thần phục bọn chúng.

Hoa Hoa công tử nói :

- Tình trạng thê thảm quá nhỉ ?

Hoàng Thắng nghiến răng nói :

- Thời thế luân lưu chuyển. Chỉ cần thời cơ đến, ta sẽ cho bọn chúng biết thế nào mới thực sự gọi là điên cuồng.

Triệu Tiếu Thiên vỗ vai Hoàng Thắng, nói :

- Xem ra huynh đang chuẩn bị phản công phải không ?

Hoàng Thắng lắc đầu nói :

- Nói là phản công cũng không phải. Quốc lực của bản quốc so với Hán quốc chênh lệch quá lớn. Trực tiếp đối kháng chẳng khác nào lấy trứng chọi đá. Ta chỉ có thể bày mưu tính kế để họa hại bọn chúng mà thôi.

Triệu Tiếu Thiên gật gù nói :

- Mạnh dùng sức, yếu dùng kế. Cách nào cũng tốt miễn sao đạt được mục đích thì thôi.

Linh Sơn quốc chủ hỏi :

- Lẽ nào huynh đệ đã phát hiện được chuyện gì rồi ?

Hoàng Thắng nói :

- Mấy ngày gần đây tỉ lệ load lưu dân ngày càng giảm đi, theo kinh nghiệm của ta, đó là điềm báo trước thời loạn thế.

Hoa Hoa công tử mỉm cười nói :

- Thiên hạ cách cục, phân rồi hợp, hợp rồi phân.

Nghe mọi người càng nói càng đi xa, đến tận thiên hạ cách cục, Thiên Lang khe khẽ lắc đầu, rồi mỉm cười hỏi :

- Hoàng huynh có chuyện gì cần nói với chúng ta chăng ?

Triệu Tiếu Thiên khẽ vỗ trán như vừa chợt nhớ ra, nói :

- Phải đó. Hoàng huynh. Huynh gọi chúng ta lại có chuyện gì chăng ?

Hoàng Thắng vội chỉnh đốn nghi dung, lấy lại thần thái ung dung tiêu sái, nhẹ nhàng phe phẩy quạt, nói :

- Chẳng lẽ ta gặp mọi người ở đây, không thể gọi lại chuyện trò hàn huyên hay sao ?

Triệu Tiếu Thiên nhìn Hoàng Thắng từ đầu đến chân, rồi nhếch môi cười nói :

- Vô sự hiến ân cần, phi gian tức đạo.

Hoàng Thắng làm ra vẻ tức giận, nói :

- Trông ta thế này mà giống kẻ gian tà lắm hay sao ?

Triệu Tiếu Thiên cười cười nói :

- Giống lắm. Giống lắm.

Mọi người đều bật cười. Hoàng Thắng trầm ngâm một lúc, rồi khẽ thở dài nói :

- Thôi được rồi. Ta xin nói thật với mọi người. Tiểu quốc của ta bị bọn Hán quốc áp bức quá đáng, chịu không thấu. Ta đến đây cầu kiến Thiếu Quân lão đại, để thỉnh giáo xem có cách nào cải thiện tình hình hay không ? Nhưng ở đây những người như ta có đến cả trăm, ta chưa chắc có được cơ hội gặp Thiếu Quân lão đại. Mọi người cũng ở trên Lâu thuyền. Ta mong rằng mọi người tìm cơ hội giúp ta nói với Thiếu Quân lão đại một tiếng.

Triệu Tiếu Thiên hắc hắc cười nói :

- Nói thì được thôi. Nhưng huynh không có hậu tạ gì à ? Bắt chúng ta làm không công hay sao ?

Hoàng Thắng nói :

- Dù gì cũng là huynh đệ với nhau, nói chuyện tiền tài dễ làm mất cảm tình lắm.

Triệu Tiếu Thiên nói :

- Bởi vì là huynh đệ nên mới càng phải rõ ràng minh bạch. Huynh đệ minh toán trướng mà. Thà rằng mất lòng trước mà được lòng sau.

Hoàng Thắng nói :

- Thôi được rồi. Ta sợ huynh đệ quá đi. Ta hứa là sẽ có hậu tạ.

Triệu Tiếu Thiên hỏi :

- Hậu tạ thế nào ? Có “hậu” không ?

Hoàng Thắng phe phẩy quạt, nói :

- Thiên cơ bất khả lộ.

Thiên Lang khẽ cười nói :

- Được rồi. Nếu có cơ hội, chúng ta sẽ nói giúp huynh.

Hoàng Thắng cả mừng, sảng khoái vung tay nói :

- Không nên đứng giữa đường nói chuyện. Chúng ta vào Trà quán uống trà đi.

Hoa Hoa công tử lập tức khen phải, rảo bước đi trước. Mọi người liền vội theo sau, đi theo Hoa Hoa công tử đến một ngôi Trà quán ở khu vực phồn hoa nhất trấn. Dù đó là ngôi Trà quán sang trọng nhất trấn, nhưng nơi đây cũng không thể nào sánh bằng các thành thị phồn hoa như Tương Nguyên, Bình Nguyên, An Phú, Nguyên Thành.

Hoa Hoa công tử tìm một chỗ ngồi hợp ý, gọi trà nước, rồi nói với mọi người :

- Ở đây cả một Trà quán hạng sang cũng không có nữa.

Akihiro Matsudaira mỉm cười nói :

- Cứ xem như hôm nay chúng ta vi hành, “dữ dân đồng lạc” (cùng dân vui vẻ) đi.

Hoa Hoa công tử cầm chung trà lên, hướng về mọi người cười nói :

- Nơi đây phong cách bình dân, trang hoàng bình thường nhưng trà xem ra cũng không tệ nhỉ ?

Akihiro Matsudaira nhấp một ngụm trà, cười nói :

- Ở đây hẳn có trà đạo cao thủ. Dù sao nơi đây cũng là giao thông yếu đạo.

Đại Hòa quốc chủ nói :

- Ta thấy chỉ có trà ở Tương Nguyên là tuyệt hơn cả.

Linh Sơn quốc chủ nói :

- Sau khi Viêm triều suy yếu, Kinh đô Tương Nguyên đã trở thành trung tâm của các tộc phương nam. Ngay cả Viêm đô Bình Nguyên cũng không thể sánh bằng.

Tương truyền, những cư dân đầu tiên đến định cư bên bờ sông Giang (tức Trường Giang, Dương Tử Giang) tại vùng bình nguyên đất Thục (nay là Tứ Xuyên, CHND Trung Hoa), nên nền văn minh của họ còn được gọi là Văn Hóa Thục Sơn. Theo Tiến sĩ Harold Wiens trong quyển "Chinese expansion in South China" : do đã vào đất Trung Hoa theo ngọn sông Dương Tử miền nước Thục, vì thế họ cũng gọi Văn Minh Viêm Việt là Văn Hóa Thục Sơn. Do sống bên bờ sông Giang nên họ còn được gọi là Giang tộc, và vua của họ gọi là Đế Giang. Sau một thời gian phát triển, họ mở mang dần về phía trung, hạ lưu, đến đất Kinh, đất Dương. "Trung Quốc Thống Sử" của Chu Cốc Thành (người Tàu) viết : “Viêm tộc đã bước vào nước ta trước theo theo ngọn sông Dương Tử, thoạt kỳ thủy chiếm 7 tỉnh Trường Giang, rồi tỏa lên mạn bắc chiếm 6 tỉnh Hoàng Hà, cũng như tỏa xuống mạn nam chiếm 5 tỉnh Việt Giang, ...”. Họ là chủ nhân của vùng đất phía nam Hoàng Hà trong thời Thượng Cổ (người Tàu vào thời Hạ ở phía Bắc Hoàng Hà, thời Chu mở mang đến phía nam Hoàng Hà, đến thời Xuân Thu – Chiến Quốc mới mở mang đến mạn sông Hoài, mãi đến thời Tam Quốc mới đến được mạn nam sông Giang). Vị vua đầu tiên của họ được gọi là Thần Nông, định đô ở Liệt Sơn (nay thuộc Lệ Sơn trấn, Tùy huyện, Tp. Tùy Châu, tỉnh Hồ Bắc, CHND Trung Hoa, vẫn còn di tích), khi qua đời táng ở Trường Sa (nay thuộc Tp. Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, CHND Trung Hoa). Di tích Liệt Sơn Thần Nông động bao gồm 2 nơi (một nơi làm chỗ tàng trữ lương thực và dược vật, một nơi là chỗ cư trú), giữa động có bàn đá, ghế đá, bát đá và tháp đá, theo truyền thuyết là các vật dụng của Thần Nông. Liệt Sơn còn có giếng Thần Nông, nhà Thần Nông, quán Thần Nông, miếu Thần Nông là các kiến trúc cổ. Phía nam núi còn có nhà uống trà của Thần Nông, vườn hoa Thần Nông, đình Cửu Long; còn ở phía bắc núi có ao tắm của mẹ Thần Nông là An Đăng, vườn bách thảo. Phía bắc Lệ Sơn trấn còn có một tấm bia "Viêm Đế Thần Nông thị", được bảo tồn đến ngày nay. Trong “Lã Thị Xuân Thu” (呂氏春秋) có đề cập đến một số vụ bạo loạn thời Thần Nông và cho biết quyền lực của Thần Nông thị kéo dài 17 thế hệ. Viêm đô ban đầu đặt ở Liệt Sơn, sau dời đến đất Trần (nay là huyện Hoài Dương, Tp. Chu Khẩu, tỉnh Hà Nam, CHND Trung Hoa : http://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0i_D%C6%B0%C6%A1ng), rồi Khúc Phụ (nay là Tp. Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, CHND Trung Hoa). Đến khi Hữu Hùng thị nổi lên ở phương bắc, xua quân nam tiến thì lại dời đến Bình Nguyên ở bờ bắc sông Giang. Đến thời Đế Minh, Viêm triều đã suy yếu, tồn tại được chủ yếu nhờ vào sự viện trợ của Kinh triều ở phương nam. Kinh đô Tương Nguyên cũng là nơi phồn hoa nhất (một số người Việt dịch là “cánh đồng Tương”). Các vùng đất Kinh, đất Dương là nơi phát đạt nhất thời bấy giờ, đặc biệt là kỹ thuật luyện kim, đúc kiếm, làm đồ kim khí. Các thanh bảo kiếm như Trạm Lư, Ngô Câu, Thái A, Ngư Trường, ... đều được đúc ở vùng Ngô Việt (Giang Tô, Chiết Giang). Khi người Hán xuống đến phương nam, chiếm đất của Bách Việt thì kỹ thuật đúc kiếm đó cũng thất truyền. Chỉ có một số ít truyền sang Nhật Bản, bằng chứng là các thanh kiếm của người Nhật đều dài và sắc bén (trong khi kiếm của người Hán nếu quá dài sẽ rất dễ gãy).

Mọi người chuyện vãn hồi lâu, khoe khang kiến văn kiến thức. Rồi đột nhiên Hoa Hoa công tử nhìn qua cửa số, nhìn xuống dưới đường, ánh mắt lộ vẻ kinh ngạc. Mọi người đều ngạc nhiên, nhìn theo.

Bạn đang đọc 《Vương Mệnh》 sáng tác bởi ThiếtQuanÂm
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi ThiếtQuanÂm
Thời gian

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.