Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Độc Giang

Tiểu thuyết gốc · 2090 chữ

Hùng ngửa mặt lên trời để hít thở bầu không khí quang đãng của núi rừng…

Ngọn núi này thật là đẹp ghê…

Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đổi mới đất nước, các rừng cây cũng không còn được như trước, ấy thế mà khu rừng này vẫn còn được nguyên vẻ nét hoang sơ, cây cối dày, núi non sông nước gần như là tự nhiên, chưa có sự cải tạo của con người và sự can thiệp của máy móc công nghiệp…

Gió nhẹ đưa hiu hiu thổi, đâu đó xa xa nghe văng vẳng tiếng của chim chóc núi rừng, thật là một nơi đê mê ngây ngất, có ai mà ngờ được nơi đây trong quá khứ từng là chiến trường Điêu Linh, và về thời bình lại là nơi tu luyện của những thầy thuốc đông y giỏi hàng đầu?

À mà họ thích ở trên này cũng phải thôi, nếu cầu cuộc sống thanh tịnh để tu luyện như những bậc đạo sĩ thời xa xưa thì còn nơi nào phù hơp hơn nữa chứ?

Nghe nói ngọn núi này từng là nơi ở của nhiều tay thầy pháp giỏi, và họ biết cách trấn yểm Long Mạch Bùa Chú, giữ gìn Thủy Thổ nên là nhiều năm rồi mà khí nơi đây vẫn còn vượng truyền đời, đều sản sinh ra những nhân tài về học thuật…

Nghe nói ông thầy Huyền n ngoài việc là một thầy lang, ông ta còn là một thầy Pháp có tiếng trong vùng, vậy không biết anh Phúc có biết gì về mấy trò ma quỷ không nhỉ?

Hùng đi thăm thú chán chê, anh chợt dừng chân ở một nơi lạ, trông giống như một cái miếu thờ, nó được đặt ở trên cao so với vùng thoải của núi, và đường lên thì xếp bằng đá cuội, hai bên miếu là Cây Tùng trồng, có vẻ đây là nơi trang nghiêm thờ các vị thần của núi chăng?

Hùng mạnh dạn men theo các bậc đá cuối lên trên miếu, Hùng thấy bụi giăng mắc mờ phủ ở nơi cửa miếu, chứng tỏ lâu nay chẳng có người thường xuyên ra vào nhang khói cho miếu.

Hùng lại để ý thấy có hai Con Hạc chầu ở ngay lối dẫn vào cửa miếu, trên đầu mỗi Con Hạc được viết một câu gì đó nhưng bằng thứ ngôn ngữ của người xưa anh không hiểu được, rồi Hùng đẩy cánh cửa gỗ ọp ẹp đã bị bụi làm mờ phủ ra, đoạn anh từ từ bước vào trong miếu, Hùng thấy ngay những vệt sáng dài từ trên trần nhà dội xuống, anh ngước lên để quan sát… Từ nơi mái của miếu xuống có những vết thủng lỗ chỗ và vệt ngói vỡ vụn ra, khiến cho ánh sáng từ bên ngoài chiếu vào miếu, hằn lên trên các pho tượng những vệt sáng kéo dài.

Hùng bước vào trong thì chợt thấy giật mình, hai bên vách của miếu treo đầy những vật dụng và những hình thù kì dị, có vẽ hình Thần Linh, người, thú…Ở mỗi hình ảnh lại đều có lư hương để ở dưới, nhưng chẳng có hương tro gì, cũng không có tượng gì, nó đã để bỏ hoang phế từ lâu rồi chăng? Điều kì lạ là các tượng Thần Linh được vẽ trên tường, trên giấy trong miếu này tại sao nó không có vẻ uy nghi thường thấy như các đền, chùa, đình, miếu mạo thông thường, mà nó cứ có vẻ ghê ghê…Giống như là Quỷ hơn…Hay các vị thần ở đây có hình dáng kì lạ như thế chăng?

Ở bốn góc của miếu thì có gác những Cờ Lọng, Kim Kiếm, Thương Giáo như là binh khí của người xưa, cán đều bằng gỗ, còn phần binh khí thì bằng kim loại, trông giống các giá để binh khí ở các nơi điện thờ Thần Thánh Vua Chúa, nhưng đều bụi mờ giăng phủ chẳng ai lau rửa gì. Ở nơi các bức vách có cả dán giấy, có cả kê gỗ, trên đó vẽ nhiều kí tự ngoằn nghoèo như thể một dạng bùa chú của người cổ xưa…

Hùng quan sát ngay bàn thờ lớn nhất ở giữa miếu ấy, thì thấy có một bệ thờ có ba bậc, ở hai bên thấp xuống, ở giữa to và cao lên, riêng nơi bệ thờ này lại có biển tên nhưng được khắc sơ sài lên trên gỗ rồi xếp vào đó mà thôi, Hùng bước lại gần đọc cho kĩ…

Ngay nơi bục cao chính giữa của bệ thờ có ghi hàng chữ: “Vu Sơn Vương - Vu Thần”.

Nơi bệ thờ bên trái có ghi hàng chữ “Tả Tướng Quân - Đại Di Thủy Thiên Di”

Nơi bệ thờ bên phải có ghi hàng chữ “Hữu Tướng Quân - Tiểu Di Hỏa Thiên Di”.

Có lẽ đây là ba vị thần quan trọng nhất được thờ phụng ở trên núi này…

Thế nhưng điều kì lạ là nơi bục thờ Vu Sơn Vương và Tả Tướng Quân không có tượng, còn nơi bệ thờ Hữu Tướng Quân Hỏa Thiên Di thì có tượng, nhưng chẳng phải là tượng một vị tướng quân trong hình dung của một người đương thời hay như được mô tả trong sách là uy nghi, hùng dũng, mặc giáp chiến, tay cầm gươm giáo cưỡi ngựa gì đó, bức tượng thờ vị tướng quân này lại có hình thù vô cùng kì lạ…

…Đó là hình của một vị tướng có thân thể như Con Dơi nhưng to lên, có hai cánh hai bên như cánh Dơi, trên đầu có hai chiếc sừng, hai tay của tướng vuốt nhọn hoắt, tay bên trái cầm chiếc đồ hồ lửa màu đỏ, trông như đồng hồ cát, tay bên phải tướng cầm một thanh kiếm cũng sơn đỏ, trên thân lại gắn một vật gì sơn vàng, trông như Lá Bùa, phần dưới tạc không rõ hình, chỉ là một đám mây hoặc khói gì đó, đôi mắt tướng sáng rực như ngọn lửa, cả người tướng được sơn bằng màu đỏ như lửa…

…Hỏa Thiên Di…Hỏa có nghĩa là lửa…

Đây là vị Thần Lửa của ngọn núi này chăng?

Nếu vậy Thủy Thiên Di là vị Thần Nước…

Hùng gật gù tự thấy hài lòng với suy luận của mình, đoạn anh cúi lạy chào bức tượng một cái rồi lững thững quay gót bước ra ngoài gian miếu…

Nơi đây chỉ còn là tàn tích mà thôi…Như ông già kia đã nói, từ khi thầy Huyền n và người học trò cuối cùng của thầy mất do tai nạn trên núi này, ở núi không còn ai lo chăm sóc gìn giữ nữa, nhưng điều làm Hùng thấy băn khoăn trong lòng đó là nơi này là di tích lịch sử quốc gia, lại là nơi có thắng cảnh hùng vĩ thế này, vì sao chính quyền lại không quản lý hoặc cắt cử mấy ông già ăn lương trông đền giống như ở các đình chùa miếu mạo khác? Tại sao lại bỏ nó hoang phế thế này không đoái hoài gì tới, cũng chẳng phát triển du lịch gì? Tại sao việc trông giữ đền lại theo hình thức truyền đời như kiểu mấy môn phái trong kiếm hiệp Trung Hoa vậy?

…Ngọn nói đó có ma quỷ rất linh thiêng…

Lời ông già lại vang lên trong đầu Hùng…

Hay đó là lý do khiến chính quyền chẳng can thiệp đến việc tu tạo ngọn núi này chăng?

Hay việc xây dựng và tu bổ ngọn núi và ngôi miếu này gắn liền với các vụ tai nạn hoặc những điều li kì gì đó giống như vụ mấy người thợ lặn làm công việc trục vớt bảo vật ở sông Tô Lịch dạo nọ đều bị bệnh chết?

Hồi đó báo đài còn đưa tin rầm rầm mà…

Nghĩ như thế, Hùng chợt thấy khắp người gai cả lên…Đây chẳng phải là một ngọn núi hoang với nhiều sự tích ma mị hay sao?

Ông già đó có kể rằng buổi tối nhiều người du dân vẫn còn thường xuyên nhìn thấy Quỷ hiện lên, có lúc thì còn nghe được những tiếng than khóc ai oán vang vọng khắp nơi…

Nghe đâu ngày xưa chừng hai mươi năm trước, người ta còn nhìn thấy cả đầu người và cái xác người bị móc rỉa hết nội tạng, đó là cướp đi trốn nên chính quyền cũng chẳng truy cứu, người ta nói đó là bị thú rừng ăn thịt nhưng người dân xung quanh đây đều ngầm hiểu người đó bị các đệ tử Vu Sơn giết chết khi lên núi này tìm cách ăn trộm tàn tích cổ vật…Cụ thể hơn là người đệ tử đầu tiên của thầy Huyền n, tức là người sư huynh của Phúc, cũng vì việc đó mà thầy n đã đuổi anh ta đi khỏi ngọn núi này…

Đây là một mảnh đất bí hiểm chứ chẳng phải bình thường…Nó không chỉ đơn thuần là nơi cho một thầy thuốc đông y nghỉ ngơi trông coi miếu đền và hái thuốc chữa bệnh, mà nó còn có nhiều hơn thế…Những bức hình quỷ dán trong cái miếu kia không phải chính là bằng chứng rõ ràng hay sao? Chính quyền và người dân không có việc gì cũng thường chẳng bén mảng gì tới ngọn núi này, nó gần như nằm ngoài tầm quy hoạch của địa phương mà? Một người xuất thân từ ngọn núi này liệu có thể coi là một người bình thường không? Phúc liệu có dính dáng gì tới những chuyện kì lạ trên ngọn núi này không?

Hùng mải mê suy nghĩ và bước đi, anh cũng chẳng chú ý gì nhiều tới xung quanh, thế rồi chợt anh đi tới một vùng đất thoải khá vắng nằm ở giữa chừng núi, cách chỗ ngôi miếu thờ không xa, Hùng lập tức bị thu hút ngay bởi trên mảnh đất vắng trống trải ấy có một dãy một xếp ngang với nhau.

Hùng liền bước lại, anh đếm lướt qua thì thấy có cả thảy là chín ngôi mộ.

Các ngôi mộ ấy đơn sơ thôi, chỉ có nấm mồ đất và có cắm một cái bia bằng gỗ ở phía trước, trước bia gỗ là một bát hương và một cái đĩa nhựa, nhưng trên đĩa chẳng có hoa quả bánh trái gì, hương thì vẫn còn lại tàn, trông cũng mới chứng tỏ cũng mới có người thắp lên, xung quanh cỏ xanh mọc đã phủ đầy cả, không hề có lăng, chẳng có nhà che, cũng chẳng có tường rào kẽm gai bảo vệ khỏi súc vật giống như các ngôi mộ ở bãi tha ma…Ấy thế mà trên mộ rất sạch, chẳng có phân bò phân dê hay bất kì thứ rác rưởi gì…

Hùng dừng ở ngôi mộ đầu tiên…

Trên cái bia bằng gỗ ghi:

SƠ TỔ VU SƠN- HUYỀN PHI.

TÊN HÚY: TRẦN KHANG

NĂM SINH: 1253

NĂM MẤT: 1692

HƯỞNG DƯƠNG: 439 TUỔI.

Ủa cái mẹ gì thế này? Có in lộn không ta?

Hùng giật nảy cả mình, anh ngó sang cái bia mộ thứ hai…

NHỊ TỔ VU SƠN- HUYỀN CƠ

TÊN HÚY: TRỊNH NHƯ SƠN

NĂM SINH: 1678

NĂM MẤT: 1732

HƯỞNG DƯƠNG: 54 TUỔI.

À, vậy chắc in nhầm rồi…Hoặc là người ta cố tình in như thế để tăng thêm tính huyền bí ma mị của câu chuyện về các bậc Huyền Nhân trên núi này…

Đoạn Hùng đi lần lượt các bia mộ còn lại để xem tên…

Thì những bia còn lại quả nhiên theo Hùng suy luận, chính là các đời Tổ của ngọn núi kì bí này…

Những bia mộ còn lại lần lượt là bia của các vị:

Tam Tổ: Huyền Phương

Tứ Tổ: Huyền Ảnh

Ngũ Tổ: Huyền Nhạc

Lục Tổ: Huyền Trường

Thất Tổ: Huyền Ca

Bát Tổ: Huyền n.

Hùng dừng lại nơi ngôi mộ thứ tám.

Là mộ của Bát Tổ Huyền n, đây chính là thầy Huyền n đã được ông cụ kể tới, và cũng chính là người thầy lang già đã nhận và cưu mang, nuôi nấng cho bác sĩ Phúc…

BÁT TỔ VU SƠN- HUYỀN N

TÊN HÚY: NGÔ VĂN NAM

NĂM SINH: 1940

NĂM MẤT: 1993

Bạn đang đọc Tựa Độc Giang sáng tác bởi espgtrong
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi Kanolin
Thời gian
Lượt đọc 48

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.