Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Độc Giang

Tiểu thuyết gốc · 2059 chữ

Lệ trừng mắt lườm Chân Như, răng nghiến ken két, đoạn quay sang nhìn Diệu Thiện với ánh mắt bất lực van lơn cầu khẩn.

Diệu Thiện chợt mủi lòng thương nhưng ngó lại lại thấy ánh mắt nghiêm khắc của Chân Như, Chân Như ngồi tới kế bên Diệu Thiện, nhìn thẳng vào Lệ mà nói:

- Anh tôi có thể bày giúp cho phương pháp, nhưng không thể can dự vào chuyện nhà cô, bởi có điều khó nói, cô có hiểu lầm thì cũng đành chịu vậy thôi. Năm xưa anh tôi vì Trục Vong mà bị một Vong nữ bám theo, Vong nữ đó chẳng phải là Vong bình thường, mà là Vong có Căn Hàng Thánh, nay nó lúc nào cũng đi sát anh tôi, Các Thức của nó và anh ấy kiềm hãm lẫn nhau, Vong nữ ấy lại không thích để anh tôi dùng Huyền Thuật tham dự vào các chuyện thường nơi nhân thế, bởi lẽ anh ấy chẳng còn được khỏe mạnh như người thường do sự kìm hãm chuyển hóa đó, nay nếu anh ấy tham dự việc thường, làm trái ý Vong, thì sự đau khổ phải gánh chịu là không thể đong đếm, ngày xưa cũng vì việc trục Vong mà bao nhiêu người thân của anh cũng đã mất rồi, nỗi đau khổ đó theo dài lâu đến mãi về sau, khiến anh chỉ còn một mình cô độc, sự đau khổ của cô có là gì đâu.

Diệu Thiện nghe nói đến việc như thế thì thất sắc nhìn Chân Như, khuôn mặt nghiêm nghị lạnh lùng chẳng nói câu gì.

Chân Như thấy thế thì giật mình, biết mình nói lỡ, cúi đầu lặng thinh chẳng nói gì thêm.

Lệ nói:

- Tôi thực không biết những điều đó, nhưng tôi thiết nghĩ Tiên Sinh đã phải chịu qua những điều đó thì càng phải đồng cảm với nỗi đau của tôi, cớ sao thấy người bị nạn đã tới tận nơi cầu cạnh như thế mà có thể làm thinh được sao? Nếu Tiên Sinh giúp tôi qua được việc nạn này, để tôi và em tôi được bình an, cha mẹ tôi được thanh thản nơi chín suối, thì nốt phần đời còn lại của Tiên Sinh tôi sẽ lo lắng cho chẳng để phải thiếu thốn điều gì. Tôi, sẽ xoa dịu sự cô đơn mà Tiên Sinh luôn phải gánh chịu.

Chân Như nghe thế thì nhăn mặt khó chịu nói ngay:

- Cô là ai mà muốn lo lắng cho anh tôi? Cô nghĩ cứ có tiền là hay à?

Diệu Thiện nghe thế thì thở dài, khoát tay ra hiệu cho Chân Như đừng nói nữa, đoạn Tiên Sinh cảm thấy Lệ vẫn còn chấp vào chuyện tiền bạc quá, cho là tiền bạc có thể quyết định mọi thứ trên đời, liền nhân đó thuyết cho Lệ nghe về tiền bạc như sau:

- Cô đừng quá chấp vào chuyện tiền bạc nữa, sự cô đơn của tôi đã có chúng tăng, các huynh đệ cùng chia sẻ, còn về vật chất tuy tôi không có, nhưng Phật Gia cũng chẳng để tôi phải thiếu đói bữa nào, tôi cũng không có nhu cầu tiêu đến tiền. Cô nghĩ thử mà xem, dù có tiền hay không có tiền thì khi chết đi cũng chỉ còn là nắm xương khô trong mả, nào có còn mang được thứ gì, nếu chấp về tiền, dễ bị dính vào kiết sử tham lam, đó là điều mà một người tu đạo nên tránh. Quan niệm về tiền bạc trên đời nhiều vô số kể, nhưng theo tôi thì tiền bạc chỉ có hai nghĩa, thứ nhất là làm cho người ta có tiện nghi về cuộc sống, thứ hai là để xoa dịu sự bất an trong lòng. Thế nào là giữ gìn tiện nghi trong cuộc sống? Cái này còn tùy vào quan điểm của từng người, có người có nhu cầu cuộc sống cao, đi xe đẹp, ăn mặc sang, thế mới gọi là tiện nghi, nhưng có người chỉ cần ăn đủ no, mặc đủ ấm, không có xe thì đi bộ, như vậy cũng đã gọi là tiện nghi, nếu tiện nghi ít và dễ thỏa mãn bản thân, thì chỉ cần một số tiền nhỏ hoặc không cần đến tiền, vẫn có thể có được sự hạnh phúc viên mãn trong đời, tiện nghi của từng người thì chính người đó có thể tự điều chỉnh được…

…Ví như cô là tiểu thư nhà giàu, cô tiêu tiền đã quen, nếu không có tiền sẽ thấy hơi gò bó khó chịu, nhưng sau một thời gian sẽ dần quen đi và thấy an ổn thôi, ta chỉ nên dùng tiền làm phương tiện giữ tiện nghi trong cuộc sống chứ chớ có để nó thao túng điều khiển ta, Phật Gia đã từng dạy: “cái gì không có cũng không sao thì nghĩa là không thực sự cần lắm, đều có thể bỏ được.”, đó chính là tiêu chuẩn về sự tiện nghi trong Phật Gia, chỉ những cái thực sự cần có thì mới không nên bỏ mà thôi. Còn đối với điều thứ hai, tiền có thể mua được sự an tâm trong con người ta, vì sao lại thế? Khi có nhiều tiền trong người, người ta cảm giác vững tâm hơn khi đối mặt với cuộc đời, nếu cha mẹ đau ốm, con cái tai nạn, có sẵn tiền trong người người ta sẽ có cảm giác tự tin hơn, không còn phải lo lắng, nếu xét trên cương vị tôi đây, nếu thực có việc xảy ra, cũng đã có người lo liệu cho, tôi không bao giờ có cảm giác bất an trong nội tâm, nên chẳng cần tới tiền để làm gì, nhưng xét về phía cô cũng hãy nên như thế, cô nên hiểu dù con người có làm gì cũng chẳng tránh khỏi nhân quả, đó là quy luật bất biến trong đời, không thể nào sai khác được, mà nhân quả vận hành không phụ thuộc vào tiền, tiền chỉ là khái niệm nhân gian sinh ra để huyễn hoặc lẫn nhau mà thôi, đó là lý do vì sao có những người cả đời không có tiền , nhưng cuộc sống của họ vẫn chẳng bị đe dọa, bệnh tật chẳng đến với họ, đau khổ chẳng đến với họ, có nhiều người có tiền nhưng lại gặp đủ loại tai ương trong đời, nếu nghĩ được thế thì sự bất an của cô sẽ dần bị loại bỏ.

Vậy mới biết được tri kiến thức của Tiên Sinh Diệu Thiện thật là rộng lớn, đoạn Diệu Thiện quay sang Chân Như mà răn dạy:

- Vì quan niệm về sự tiện nghi của mỗi người là không giống nhau, và nội tâm của từng người cũng biến hóa khác nhau, nên thế giới quan, cách nhìn nhận của từng người đều chẳng giống nhau, do đó em cũng chẳng nên nói những lời khắt khe ép đặt đối với vị thí chủ này. Cái gì mình thấy không đúng, thấy người ta sai thì mình dùng lời nói cho người ta hiểu là đủ, còn nếu người ta không hiểu thì mình không nên nói chuyện tiếp nữa là được, đừng có trì triết người khác, bởi họ đâu có nhìn sự việc theo góc nhìn của em, nên họ đâu có thấy điều em nói đúng là cũng đúng? Những tranh luận về nhân sinh thì chẳng có đúng hoặc sai, chỉ có sự đồng ý kiến hoặc không mà thôi, em hãy nhớ cho kĩ.

Chân Như lặng lẽ cúi đầu nói “ dạ” một tiếng, Lệ cũng cúi đầu ghi nhớ những lời anh dậy, đoạn Diệu Thiện nói:

- Thầy tôi từng dạy rằng trước khi làm việc đạo thì phải tìm hiểu sâu xa bản chất, thuộc tính của nó, từ đó mới tìm được ra hướng đối trị đúng, nay theo như sức học bình sinh của tôi biết được, thì sông Tô Lịch xưa nay vẫn nổi tiếng là con sông bị Yểm, Quỷ Thần ở sông đó hành động theo Lệnh của phương Bắc, nên có thói truy cùng giết tận, chẳng thể nói thuyết mà họ hiểu được, chắc cô chưa biết chứ tôi cũng đã vì cô mà cố thử rồi, thế nhưng sông ấy là thủy mạch của nước Nam, do đó mà tuy bị người Bắc Yểm lên thao túng, nhưng vẫn phải vận hành theo các phép tắc quy luật của trời Nam, Phật Gia không tham gia cai quản những nơi như thế, nên tôi chẳng thể giúp được, nếu tôi giúp vào là bị phạm vào, chưa nói đến việc các thần lực của Phật Gia không bảo vệ được cho tôi, các thế lực bên ngoài cùng hãm hại vào thân tôi, mà chỉ nói đến việc Vong Thánh Cô Kinh Tâm trong cơ thể tôi không cho làm, là tôi đã gặp vô cùng chướng ngại rồi. Tôi không thể làm được chứ chẳng phải là tôi thấy chết mà không cứu, mong cô rất hiểu cho tôi…

Lệ nghe đến đấy thì tủi thân thở dài, nước mắt rơi lã chã trên khuôn mặt, anh là người cô nghĩ đến đầu tiên khi cha mẹ cô qua đời, nay anh đã từ chối cô như thế, cô còn biết nói gì nữa đây…

Đoạn Lệ rút trong túi ra một cái túi đỏ, trong có một lá Bùa màu vàng, đặt lên bàn rồi nói:

- Làm phiền anh nhiều rồi, nay lá Bùa này của anh viết cho, mẹ em luôn gìn giữ, nhưng mẹ em mất rồi, em xin gửi trả cho anh để tránh hệ lụy cho anh về sau. Xin chào anh.

Nói rồi đứng dậy lặng lẽ bước đi.

Chân Như và Diệu Thiện nhìn thấy thì đều buồn, sự hiềm khích ác cảm của Chân Như cũng chợt tiêu tan khi nhìn cô lủi thủi ra về, Diệu Thiện thì chẳng cầm được lòng, cứ ngồi ngây ra lưỡng lự chần chừ, nếu là anh của năm năm trước, anh chẳng ngần ngại gì mà theo cô đến cùng, nhưng hiện giờ anh đã trải qua quá nhiều biến cố, mất mát cũng nhiều, thương đau cũng nhiều, kiến thức cũng đã nhiều lên, anh biết nếu cố làm những việc ngoài khả năng thì sẽ chuốc lấy tai ương cho mình và những người xung quanh…

Nhưng khoan đã…Tại sao vô lý thế? Tại sao bà Huệ mang lá Bùa này bên mình mà vẫn còn bị Yêu Ma lôi xuống sông được? Huyền Thuật của Diệu Thiện nằm trong Bồ Tát Đạo, Quỷ Thần Kim Giang không thể nào dùng phép xuyên qua lá Bùa này được, trừ khi chúng phải phá Bùa đi trước, mà nay lá Bùa vẫn còn nguyên dạng ở đây…Thật là phi lý…

Diệu Thiện đứng bật dậy cầm lá Bùa chạy theo, Chân Như cũng vội vàng chạy theo ngay.

Diệu Thiện chạy lại gọi to, Lệ dừng lại quay lại chờ đợi, Diệu Thiện chạy đến, giơ lá Bùa lên hỏi:

- Bùa này tìm thấy bên người mẹ cô hay sao? Tại sao nước sông lại không ngấm qua túi vải được?

Lệ nói:

- Không phải, em tìm thấy Bùa này trên bàn thờ của ba em.

Diệu Thiện nghe thế thì giật mình kinh sợ…Quỷ Thần đã vượt qua được Bùa mà thao túng hành vi của bà Huệ hay sao? Hay là bà ta đã có giao kèo với Quỷ Thần mà tự bỏ Bùa ra khỏi người, giao kèo đó là gì?

Rồi sực nghĩ ra, Diệu Thiện mở ngay cái túi đỏ ra, bên trong có một lá Bùa vàng, ngoài lá Bùa ra vẫn còn có một mảnh giấy nhớ, Diệu Thiện mở ra xem thì trong đó chỉ ghi ngắn gọn:

- Con gái à, mẹ để lá Bùa này cho con, con hãy luôn giữ nó bên mình, nếu em Long có điều gì xấu, con hãy đến tìm vị Tiên Sinh vẽ Bùa, xin đi theo Tiên Sinh ấy nương nhờ cửa phật, thì mới tránh được cái chết…

Bạn đang đọc Tựa Độc Giang sáng tác bởi espgtrong
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi Kanolin
Thời gian
Lượt thích 1
Lượt đọc 24

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.