Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Nội lực nhà họ Hoàng

Phiên bản Dịch · 1682 chữ

Một trăm người không phải là nhiều, nhưng sự tình lớn như quân đội tư nhân, hắn cũng nên bàn tính lại với họ Bàng và họ Hoàng một phen.

Hôn lễ của Phỉ Tiềm được tổ chức trên núi Lộc, đến hôm nay cũng vừa lúc hai vợ chồng về thăm nhà bố mẹ. Hắn quyết định cùng Hoàng Nguyệt Anh quay về biệt viện nhà họ Hoàng, kể cho Hoàng Thừa Ngạn toàn bộ quá trình bàn giao mũi tiễn. Sau đó Phỉ Tiềm giải thích:

“Bẩm nhạc phụ, theo con thấy nhà họ Thái đang lo lắng con mượn cơ hội này chen chân vào chính trị Tương Dương, chia bớt lợi ích gia tộc nên muốn ném đá dò đường.

Hai là họ Thái thiện về luyện binh, mà những cái khác chúng ta không thiếu, chỉ yếu về khoản hành quân đánh trận.

Thứ ba, nhà họ Thái cố ý công khai việc tuyển quân đội tư nhân, có vẻ như họ đang muốn gợi ý điều gì đó…”

Hoàng Thừa Ngạn nhẹ gật đầu, thoáng chút đăm chiêu nói:

“Con rể à, con nói vậy cũng có chút đạo lý, dù sao nhà họ Thái thông gia với Trương Bá thận, họ lấy được tin tức trong triều nhanh hơn chúng ta một bước là chuyện bình thường. Như vậy hàm ý của nhà họ Thái chính là…”

“Cần tự nuôi binh để phòng ngừa loạn thế!”

Phỉ Tiềm tiếp lời, còn Hoàng Thừa Ngạn im lặng thở dài.

Vào thời cổ đại, tin tức truyền đạt rất khó khan, cho nên có rất nhiều chuyện ai biết trước sẽ có lợi ích lớn hơn số đông còn lại. Giống như nhà họ Thái có quan hệ trong triều nên tin tức nhanh nhạy hơn các gia tộc khác, tất nhiên họ sẽ chuẩn bị kĩ lưỡng hơn rất nhiều. Đồng thời nhà họ Thái làm đến mức này tức là họ vẫn coi trọng tình nghĩa bao năm với họ Bàng và họ Hoàng, củ cà rốt lần này khá chất lượng.

Đương nhiên nếu như Phỉ Tiềm ngu ngốc không thể nhận ra ám chỉ của nhà họ Thái, vậy thì tất nhiên gia tộc sẽ gạch tên hắn ra khỏi danh sách những người có thể hợp tác, chỉ đối đãi với Phỉ Tiềm như một kẻ ăn may gặp được sư phụ tốt.

Trong mắt giới quý tộc, thế giới chỉ giúp đỡ kẻ mạnh, không có chuyện kẻ mạnh phải làm nghĩa vụ bảo vệ kẻ yếu. Về điểm này tất cả thế gia đều giống nhau, cực lì lạnh lùng vô cảm. Con cháu thế gia chẳng khác nào mô hình kim tự tháp, người giỏi sẽ nắm giữ vị trí cao trong tộc, gánh vác chức trách đưa ra định hướng để gia tộc phát triển, dẫn dắt gia tộc tiến lên. Ngược lại những kẻ làng nhàng phải phụ thuộc vào nó, hưởng thụ các phúc lợi do gia tộc mang lại, đồng thời phải bỏ ra mọi thứ kể cả sinh mạng để hiến dâng.

“Tốt lắm, nhà họ Hoàng cũng cần phải chuẩn bị. Nguyệt Anh, con lập tức quay về phòng của ta, đem chiếc hộp làm bằng dây leo trên tầng đầu tiên của giá sách ra đây.”

Hoàng Thừa Ngạn trầm ngâm nửa ngày rồi mở miệng phân phó. Lát sau Hoàng Nguyệt Anh cầm một chiếc hộp bằng dây leo khá tinh xảo nhưng trông cũ kỹ đặt lên trên bàn. Hoàng Thừa Ngạn dùng hai tay vuốt ve vỏ hộp, ánh mắt xa xăm nhờ về những ngày xưa cũ, hồi lâu sau lão mới thở dài rồi chậm rãi mở nắp hộp, lại tháo lớp lụa phủ bên trên, để lộ ra quyển sách hơi ngả màu.

Hoàng Thừa Ngạn sắp xếp gọn gàng sách trên bàn và bảo Phỉ Tiềm:

“Đây là bảo vật trấn tộc của nhà họ Hoàng, ghi chép về binh khí, áo giáo, công trình quân sự. Hôm nay thiên hạ sắp loạn, con rể cứ cầm lấy, mai này có chỗ cần dùng…”

Phỉ Tiềm cung kính tiếp nhận, lật ra xem xét, càng xem càng cảm thấy kinh hãi. Quả nhiên nhà họ Hoàng xứng với cái danh thế gia luyện kim, lại sở hữu ghi chép liên quan đến vũ khí ở trình độ cao như vậy. Ví dụ như [binh thư], từ mũi tên đến đao kiếm, thương kích đều được viết rất chi tiết, từ cách rèn cho đến việc sử dụng chất liệu nào sẽ đạt hiệu quả ra sao.

Cụ thể, hạng mục thương kích có viết:

“Thương chia làm chín bậc, cách chế tạo gồm thân bằng gỗ, lưỡi thép ở đầu thương và cán sắt ở đáy.

Thương của kỵ binh nên gắn thêm hai lưỡi móc hoặc một móc đơn ngoặc ngược hông cạnh đầu giáo.

Thương cho bộ binh phải thẳng và dài hơn, thân được làm bằng gỗ thông hoặc gỗ cây mỏ quạ…

Tam Tiên Thương (vũ khí của Dương Tiễn) là loại hình đặc biệt, lưỡi thép chia thành bốn ngạnh nhọn, dùng loại thép cứng không uốn cong được…

Phi thương là loại thương hình thoi, xuất xứ từ các bộ lạc ở miền Nam, trong vài chục bước kẻ nào bị ném trúng sẽ gục ngã…

Rào chắn kị binh, tức Cự Mã thương, cấu tạo bằng tre, gồm ba hàng chữ X được kết nối bằng thanh sắt ngang, phần đầu được lắp lưỡi thép nhọn. Hàng rào được sử dụng trước cổng thành hoặc doanh trại để phòng thủ, hoặc đặt trong các khu vực địa hình hẹp để cản tốc độ di chuyển…”

Ủa, rào chắn kị binh cũng được tính là thương? Thế thì dễ rồi, nếu sách gộp các hạng mục lại cho đơn giản, Phỉ Tiềm sẽ chẳng tốn nhiều thời gian để học thuộc.

Thật là khiến người ta sợ hãi thán phục, có thể nói ai lấy được những quyển sách này liền có thể biết hết cách chế tạo các loại vũ khí lạnh thời bây giờ, nên biết ngoài quy trình sản xuất ra, nguyên vật liệu cũng là thứ khiến rất nhiều thợ thủ công đau đầu. Hoàng Thừa Ngạn thở dài:

“Từ rất lâu trước kia, thuật luyện kim của nhà họ Hoàng được bắt nguồn từ nhà họ Mặc…”

Thì ra là thế! Hèn gì Hoàng Thừa Ngạn biết được Phỉ Tiềm có một quyển sách đứt đoạn của Hàn Phi tử, lão lập tức cuống hết cả lên, bởi vì Hàn Phi tử là học trò của Mặc Tử. Nhà họ Mặc thời Xuân Thu Chiến Quốc cực kì hiển hách, số lượng thành viên đông đảo, xem như một gia tộc mạnh ngang cỡ một quốc gia nhỏ, thậm chí có thể can thiệp sâu vào chính trị và quân sự, điển hình là ngăn cản chiến tranh Tống Sở.

Số là Sở Huệ Vương (488 – 432TCN) muốn mở chiến dịch đánh Tống mở rộng lãnh thổ nhằm tranh giành bá chủ với Việt Vương Câu Tiễn sau khi đánh bại Phù Sai. Mặc Tử khi ấy nghe tin, lập tức đi đến gặp Huệ Vương, tranh luận với Công Thâu Ban – một thợ thủ công nổi tiếng thời đó, chiến thắng luôn, ép Huệ Vương phải từ bỏ chiến dịch.

Nhà họ Mặc là một tổ chức nghiêm mật, nội bộ đoàn kết, tư tưởng “kiêm ái” (yêu thương bình đẳng) truyền bá rộng rãi. Thậm chí lúc ấy Mạnh Tử từng nói:

“Lời của Dương Chu, Mặc Địch tràn lan thiên hạ... Những kẻ nói đạo trong thiên hạ thời nay không theo họ Dương thì theo họ Mặc.”

Ý Mạnh Tử đang nói về hai học thuyết nổi tiếng, một là Dương Chu tức Cư Tử, học trò của Lão Tử với thuyết Vi Ngã(vì bản thân, quý trọng bản thân), hai chính là nhà họ Mặc.

Học thuyết kiêm ái cực thịnh một thời cuối cùng bởi vì quá khác biệt với chủ trương của nhà Tần nên đã bị Tần Thủy Hoàng chèn ép, mãi cho đến thời Hán mới dần dần suy tàn, trở thành một môn học ẩn thế.

Ba quyển sách nơi đây đều là từ cổ đại truyền thừa xuống, lại trải qua chú thích cải tiến từ rất nhiều thế hệ nhà họ Hoàng, đến đời Hoàng Thừa Ngạn đã vô cùng hoàn chỉnh, chẳng khác nào một quyển khoa học chiến tranh toàn thư.

Thứ này giống hệt [Lục Thao] của Bàng Đức Công, thuộc loại bảo bối áp đáy hòm, Hoàng Thừa Ngạn nguyện ý lấy ra cũng coi như lão sẵn lòng đầu tư vào tiền đồ của Phỉ Tiềm. Tất nhiên thân phận con rể cũng là một nhân tố quan trọng. Dù sao thời Hán đặt nặng huyết thống và quan hệ trong gia tộc, người không có phận sự căn bản không có bất kỳ người nào thèm quan tâm.

Vì vậy nhân lúc nhà họ Thái cấp cho Phỉ Tiềm một trăm lính tư nhân, mặc dù lúc này họ vẫn tập luyện trong đại doanh Tương Dương, nhưng về sau chắc chắn Phỉ Tiềm phải tự mình cung cấp toàn bộ vũ khí áo giáp, cho nên Hoàng Thừa Ngạn lấy ra để Phỉ Tiềm sớm chuẩn bị.

Khi Phỉ Tiềm đọc đến phần [Giáp Thư], hắn khẽ nhíu mày, trong sách ghi lại hầu hết đều là những loại áo giáp đơn giản như nón sắt hoặc giáp ngực, đọc từ đầu đến cuối đều không thấy hướng dẫn làm giáp lưới chứ đừng nói loại giáp phiến – được ghép từ nhiều phiếu kim loại cho hiệp sĩ trung cổ.

Phỉ Tiềm lại suy nghĩ một chút, kể cả lúc ở Lạc Dương lẫn lúc đến Tương Dương, phần lớn binh sĩ đều mặc giáp da phổ thông hoặc giáp ngực. Chẳng lẽ thời nay giáp phiến vẫn chưa được phát minh?

Bạn đang đọc Quỷ Tam Quốc [bản dịch] của Mã Nguyệt Hầu Niên
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi kimsa
Phiên bản Dịch
Thời gian
Lượt đọc 33

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.